[Apply experience]_Lân - A believer in luck (Part 2). Please help to share and tag your friends
Điểm 7: Phỏng vấn với trường - Mr. and Miss "thân thiện" có làm nên chuyện!
Đây là phần các trường cố gắng làm cho đỡ căng thẳng, nhưng theo tôi nó quan trọng vì những năm gần đây không một thí sinh nào được chấp nhận lại bị bỏ qua phần PV. Tôi được "waive" PV với Kellogg vòng 1, nhưng sau khi Adcom "review" bài xong thì mời PV qua điện thoại. Ít nhất là họ muốn biết giọng nói của người mà họ tuyển là ai chứ. Các bạn cứ chuẩn bị "đối phó" !
1. Phỏng vấn trực tiếp với alumni, Adcom, sinh viên năm 2.
Không cần nhắc lại những "việc nhà" trước khi vào PV như là đi sớm chuẩn bị resume...vv. cái này khi nhận được email PV họ sẽ có lời khuyên.
"Khúc dạo đầu" trông giống PV xin việc làm, cũng dựa vào tiêu chí tuyển chọn "vẻ bề ngoài". Ngày nay, các trường muốn thấy SV của họ thành công trong các lĩnh vực mà "vẻ bề ngoài" đóng 1 phần không nhỏ vào sự thành công. "Vẻ bề ngoài" hoàn toàn khác với "đẹp". Bạn không cần phải "tốt mã," nhưng trông dễ nhìn, gần gũi, gây thiện cảm bởi cái nhìn đầu tiên. Nhưng có những người trông không có duyên, nhưng khi nói chuyện thì bạn không dứt ra được - rất lôi cuốn (do đó còn tùy). Nhưng theo kinh nghiệm tuyển dụng của tôi cũng được gần 1 năm, tôi sẽ quan sát "đập vào mắt tôi" xem anh này, chị này "có dễ nhìn không". Nhưng điểm quan trọng lắm là sự "chín chắn". Cái này mới thực sự quan trong của tiêu chí MBA đây. Chẵng ai muốn tuyển 1 người "nhí nhố".
Dù bạn có chuẩn bị kĩ đến đâu thì một vài sự cố nhỏ vẫn thường xảy ra. Bạn phải bình tĩnh xử lí để không bị xem là "trẻ con". Lúc tôi được mời PV với alumni của Darden, tôi đã chuẩn bị CV rất kĩ tối trước đó. Tôi đã gửi CV update 2 ngày trước đó và confirm ngày giờ. và hy vọng họ sẽ có 1 bản copy. Nhưng khi in thì đợi đến 10:00 sáng mới in (sợ còn chỉnh sửa). Trời, tự nhiên mực in làm đen hai bên mép tờ giấy. Trông không "Pro" tí nào, đến lúc này tôi cứ cầm theo vì 11:00 tôi có PV.
Đến nơi, tôi xin lỗi "chỉ 1 lần duy nhất." Tôi không "rối rít như đứa trẻ" cũng hớt lờ cái chuyện mực đen 2 mép. Nhưng nghĩ thầm phen này nếu họ mà cho rớt thì cũng có cớ. Dù bất kì 1 lỗi nhỏ đến đâu cũng thể hiện tính không chuyên nghiệp trong khâu chuẩn bị. Rất dễ bị đánh giá. Nhưng bạn nên bắt đầu 1 câu chuyện khác ngay để "che đậy nhẹ nhàng" khuyết điểm. Nhưng nói trước, có những người họ coi trọng hình thức lắm. Và có thể bạn "phải trả giá" ...
Phỏng vấn với alumni thường là cơ hội cho bạn giải bày. Họ thường không đọc qua hồ sơ của bạn bao giờ (trừ Harvard và Stanford) số còn lại phần lớn là "blind interview". Bạn đừng "tấn công" bằng khả năng Anh ngữ của mình "thao thao bất tuyệt". Xin xem thêm bài nói chuyện của Admission Director của Harvard trên BW. Chuẩn bị kỹ sẽ làm "khổ". Đúng, họ không muốn thấy bạn chuẩn bị ra một tời giấy rồi "đọc lời thoại". Bạn chỉ chuẩn bị những ý ra tời giấy, những câu chuyện muốn nói. Càng kiểm nhiều câu chuyện càng tốt. Lỡ mà có run thì còn nhớ lấy 1 câu chuyện. nNhưng nhớ rằng những câu chuyện "bịa" sẽ cho bạn "bài học đau thương" Vì sao ư? Vì họ sẽ PV như thế này bằng "simulation method" :
Nếu bạn lỡ "bịa"
- Bạn tự làm chủ 1 cửa hàng sách lúc còn là SV năm 3. Bạn sẽ bị "chất vấn"
Bạn bỏ vốn bao nhiêu? Hùn hạp với ai? Vì sao lại "phá sản"? Đền bù cái gì cho người bạn của bạn?... Nói chung, những interviewer đã được "luyện" trước khi PV. Họ rất rành. Và họ quan sát thái độ của bạn khi trả lời. Chân thật bày tỏ vẫn hơn. Chỉ cần "cheating" 1 chuyện là xong cái hồ sơ của bạn.
Thêm nữa, họ rất thích nghe "failure" của bạn lúc kinh doanh. Chẳng có gì là xấu cả nếu bạn tự làm chủ 1 của hàng và "phá sản". Người Mỹ rấ thích mạo hiểm.
Dù không đọc "transcript" nhưng chuẩn bị là cần thiết nên kiền người bạn để "mock". Tôi cũng đã thực tập "mock" với 1 bạn ở Singapre. Rất ấn tượng về profile của bạn này. Speaking cũng giỏi hơn tôi nữa.... vv Như thế, có khi bạn lại kết bạn được.
