女子滑板發展較慢,但現役名將Sablone和Bufoni後繼有人。
The first time I saw Momiji or Rayssa or several of the younger girls, for so long, the female scene, especially the competition scene … wasn’t moving as quickly as it has in the last two years,” Sablone said. “The level has been remarkable to see. The second I saw them two years ago when they were 11 or 12 or whatever, I knew what was happening.
I was like, ‘We’re finally here.’ Female skateboarders have reached the critical mass. There’s enough now that there will be prodigies and they’re here, and they’re going to show the other girls and the world what’s possible.”
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「counterculture」的推薦目錄:
- 關於counterculture 在 許文昌 Man-cheong Facebook 的最佳貼文
- 關於counterculture 在 Facebook 的精選貼文
- 關於counterculture 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
- 關於counterculture 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最佳貼文
- 關於counterculture 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
- 關於counterculture 在 大象中醫 Youtube 的精選貼文
- 關於counterculture 在 Cultures, Subcultures, and Countercultures: Crash Course 的評價
counterculture 在 Facebook 的精選貼文
BELLA POARCH, TIKTOK-ER, ALITA, TOMIE... BÌNH MỚI RƯỢU CŨ.
Những hiện tượng từ trên mạng xã hội (Facebook, Instagram và giờ đây là Tiktok) đang dần trở thành một thế lực đáng gờm của ngành giải trí và ảnh hưởng không hề nhỏ tới giới trẻ. Từ nghe gì - ăn gì - xem gì và dĩ nhiên rồi : cả mặc gì nữa. Với nội dung sáng tạo đa dạng ( Nghĩa là 1 ý tưởng gốc sau đó sao y bản chính, tam sao thất bản thì chúng ta có những content creator vô cùng sáng tạo), nội dung hấp dẫn và đặc biệt là "Direct - trực tiếp" tới người xem. Tiktok trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của giới trẻ hiện nay. Nó giải trí, nó dễ dàng tiếp thu không cần phải quá suy nghĩ hay động não nhiều. Như món gà chiên, khoai tây chiên ăn liền hợp khẩu vị - nhanh, ngon - Tiktok đã giúp rất nhiều người một bước trở thành ngôi sao, thành người ảnh hưởng. Việc Tiktoker ảnh hưởng tới giới trẻ như thế nào - thì chúng ta không cần phải nói nhỉ. Và thời trang cũng thế, ở Việt Nam hay nước ngoài - không hiếm những Tiktoker đang ngày đêm đưa những outfits và lời khuyên về thời trang cho lượng người theo dõi khổng lồ của họ.
(Đó là tài năng nhé, chứ nhạt như nước ốc ai mà thèm xem. Cái này các bạn phải công nhận chứ không thể chối bỏ được).
Nhưng thứ thời trang đó... liệu có mới hay chỉ là Bình mới Rượu cũ?
Tất nhiên, Tiktoker không phải hầu hết là những người quá đam mê hay sành thời trang như những người có chuyên môn trên các nền tảng học thuật chuyên sâu khác. Họ sử dụng thời trang như 1 công cụ để thu hút, để tạo điểm khác biệt và theo content mà họ đã xây dựng. Thời trang trên nền tảng này cũng rất đa dạng - Thượng vàng hạ cảm, đẹp cũng có - hài hước cũng có mà "dở khóc dở cười" cũng có. Và nếu bạn nào muốn tìm hiểu sâu hơn về thời trang thì nên tìm hiểu những nguồn khác và coi Tiktok như 1 nơi để các bạn tham khảo và chủ yếu là giải trí mà thôi.
Không khá khó để thấy được những kiểu models nữ dáng người nhỏ nhắn nhưng vòng nào ra vòng nấy, với cách ăn mặc thời trang "Dị thường" (Theo lời nhận xét của những người xem) với khuôn mặt kiểu Baby Asian, hoặc nếu không Baby Asian thì sẽ make-up sang thiên hướng một chút anime, một chút manga, một chút e-girl. Hiện tượng Bella Proach cũng có thể xem 1 ví dụ nhỏ ở case này. Nhưng nhìn Bella Poarch làm mình không thể không liên tưởng tới Hatsune Miku với kiểu búi tóc hai bên đặc trưng. Hatsune Miku là 1 "Virtual Idol" - "Thần tượng ảo" nổi tiếng rất lâu và có số có má trong thế giới 4.0 này.
Vậy cái rượu cũ này từ đâu ra?
