Suy nghĩ: “Tôi sẽ không bao giờ mặc món đồ này nữa – vì nó đã xuất hiện trên Facebook, Instagram rồi”và tâm lý sử dụng Thời trang bền vững.
Có lẽ trường hợp này khá phổ biến hiện nay – khi mà hình ảnh trên mạng xã hội được dùng làm thước đo để đánh giá một con người, các nam thanh nữ tú xây dựng profile của mình trên các nền tảng mạng xã hội. Như mình đã nói, thứ thể hiện rõ nhất và được quan tâm nhất đó chính là gì? Là “Vẻ bề ngoài” – bao gồm “Khuôn mặt” – “Thời trang”. Đó là khi bạn mặc cái gì hịn hịn hay phong cách thay đổi liên tục, nghĩa là bạn là một người “Fancy”, một người “Đẹp đẽ” trong mắt người khác.
Và đó sẽ dẫn tới nguyên nhân của việc có những câu hỏi “Nên hay không có một phong cách hay thay đổi nhiều phong cách mới là thời trang?” “Em cảm thấy quần áo của em thật buồn tẻ”..
Quay trở lại thói quen sử dụng thời trang - Mỗi outfit của họ thường chỉ xuất hiện 1 lần trên IG, FB và sẽ không xuất hiện trên đó bao giờ một lần nào nữa, không nói chuyện tới liên quan tới các công việc như Influecers – K.O.Ls – Seeders. Bài viết đang nói đến các chủ nghĩa cá nhân nhiều hơn. “Consumerism”, thói quen mua hàng nhiều qua mức cần thiết của xã hội hiện nay, đặc biệt là gen Z – khiến tủ đồ của mọi người đang trở nên “over” và “thừa thãi” để trở thành một miếng bánh béo bở cho fast fashion và các hãng thời trang ăn liền.
Mình cũng đã trải qua giai đoạn này rồi . Đã có lúc mình từng là 1 con chiên ngoan đạo của “Hypebeast”, là kẻ phục tùng tuyệt đối của “Xu hướng”. Tiêu biểu khi mua 1 chiếc áo Bape, 1 chiếc tee Supreme hay vớ của Vetements, tần suất xuất hiện của các items đó trên IG của mình thời điểm đó chắc chỉ đếm được 1 -2 lần. Tâm lí lúc đó sẽ là như thế này :
“Người ta theo dõi mình vì mình có những sản phẩm mới nhất, độc nhất và tính trên cộng đồng chắc chỉ 1 -2 cái. Nếu mình cứ mặc đi mặc lại hoài, người ta lại kêu mình lỗi thời lại bỏ mẹ”.
“Ui zời, mình là Trí Minh Lê nhó. Mà đã là Trí Minh Lê thì ai lại đời đi mặc đồ cũ, đồ kia quá 3 lần. Thế sao gọi nà Trí Minh Nê.”
Cũng giống như bao người khác, tuổi trẻ “Hypebeast” rởm của mình bồng bột – điều này khiến vòng đời của một sản phẩm trong tủ đồ không bao giờ cao và tất nhiên, mình không thể trải nghiệm đủ được những cái hay của sản phẩm đó. Tuy nhiên, khi tìm hiêu và cảm thấy nó vượt qua nhu cầu thực sự của mình, những chiếc áo graphic đơn giản chỉ mang trên mình thương hiệu “Hyped” đã không thể thỏa mãn được sự tò mò của mình. Mình đã cảm thấy việc này thật “buồn tẻ” và còn nhiều thứ khác để tìm hiểu hơn nữa.
Đầu tiên – mình nhắm tới chất lượng và không phải là số lượng.
Mình dần dần xa rời các hãng thời trang ăn liền như H&M và Zara, các brands bị hyped quá đáng như ASSC, BAPE (Not Nigo) và các sản phẩm overrated và too much popular của Supreme. Mình cảm thấy rằng $200 cho 1 chiếc tee bình thường là không hiệu quả - với số tiền đó, mình bắt đầu tìm hiểu những hãng ít người biết hơn, nhưng chất liệu vượt trội và cao hơn rất nhiều. Nhiều thương hiệu đến từ Nhật Bản, Canada như WTAPS, Norse Project hay DeluxeJP.. đều không phải là những thương hiệu quá nổi tiếng – nhưng mình cảm nhận được vải – chất liệu và kĩ thuật may của họ đều rất tỉ mỉ và mình thực sự enjoy sản phẩm đó và mặc trong thời gian dài mà không vấn đề này.