Tóm lại, tự nhiên , tạo câu chuyện, cuốn hút đối tượng, dẫn dắt vào những cách bạn xử lí vấn đề... Nếu ngườii ta thích bạn có khi PV sẽ trên 2 tiếng!
Nói chung PV trực tiếp toàn gặp câu hỏi khó. Nhưng vài ấn tượng tốt ban đầu giúp bạn được họ "strongly recommend" là lợi thế. Nên nhớ, dù PV tốt đến đâu, không có nghĩa là bạn đã đậu. PV đơn giản chỉ là 1 data point.
Đừng hỏi "Anh ơi, cho em biết kết quả em PV thế nào hả?". (Oh, con bé này hay nhỉ). Trông bạn quá là trẻ con, thiếu tự tin vào bản thân, chưa đọc kĩ sách "hướng dẫn"... Họ thường rất "positive" bằng những câu "very good" "good" liên tục, nhưng có thể bạn rất "ẹ".
Tránh những cạm bẫy trong PV.....
Nói vậy thôi chứ các trường chả thèm đánh bẫy bạn làm gì. Họ đơn giản là người phỏng vấn chỉ "tò mò" muốn biết năm nay bạn nộp hồ sơ cho mấy trường. Thế thôi! Nhưng bạn sẽ làm cho lớn chuyện nếu:
Đôi khi cuối buổi phỏng vấn (không phải tất cả các trường, chỉ 1 số người PV muốn hỏi thêm và tôi tin rằng chẳng có trong tài liệu hướng dẫn phỏng vấn các trường). "Thế năm nay em nộp mấy trường nào?" Lúc này bạn thấy họ quá thân thiện nên chẳng "ý tứ " gì cả. "Đốp" luôn. Năm nay em nộp Harvard và Wharton ạ và còn liệt kê một lúc cả 5, 6 trường phía sau. Bạn tưởng rằng sẽ gây ấn tượng cho "anh ấy" nhưng không. Nhầm rồi. Lúc này anh ấy mới có suy nghĩ bạn thật sự "chẳng có chút gì là tha thiết với trường anh ấy cả". Đơn giản bạn nộp vào Boston để back-up thôi! Rớt hết thì học cũng được. Bạn sẽ bị "phê" vào. "Tôi thấy A rất giỏi nhưng A thật sự không thích hợp lắm với môi trường thân thiện của Boston University, một ngôi trường mang tính cộng đồng cao". Kết quả, bạn sẽ chẳng đậu vào Harvard mà cũng chẳng đậu vào Boston!
Thứ nhất, bạn chẳng có định hướng cụ thể. Nộp vào 5 trường là đã bị cho là "choáng" rồi. Đằng này nộp đơn lại rải như bom B-52. Các trường đều muốn thấy sinh viên tha thiết học trường mình vì có những điểm nổi bật mà không đâu có được. Thứ hai, là dạo này các trường đều muốn "yield" của họ cao, không ai muốn trường mình bị cho là trường back-up cả.
Bạn nên giải quyết thế nào đây? Tôi vẫn đi theo hướng chân thật, nhưng không liệt kê hết. Bạn chỉ nói rằng năm nay em nộp thêm 2 trường có "cùng nhóm" với trường bạn đang PV và 1 trường dưới "cơ" trường bạn PV. Để cho thấy rằng bạn không quá tự tin nộp chỉ 1 trường của họ (đôi khi họ nghĩ ban đang giấu diếm...vv) và có thấy bạn không coi trường của họ là trường back-up.Thế bắt đầu họ hỏi thêm một chút xíu về sự lựa chọn của bạn. Bạn nên nói sự riêng biệt không đâu có được, nhưng hãy tìm các ý mới mà "đừng có nhiều SV đã áp dụng rồi nghe rất chán. Các trường đều có những điểm mạnh và họ đáng tự hào về điều này:
Mở ngoặc nói thêm: Ví dụ tôi có consider trường Vanderbilt và Winscosin Mandison là hai trường đã lâu tôi đã từng nghe đến. WM thì bạn phải nên biết rằng trường có định hướng cụ thể cho sinh viên ngay từ lúc nộp đơn. Nếu bạn chưa biết sẽ làm gì ngay sau tốt nghiệp thì đừng nộp. Đọc application essay bạn cũng thấy trường này chỉ hỏi "short-term goal". Trường có chuyên ngành market research và các hẳn một viện nghiên cứu giúp SV ra trường làm việc, tỉ lệ có job thuộc vào hàng top...vv Bạn nên đề cập đến những điều này vì đây là "niềm tự hào". Vanderbilt lại là trường nổi tiếng với Finance (cực kì nổi tiếng) và có 1 văn hóa ca nhạc vào chiều thứ 6 (nếu như tôi không nhầm). Vậy thì bạn nên tìm hiểu kĩ những nét đặc trưng từng trường mà bạn định nộp vào. Bạn thật sự yêu thích những môi trường, sự riêng biệt chứ không phải lấy ranking ra để "hù" PV viên.
Khôn khéo trong cách trả lời, cẩn thận, chững chạc giúp bạn suy nghĩ mình nên ứng xử như thế nào. Dù sao họ - những người PV- đã từng học ở đây hoặc từng làm ở ngôi trường này. Tất cả họ rất tự hào về điều này!
(to be continued)
Search
boston university ranking 在 Boston University - Facebook 的推薦與評價
Boston University, profile picture ... A slew of impressive rankings, from #11 in Times Higher Education's Global Employability Ranking to #39 nationally in ... ... <看更多>