Các bạn sẽ thấy nhiều điểm tương đồng khi chúng ta quay lại thời điểm 20 năm trước. Những năm 2000-2001-2002, giới trẻ lúc đó (Là Gen Y bây giờ) đón nhận một cú chuyển biến văn hóa mang tên Y2K. Y2K giống như 1 cú "đổi mình" đầy ngạc nhiên với thế hệ trước y chang Gen Z bây giờ vậy. Táo bạo hơn, khó đoán hơn, trippin' hơn, bóng loáng và đầy sự dụ dỗ - gợi cảm - phóng khoáng hơn. Y2K cho thấy một viễn cảnh "Trái đất đậm tương lai và hậu tận thế", một loài người phụ thuộc và yêu thích công nghệ bậc cao và những thứ ảnh hưởng tới thời trang.
Sự kiện Y2K gần như tương đồng với 2020-2021 vì Y2K là 1 mốc đánh dấu về 1 "Trái đất diệt vong khi những con số 99 trở về 00" thì 2020 - loài người đón nhận đại dịch. Con người phải ở nhà và không có gì khác là kiếm niềm vui từ Internet, từ công nghệ số - màn hình điện thoại và những phần mềm giải trí. Đó là điểm tương đồng giữa Y2K và Gen Z bây giờ.
CounterCulture và Anti-fashion là những gì tiêu biểu mà Y2K thay đổi thế giới lúc đó. Giới trẻ lúc đó nổi loạn không khác gì Gen Z - à mà đúng hơn là Gen Z giờ giống các bậc tiền bối ngay xưa. Sống trong những tiêu chuẩn nề nếp, những định mức phải có của thời trang - Nam nên mặc này, nữ nên mặc này. Haute Couture/Tailor/Casual đã khiến Y2k gen phát ngán và họ bùng nổ với mọi thứ họ có thể bị ảnh hưởng. Y2K phản ánh mạnh mẽ nhiều nhất về tác động của văn hóa mạng lên trên thời trang của mỗi con người ở đó.
Chúng ta sẽ thấy những concepts liên quan đến vũ trụ, đến futuristic, những bộ quần áo phi hành gia bóng loáng (Metalic) - những phần dây bám sát vào cơ thể. Những ý tưởng đến từ phòng labs thí nghiệm, những bộ quần áo phi hành gia về một thế giới viễn tưởng. Những sự bóp méo của thế giới, của robots. Nhưng không hẳn là màu đen tối u buồn mà là Màu sắc rực rỡ đậm tính ảo ma Canada, của thế giới ảo (Nếu bạn nào xem Ready Player One hoặc Blade Runner 2049 thì kiểu tương tự như vậy ấy). Bên cạnh đó, cơ thể phụ nữ được "thổi phồng" lên mức "ngập tràn sức sống" với sự tối đa những bộ đồ latex, những đường vải bám sát vào da thịt và khoe rõ vòng 1 - eo và vòng 3. Mặc dù những hình ảnh xuất hiện thường bị cố tình làm "Méo mó" và mất "Cân đối theo tỉ lệ thông thường" - nhưng nó vẫn đảm bảo về viêc nữ nhân vô cùng gợi cảm và các vòng phải lộ rõ ra.
Và đó là các bạn đã thấy quá nhiều điểm giống nhau tại thời điểm hiện nay.
Như Y2k - người ta đưa Anime/Manga lên một tầm mới vì tại thế giới của truyện tranh - của phim hoạt hình không có rào cản của thực tế và trí tưởng tượng được bay xa. Muốn gì được nấy, muốn bay thì bay, muốn bơi thì bơi cùng các khả năng siêu nhiên - Con người là giống loài chí tôn. Thì thời nay cũng thế, bị ảnh hưởng đặc thù của Internet - con người sẽ lại tìm kiếm về nguồn cảm hứng từ các nhân vật áo, những nhân vật truyện tranh nổi tiếng và cosplay lại. Mà cosplay thì để khác biệt thì thêm 1 chút phụ kiện nhưng đa phần là các bạn sẽ thấy những phiên bản khác nhau của Alita - Thiên thần chiến binh, của Tomie - Cô gái đa diện của Junji Itto.. ngập tràn trên mạng xã hội. Cái hay của Tiktok là khiến cho người ta có cảm giác điều khiển được không gian - thời gian và bản thân mình trong phạm vi một chiếc màn hình nhỏ bé. Cơ bản là bình tuy mới nhưng rượu vẫn cũ.