Bên cạnh đó, “Saving for the Best” nghĩa là “Dành tiền cho thứ tốt nhất”. Cái quan niệm “Đắt xắt ra miếng” “Đồ thiết kế càng chuyên nghiệp thì giá trị không hề rẻ”. Cho nên việc giảm bớt thói quen mua sắm vô độ để dành một khoản tiền lớn hơn cho các sản phẩm chất lượng hơn và “Không thể bị lỗi thời ít nhất trong 2 -3 mùa”. Hoặc nếu nói trắng ra là nếu mình biết cách phối đồ và am hiểu về nó thì nó sẽ luôn có một giá trị nhất định trong tủ đồ của mình.
Để làm được điều đó tất nhiên không phải khơi khơi mà bạ cái gì mua đó được. Mình đã biết rằng mình đã thích điều gì và thương hiệu nào phù hợp với mình. Cho nên quyết định mua hàng cũng phải đắn đo rất nhiều. Nhiều khi tiết kiệm được bao nhiêu lại có việc sử dụng khác nên số quần áo mình sở hữu cứ ít đi dần. Nhưng thứ nào mình đã có, chắc chắn là bền và sử dụng được trong khoảng thời gian dài.
Có một logic là : Các hãng thời trang ăn liền hoặc fast-fashion, họ sẽ phải sản xuất đồ nhanh nhất và nhiều nhất trong thời gian có thể để thỏa mãn được những con chiên ngoan đạo như mình nên sự chăm chút về design, chất liệu vải sẽ bị bỏ qua hoặc xem nhẹ để xúc đẩy quá trình asap. Đó là 1 cách, cách thứ hai là về chất lượng thiết kế - chất xám mà các fashion designer nghĩ ra không thể nào ra nhanh được. Quá trình xây dựng, design, chọn chất liệu..etc đòi hỏi một khoảng thời gian khá dài nên nhiều hãng fast -fashion rút gọn bằng các cách khác nhau. 1 là “Thó ý tưởng từ các thương hiệu lớn”, 2 là “Làm những món đồ basic”. Tuy nhiên, basic thì lại không đảm bảo được tính thời trang cho nên “Lấy cảm hứng từ các thương hiệu nổi tiếng và bán với giá tốt” là 1 phương án khả thi nhất.
Các hãng ít nổi tiếng hơn, họ cách các season của họ trong 1 khoảng thời gian dài vừa đủ để có thể nghiên cứu và ứng dụng những mẫu vải và công nghệ mới nhất. Và mình đảm bảo – số tiền mà bạn bỏ ra vì chất lượng có thể cao hơn chút đỉnh nhưng rẻ hơn giá resellers đưa ra, và món đồ cực kì bền, theo bạn cả 1 thời gian dài mà không hề hấn gì.
Mindset
Bạn – như mình – phải thay đổi mindset “Mặc đồ cũ thì xấu hổ”. Có nghĩa là bạn phải tự nhận ra mình ăn mặc vì thời trang của riêng mình hay vì 1 cộng đồng hay cá nhân khen chê nào khác, thứ thời trang bạn đang theo đuổi là gì? Là vì sở thích hay vì số đông. Nếu vì số đông thì bạn không cần đọc nữa đâu.
Còn nếu không, chúng ta phải vứt bỏ đi sự xấu hổ “vô cmn lý” đó để “đúc kết” được gu của mình. Thiên hạ chê cười? kệ mẹ, họ có cho mình cái gì thực tế không. Bạn bè dè bỉu? thôi đ**, bỏ bạn đi là vừa. Bạn mặc là tiền của bạn (hay tiền của gia đình bạn) họ có quyền quyết định chăng. Mặc lại một item đã xuất hiện trước đó không phải là bạn lỗi thời mà là bạn thể hiện một sự sáng tạo và khả năng mix and match đồ vô cùng cực của mình. Nếu là một người thực sự thích thời trang, người ta nhìn bạn – sẽ nể bạn hơn vì chỉ với 1 -2 items nhưng mỗi hình ảnh bạn post lên social là hoàn tới mới, chứng tỏ bạn phải có một lượng kiến thức và am hiểu cơ thể mình mới có thể làm được điều như vậy.
Và tất nhiên, việc bạn hạn chế mua đồ vô tội vạ vì 1 lí do vớ vẩn như trên thì sẽ đến 1 lúc bạn nhận ra mình có nhiều thứ để làm hơn là chỉ đi mua đồ hàng ngày.
Đừng sợ hãi vì thiên hạ, quan trọng là cho bạn.