Ở một thời gian mà sự mong chờ về một thế giới tương lai tươi sáng và tránh sự buồn chán thường thấy của một thế giới hậu đại dịch - Tiktok là 1 case tiêu biểu cho việc Y2K vẫn đang tác động tới giới trẻ như thế nào và thời trang tiếp tục thực hiện cái vòng lặp khó hiểu của mình.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
counterculture 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
ANTI-WAR IN FASHION/ TINH THẦN PHẢN CHIẾN TRANH.
[Hay người ta nói là Protest Fashion cũng được]
Bóng đen của chiến tranh lại che phủ miền đất đã xảy ra tranh chấp ngay từ ngày mình còn nhỏ xíu. Đó là Trung Đông, là miền đất của tôn giáo – thành Jerusalem, cái nôi của rất nhiều đức tin trên thế giới bây giờ. Đó là cuộc chiến trường kì giữa Palestine và Isarel. Vì đây là vấn đề nhạy cảm và cực kì phức tạp, ai cũng chiến đấu vì một lợi ích và lòng tin nào đó nên mình sẽ không nên viết.
Nhưng có một mối liên hệ chặt chẽ giữa Việt Nam của chúng ta và một trong những văn hóa đại chúng, một trong những chuyển biến trong tư tưởng thời trang của thế hệ thanh niên nước ngoài trước đó, và cũng liên quan đến chủ đề mình nói. “Tinh thần phản chiến tranh trong thời trang”. Như nhiều bạn cũng biết và mình có bài viết về nó – Đó là “Phong trào và văn hóa Hippie”.
(Xin lưu ý rằng: Vấn đề lịch sử là một điểm vô cùng nhạy cảm. Trong bài viết nếu có gì sai sót xin người đọc chỉnh sửa và lượng thứ cho việc này).
Chiến tranh là điều không phải ai cũng muốn, đau thương – tang tóc và chúng sinh lầm than. Vietnam War hay chiến tranh Việt Nam là tiêu điểm của thế giới khi người Việt kiên cường bất khuất dành lại độc lập cho dân tộc và Mĩ đang sa lầy vào khu vực Đông Dương. Kể cả Việt Nam hay Mĩ thì những con số thương vong về người là vô cùng lớn. Những năm 1960 là thời kì biến động lớn về kinh tế, văn hóa, tiến bộ xã hội và phát triển nghệ thuật.
Có ai đó nói rằng “ Cát chết sẽ là sự khởi đầu mới” và nó bao trùm cả nghệ thuật. Như cái chết Đen – căn bệnh Dịch Hạch đã tàn phá khối Châu Âu suốt thể kỉ 13-14 đã mở đầu cho giai đoạn Phục Hưng, một trong những mốc son chói lọi của văn hóa nghệ thuật Nhân Loại. Thì giai đoạn thập niên 1960, khi chiến tranh Việt Nam lên tới mức đỉnh điểm nhất thì ngay tại nước Mĩ – những vết nứt và tinh thần phản chiến tranh cũng nổ ra.
Sự phẫn nộ ngày càng gia tăng khi mà giới trẻ Mỹ ngày càng nhận thức được những gì mà chính phủ đang sa lầy, tiêu tốn vì cuộc chiến tranh phi nghĩa. Bên cạnh đó, vấn đề về giai cấp giàu – nghèo, vấn đề về tiếng nói của phụ nữ và sự phân biệt chủng tộc đã góp phần thúc đầy sự phản văn hóa (Counter culture). Tại Mỹ, khi mà Làn sóng Nữ Quyền thứ hai (Second Wave of Feminism) và phong trào Dân Quyền (The Civil Rights) bùng nổ mạnh mẽ và thu hút rất nhiều thanh niên đã tạo ra 1 kẽ hở lớn để thế hệ trẻ thể hiện bản thân. Và nó được bùng phát ra nghệ thuật, mở đầu cho 1 kỉ nguyên mới. Đó là Free Love, Rock and Roll and DIY/Hippie Fashion.