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有231部Youtube影片,追蹤數超過3萬的網紅Bloome Channel,也在其Youtube影片中提到,10月のlookbookです〜🍂! 最近涼しくなってきてすっかり秋ですね☺️ と思いきや夏の様に暑い日もあったり😵笑 ということで朝晩の気温差に対応できるコーディネートが満載です👏 今回も1ヶ月分なので、合計31コーデになっております🌝🍂 毎月楽しみにしてくださってありがとうございます! また...
「h&m basic」的推薦目錄:
- 關於h&m basic 在 Facebook 的精選貼文
- 關於h&m basic 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
- 關於h&m basic 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於h&m basic 在 Bloome Channel Youtube 的最佳解答
- 關於h&m basic 在 げんじ_womens Youtube 的精選貼文
- 關於h&m basic 在 げんじ_womens Youtube 的精選貼文
- 關於h&m basic 在 H&M Haul - BASIC, Everyday outfits - YouTube 的評價
- 關於h&m basic 在 26 Basic and Extremely Versatile H&M Fall Capsule Wardrobes 的評價
- 關於h&m basic 在 Kerapac HM Basic Guide - PvM Encyclopedia 的評價
- 關於h&m basic 在 H&M - 3 for 2 Kids organic cotton basics! Mix and match... 的評價
h&m basic 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
Thời trang Việt lép vế trước đại gia ngoại - Đúng nhưng không đúng
Dựa trên bài viết cùng tiêu đề ở mục "Kinh doanh" trên kênh báo chính thống VNexpress.net (Nên các bạn không thể nào cho rằng là báo lá cải đưa thông tin không đầy đủ nhé). Bài viết được soạn và viết bởi tác giả "Anh Minh". Trong bài viết nêu lên rõ bật một quan điểm là "Thời trang Việt đang thua kém những thương hiệu quốc tế" (Như tiêu đề) được dựa trên báo cáo vừa được công bố bởi 1 VIRAC (Vietnam Industry Research and Cosultancy - Công ty nghiên cứu thị trường và nghiên cứu ngành tại Việt Nam). Tất nhiên là với uy tín của kênh báo và công ty trên, mức độ tin tưởng là khá cao nhưng đối với mình - một thằng ngụp lặn trong thế giới streetwear đủ để hiểu thị trường hiện tại. Có nhiều điểm mình thấy "Đúng nhưng không đúng" ở thị trường hiện tại.
Link bài viết : https://vnexpress.net/thoi-trang-viet-lep-ve-truoc-dai-gia-ngoai-4275612.html
Mới vào đầu bài, tác giả đã khẳng định một điều là : "Sự đổ bộ của nhiều thương hiệu nước ngoài đã đẩy ngành thời trang nội vốn chỉ có thị phần nhỏ giờ càng thu hẹp hơn".
Sau đó, tác giả đưa ra dẫn chứng là báo cáo của Virac đánh giá là thời trang Việt vẫn còn xa lạ với bản đồ thế giới hoặc trong khu vực dù Việt Nam nằm trong top đầu xuất khẩu hàng dệt may. Chúng ta nghiêng về gia công, xuất khẩu dưới tên các thương hiệu nước ngoài.
(Các bạn xem thêm phần đầu)
Mình không đồng tình điểm này. Thời trang Việt không hề xa lạ với bản đồ thế giới - ít nhất là với cộng đồng trẻ, lực lượng nòng cốt của thị trường tiêu dùng thời trang trong 5 đến 10 năm nữa. Nguyễn Công Trí được xướng danh rất nhiều với các bản thiết kế mang âm hưởng Việt Nam tới các celebs/người nổi tiếng hạng A+ toàn cầu như Rihanna, Beyonce và mới gần đây là nhóm nhạc nữ quyền lực bậc nhất thế giới Black Pink. Sự xuất hiện của Rosé trong chiếc đầm của NTK Công Trí đã được lên các trang báo thời trang hàng đầu thế giới (Và trước đó nữa) nên không ít thì nhiều, người ta cũng biết về 1 chữ Việt Nam thời trang.
Bên cạnh đó, rappers/artist nổi tiếng thế giới như Migos, Lil Nas X cũng từng xuất hiện với sản phẩm của Vaegabond - 1 thương hiệu thời trang đến từ Việt Nam. Hình ảnh Việt Nam cũng xuất hiện trên các brands nổi tiếng hiện tại của Nhật Bản như Wacko Maria Việt Nam Jacket hay mới đây thôi - Kapital tung ra bộ lookbook được chụp tại Việt Nam với những hình ảnh gần gũi với từng con người máu đỏ da vàng. Nên mình cho rằng, đó không phải là "quá xa lạ" như bài viết đề cập.
Còn ở quy mô khu vực thì ngành khác mình không biết nhưng về mảng thời trang và đặc biệt là thời trang đường phố - mình vỗ ngực tự hào về Việt Nam top 1 rank SEA. Vì đã từng đi các nước như Thái Lan, Singapore hay Malaysia - mình thấy streetwear ở đó rất đơn giản và hầu hết người mặc là mặc theo các brandname nổi tiếng chứ không có 1 thị trường local fashion phong phú như ở Việt Nam. Xa lạ có thể ở đây là do khác biệt về văn hóa, về phong thái ăn mặc nên rõ ràng chẳng việc gì thương hiệu Việt chấp nhận "rủi ro" sang thị trường khu vực đầu tư cả. (Mô hình PESTLE đúng không nhỉ?)
Có "Lép vế trên sân nhà" là chỉ những thương hiệu có tên tuổi, có chỗ đứng nhưng xin phép các cô, các chú, các bác đầu ngành. Cháu xin được chỉ trích "Một trong những lí do lép vế trên sân nhà là do các bác quá bảo thủ trong việc thiết. Lạc hậu, không hợp thời". Những thương hiệu Việt mà bài viết nêu tên như Việt Tiến, May 10, Biti's... làm sao có thể cạnh tranh nổi với các thương hiệu nước ngoài luôn cập nhật xu hướng và phục vụ đối tượng chi tiền nhiều nhất cho thời trang là "Giới trẻ". Những "Việt Tiến", "May 10" hào hùng năm nào nhưng đó chỉ là quá khứ khi mà giới công sở ngày nay ăn mặc khác, thiết kế khác, hiện đại hơn và nhu cầu cũng khác xưa nữa. Ngày xưa, một bộ vest/suit có thể mặc cả năm trời nên người ta có thể bỏ 1 số tiền lớn để đầu tư. Bây giờ, đâu thể đóng nguyên năm với 1 màu mà cần đa dạng nên đó là lí do vì sao những thương hiệu thời trang văn phòng nam sau này như Owen lại phát triển mạnh mẽ lên và vượt mặt những ông trùm được. Điểm mạnh của các bác là có quy mô sản xuất nền nếp, có khả năng tài chính cao nên những thương hiệu lớn lại "yên bề gia thất" với việc gia công cho các thương hiệu nước ngoài mà bỏ quên việc "Tái định hình thương hiệu".
Đơn cử như là Biti's, trước khi có sự đổi mới vào năm 2017 thì Biti's có lẽ sẽ đi vào lối mòn của những thương hiệu kể trên. Nhưng cú bứt phá mang tên Biti's Hunter đã đảo ngược dòng thành công khi thay đổi thiết kế, tiếp cận giới trẻ và giờ đây tại thị trường Việt Nam - Biti's không hề ngán bất kỳ những tay chơi nước ngoài nào và tham vọng của hãng giày là ra tầm quốc tế. Vậy "Lép vế so với thương hiệu ngoại" là do các bác không chịu thay đổi chứ chúng cháu tân tiến mà chẳng thua kém gì bọn nước ngoài đâu các bác ạ.
MỘT ĐIỂM ĐÚNG TRONG BÀI LÀ:
Xu hướng kinh doanh tự phát - ý ở đây là các local brands nhỏ lẻ và trẻ tại Việt Nam đi kèm với sự thiếu chuyên nghiệp của nhiều startup thời trang Việt.
Nhưng lại không đúng về việc khoét sâu vào khoảng cách giữa các nhà mốt và người tiêu dùng. Sự khoảng cách này theo quan điểm của mình là do "Chuyển giao thế hệ" và "Chuyển giao nền kinh tế" khi mà thị trường Việt Nam mở cửa mạnh mẽ sau những năm 1986 nằm trong chính sách "ĐỔI MỚI" được đại biểu Quốc hội thông qua và thực hiện. Những văn hóa và xu hướng mới theo đó mà du nhập vào thị trường Việt cùng lúc sự chuyển giao của những người thuộc thế hệ Y (Gen Y) sang dần Gen Z. Cùng lúc đó, do mở cửa nên kinh tế Việt Nam phát triển hơn, thu nhập đầu người khá hơn đồng nghĩa với nhận thức về cái đẹp - về thời trang khác hơn. Do đó, các thương hiệu xưa kia không thay đổi sẽ không thể nào cạnh tranh được với sự đổi mới từ người dùng để tạo nên "Khoảng cách" mà tự đó tạo ra "Sự lép vế" với các thương hiệu ngoại.