Tuy nhiên, thế là chưa đủ. Cần một sự thống nhất giữa một thập niên đầy sự bất ổn trong kinh tế và chính trị. Lúc đó, nước Mĩ đón nhận nhiều thứ trải dài qua nhiều năm – như Khủng Hoảng Tháng 10 tại Cuba (Cuban Missile Crisis) là cuộc đối đầu giữa Liên Xô – Cuba và Hoa Kỳ nổ ra vào 10/1962, vụ ám sát mục sư (Nhà hoạt động nhân quyền chống phân biệt chủng tộc) Martin Luther King Jr vào ngày 4/4/1968 nối tiếp theo cái chết đầy căng thẳng của Tổng Thống Mỹ John F. Kennedy vào ngày 22/12/1963 đã tạo nên một “Chảo lửa” với tinh thần của người dân xứ sở Cờ Hoa. Tất cả mọi người đã mệt mỏi và họ chán ghét chiến tranh, giọt nước làm tràn ly đó và điểm chốt cho mọi phong trào văn hóa được tập trung cho sự phản đối bắt đầu từ chính nước Mĩ và lan ra toàn thế giới. The Anti – Vietnam War movement – Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam.
Truyền thông Mỹ lúc đó không ngừng đưa ra những hiện thực bạo lực của cuộc chiến tranh này với sự góp sức của các phóng viên đầy dũng cảm, với những hình ảnh tàn khốc với con số thương vong của người Việt và người Mĩ ngày càng tăng. Xin lỗi các bạn nhưng để đúng với quan điểm, Người Mĩ lo cho người Mĩ trước khi cảm thương cho người Việt. Cuộc chiến tranh Việt Nam huy động rất nhiều thanh niên Mĩ bước tới “Rừng thiêng, nước độc” của người Việt và rất nhiều người nằm xuống. Để giải quyết vấn đề thiếu hụt về quân số, chính phủ Mỹ đưa ra một dự thảo chọn “Ngẫu nhiên” thông qua một thứ gọi là Selective Service System (Hệ thống Dịch vụ chọn lọc). Nôm na rằng, dựa vào hệ thống này thì những thanh niên có thu nhập thấp, trình độ học vấn thấp, những người không thể trả tiền cho các phí Chính Phú sẽ được huy động đi lính. Đây được xem là 1 hành vi phân biệt đối xử và nó dẫn đến sự phản kháng nặng nề từ tàng lớp Thanh Niên vì hòa bình và phản chiến tranh.
Và thế là..
Các cuộc biểu tình chống chiến tranh nổ ra khắp ở mọi nơi trên nước Mĩ, đặc biệt là ở các khu vực được xem là cái nôi của văn hóa “Hippie” như San Francisco, New York và Chicago. “Make Love Not War” cùng với biểu tượng Hòa Bình (Logo hình tròn với 3 đường bên trong mà các bạn hãy kêu là của Gdragon ấy) nhanh trong trở thành châm ngôn và hình ảnh phổ biến bậc nhất. Hàng ngàn người đã đổ xô tới các thành phố lớn để bày tỏ thái độ bất bình và yêu cầu chấm dứt chiến tranh vô nghĩa tại Việt Nam với sự ngã xuống của nhiều người vô tội.
Đa phần những người tham dự biểu tình là những người nằm trong văn hóa hippy nên cách họ ăn mặc, thời trang của họ. Thứ thời trang không “hợp” thời đại (Tính tại thời điểm đó nhé) đã trở thành bộ mặt của phong trào phản chiến. Và từ đó, hippie gắn liền với thông điệp Hòa Bình, Anti-war và nhân rộng toàn thế giới, từ bình dân đến sang trọng, từ những cửa hàng bán đồ cũ cho tới các thương hiệu thời trang lớn.
Thời trang đương thời lúc đó, chú trọng vào Haute Couture và sự sang trọng. Mà sự sang trọng gắn liền với giai cấp giàu nghèo. “Kẻ có tiền mới có thể theo đuổi thời trang” – Tư duy ấu trĩ này bám sát vào tầng lớp trung lưu và thượng lưu của Mỹ. (Có thể đúng nếu thêm hai chữ cao cấp vào, theo quan điểm của mình). Thì thế hệ thanh niên trẻ theo phong trào Hippie lại theo chủ nghĩa “Ôn hòa” hơn như thế. Họ pha trộn được văn hóa Phương tây và tinh thần của Đông Á. “Sà Cân tạo ra ảo giác, nụ cười và hòa bình” (Không cổ súy việc sử dụng chất kích thích nhe mọi người) nhưng nó lại liên quan mật thiết đến việc “Free in Fashion” (Tự do thời trang).