Đúng - nhiều thương hiệu trẻ thậm chí còn sao chép mẫu mã từ các thương hiệu quốc tế và bán giá rẻ hơn nhằm thu lợi mà không hướng tới phát triển bền vững. Theo VIRAC, việc thiếu một ngành công nghiệp thời trang bài bản - có hệ thống đã dẫn tới thực trạng này.
Mình HOÀN TOÀN ĐỒNG Ý ở điểm này nhưng nói đi cũng phải nói lại. Sự kết nối giữa thế hệ thương hiệu trước và thế hệ mới là hoàn toàn không có, sự truyền bá kinh nghiệm và di sản kèm theo các vấn đề về sản xuất, xưởng và sự chia sẻ về nguồn nguyên liệu, tài sản vốn có giữa những người đi trước và các local brands là không có. Thương hiệu "Già" thì bảo thủ, yên tâm an tọa và không thèm chơi với mấy đứa "Nhóc ranh" còn thương hiệu "Trẻ" thì có một ý chí sáng tạo cao và "cái tôi tuổi trẻ" nên không thèm ngồi chung bàn với "Mấy ông già chỉ thích chỉ đạo mà không chịu sửa đổi" gì cả. Thương hiệu Việt nhiều nhưng không giúp đỡ nhau, không đoàn kết - không liên minh cho nên bị các global brands "nuốt chửng" là đúng.
VỀ PHẦN THỜI TRANG ĐƯỜNG PHỐ
Bài viết không hề đề cập về việc so sánh chung giữa Hai sản phẩm đồng giá giữa thương hiệu nước ngoài và thương hiệu Việt Nam. Ví dụ một cái áo 600.000 đ của H&M hay Uniqlo so sánh với một cái áo 600.000 đ của 1 local brand uy tín và được tin dùng (Không tính mấy ông fast fashion nhe) thì mình đảm bảo là nhiều khi global brand chỉ đơn giản là basic tee, hình in đơn giản còn thương hiệu Việt để chiều lòng khách hàng là phải in graphic phức tạp, xử lí kĩ thuật. Vậy đâu phải là lép vế, mà là do thị hiếu của người tiêu dùng thời trang.
Cái này mình cũng đã nhắc một lần trong những bài viết gần đây.
VÀ QUAN TRỌNG NHẤT, LÀ YẾU TỐ CON NGƯỜI
Sự "Lép vế" đối với các thương hiệu ngoại mà bài viết trên Vnexpress không đề cập tới nhiều nhất đó là do tâm lý "Sính ngoại" và không sẵn sàng trả tiền "cao" cho thương hiệu Việt. Không chỉ thời trang mà bất kỳ ngành nghề nào cũng gặp phải sự so sánh này : "Tại sao tao phải bỏ xxxxxxxx tiền để mua local brands trong khi số tiền đó có thể mua được đồ ngoại". Hài hước thay khi một ông bỏ 400.000 đ mà yêu cầu chất lượng của một dây chuyền sản xuất có thể bán ra sản phẩm 1.200.000 đ (kèm brand value).
Khách hàng thông minh, khách hàng so sánh và chọn phương án tốt nhất với lựa chọn của họ. Đúng! Nhưng không phải hiện tại khi mà quyết định mua hàng bây giờ là dựa trên hình ảnh thần tượng, hình ảnh Influencers chứ không phải là trải nghiệm thực tế của giới trẻ. Và điều này thì - rõ ràng thương hiệu Việt không thể nào cạnh tranh được với các global brands, các MNCs tiềm lực tài chính cực mạnh được. Khách hàng trẻ thì bị tác động bởi văn hóa du nhập nên việc "sao chép mẫu mã" dễ dàng bán được đồ và thu lại doanh thu. Yếu tố bền vững không có.
Thương hiệu trẻ thì không tiếp cận được thị trường lớn do thiếu kinh phí. Thương hiệu có chỗ đứng thì dậm chân tại chỗ hoặc có đổi thì không chịu nhiều các phương án thay đổi lớn nhiều rủi ro nhưng đầy tiềm năng. Lại còn có trường hợp phải gồng mình chạy theo giống thương hiệu nước ngoài A, thương hiệu nước ngoài B nhưng quên mất cốt lõi và xương sống của "Thời trang" là "Sản Phẩm" - là sự "Trải nghiệm" của khách hàng. Khách hàng thì mông lung, sính ngoại đã tạo nên sự "Lép vế' với bọn MNCs.