Những bộ quần áo chỉnh tề của những năm 50 bị loại bỏ. Thay vào đó là một quy tắc “Bất quy tắc” trong việc ăn mặc, thay màu đen bằng một màu sắc tươi sáng, đậm chất ảo giác (Mình không biết nói sao nhưng tiêu biểu là Tiedye) và phóng khoáng của Bohemian. Tịa đây, các hoa văn đặc trưng của Á, Ấn như Paisley phát triển rực rỡ. Các phụ kiện bằng bạc, những dấu ấn của thiên nhiên như lông chim, móng động vật và Navajo Culture (Văn hóa bản địa của một trong những bộ tộc được công nhận lớn nhất nhì Mĩ, tập trung tại Arizona, Utah và New Mexico) được sử dụng. Nó là niềm cảm hứng dạt dào cho Kapital, Visvim hay là Goro's.
Trong thời điểm này, rào cản là không có. Thanh thiếu niên hướng tới sự “Phi giới tính” nhiều hơn. Hình bóng Phụ nữ trở nên mạnh mẽ hơn và tự do hơn. Tại sao phụ nữ phải bắt buộc trang điểm, tại sao phụ nữ phải để trải chuốt để theo một hình bóng, một tiêu chuẩn được sắp đặt của xã hội? Không bị bó buộc vào các kiểu quần áo may sẵn và che kín thân thể, sự thoải mái được ưu tiên bằng những chiếc đầm maxi, váy chữ A được tùy biến theo sự custome của mỗi người (Phong trào DIY). “Anything Goes” – Tiêu chí “Mọi thứ đều làm nên thời trang”, miễn là nó không phải là chuẩn mực xã hội. Thậm chí đối với một sô người, Hippie hay gì đó không quan trọng, thời trang không quan trọng – giá trị của con người mới là quan trọng.
Trong suốt các cuộc biểu tình, sự tự do, phóng khoáng với loose style của những người Hippies trong counterculture (Phản văn hóa) đã quyện cùng với phong tràn phản chiến tranh.
Một sự kiện vô cùng nổi tiếng khác với phong trào phản chiến và liên quan đến thời trang đó chính là “CHIẾC BĂNG TAY MÀU ĐEN”. Năm 1965, năm học sinh trung học đã đeo băng tay đen đến trường để phản đối chiến tranh Việt Nam. Nước Mĩ có niềm tự hào của họ và ngay lập thức – 05 học sinh này bị bắt buộc phải tháo băng ra nhưng họ từ chối và dẫn tới hậu quả là Đình chỉ học. Điều này đã dẫn tới một trong những vụ kiện đầy nổi tiếng và hình tượng sau này. The Supreme Court Tinker v. Des Moines – Tại đây, Tòa án tối cao đã phán quyết hành vi đình chỉ học là vi phạm Quyền trẻ em (Đã sửa đổ), tạo ra một tiền lệ cho quyền tự do thể hiện quan điểm chính trị thông qua thời trang tại nước Mĩ.
Tất nhiên, sự thất bại của Mĩ tại Việt Nam không đến từ 1 yếu tố mà nhiều điểm cùng tác động vào. Thất bại trên nhiều mặt trận và áp lực từ dư luận, từ Ủy Ban LHQ và những người yêu hòa bình trên toàn thế giới đã khiến chính phủ Mĩ phải kí vào Hiệp định Paris vào ngày 27/1 năm 1973 – chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam với hành động cụ thể là quân đội Mỹ sẽ rút ra khỏi Việt Nam và công nhận độc lập của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Bây giờ, chúng ta có thể thấy rõ ràng Anti-war fashion hay Protest Fashion ngày càng phổ biến hơn với các phong trào chính trị đặc biệt. Trong diễn biến chiến tranh và các quy mô của sự phân biệt chủng tộc vẫn còn đó thì những chiếc hoodie, những chiếc áo in #Blacklivesmatter, #TheFutureisFemale ... Với sự phát triển của Internet và mạng xã hội thì các nội dung sẽ được truyền tải rộng hơn, nhiều hơn nhưng sức mạnh trực tiếp và quy mô nhất thì vẫn phải nói tới Phong trào phản chiến tại Việt Nam với sự bùng nổ của Hippie. Nói không ngoa, nó đã đặt nền móng cho sự thể hiện tinh thần tự do lên thời trang, cho sự cá nhân/thể hiện bản thân.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
counterculture 在 Cultures, Subcultures, and Countercultures: Crash Course 的推薦與評價
... <看更多>