(Nhưng nói đi cũng phải nói lại là các thương hiệu nước ngoài gia công tại Việt Nam đang tạo ra công việc cho một số lượng lớn người lao động và góp phần giúp chúng ta hít bụi mịn nhiều hơn).
VIRAC và Vnexpress đưa ra quan điểm về sự "Lép Vế" và một số thay đổi để các thương hiệu Việt cải thiện nhưng quên nhắc về yếu tố khách hàng và sự đoàn kết của một nhóm thương hiệu Việt để tạo nên liên minh nội địa. Mà điều này thì "Cực kì khó"
Đó là quan điểm của mình, còn bạn thì sao?
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
h&m basic 在 Facebook 的最讚貼文
LOCAL BRANDS VS GLOBAL BRANDS:
CUỘC CHIẾN KHÔNG CÂN SỨC?
(Nội dung này được kết hợp thực hiện bởi Cocochabong và Daoonclouds, đăng tải trên J.O.Y Magazine-Book Issue 3 và đã được mua bản quyền bởi Bloombooks. Việc đăng lại trên page Daoonclouds đã được xin phép. Mọi sự sao chép và sử dụng không được sự cho phép của Bloombooks và hai tác giả là hành động vi phạm quyền sở hữu trí tuệ)
Năm 2018, Nielsen công bố báo cáo số liệu đánh giá Việt Nam đứng thứ ba toàn cầu trong việc ưa chuộng hàng ngoại, chỉ sau hai thị trường Trung Quốc và Ấn Độ. Báo cáo này chỉ rõ, hơn phân nửa dân số Việt Nam sẵn sàng chi tiền cho hàng nhập khẩu. Riêng đối với ngành thời trang, những năm gần đây thị trường trong nước đang chứng kiến sự xuất hiện của ngày càng nhiều các thương hiệu nước ngoài. Tính đến thời điểm này, hơn 200 thương hiệu thời trang quốc tế đủ các phân khúc đã có mặt tại Việt Nam. Local brands đang phải đứng trước một cuộc chiến sinh tồn mà đối thủ là global brands, và thế trận, thật không may, có vẻ như đang không hề cân sức. Giấc mơ chiếm lĩnh thị trường vốn thuộc về chính mình, liệu có được hoàn thành?
LÀN SÓNG LOCAL BRAND THẾ HỆ MỚI
Trong vòng chưa đầy một thập kỷ trở lại đây, một làn sóng local brand thế hệ mới ồ ạt ra đời. Người sáng lập các local brand này đều còn rất trẻ, và có thể chia ra thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là những người xuất thân từ các lứa sinh viên Thiết kế Thời trang trong nước hoặc nước ngoài. Sinh viên tốt nghiệp ngành này hiện có xu hướng mở thương hiệu của riêng mình và đi lên từ việc gây dựng cửa hàng nhỏ nhiều hơn là lựa chọn đi làm thuê cho các công ty thời trang hay tập đoàn dệt may lớn. Nhóm thứ hai là những người nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu hướng của thị trường thời trang, sở hữu gout thẩm mỹ tốt và có một nguồn lực tài chính vừa phải để bắt đầu với một thương hiệu nhỏ. Bởi vậy, không khó hiểu khi các local brands thế hệ mới đã và đang nhìn thấy được chính xác những gì mà các thương hiệu thời trang hay công ty dệt may thế hệ trước thiếu hụt: Sự đa dạng, mới mẻ trong thiết kế mẫu mã và tầm quan trọng của yếu tố thương hiệu.
5 năm trước, khi sân nhà còn chưa có quá nhiều bóng dáng của những “kẻ khổng lồ”, bức tranh toàn cảnh của các local brand vẫn còn đang vô cùng lạc quan, sôi động và đầy màu sắc. Họ thổi một luồng gió mới vào thời trang trong nước và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng trẻ. Những cửa hàng nhỏ nhắn nhưng chỉn chu, đẹp đẽ, được chăm chút từ những chi tiết nhỏ nhất, thể hiện tính cách riêng biệt của từng thương hiệu và của chính người chủ thương hiệu. Những hình ảnh được đầu tư sản xuất kỹ lưỡng luôn cố gắng thể hiện cả tinh thần, lối sống mà thương hiệu xây dựng cho chính họ và khách hàng của họ, chứ không đơn thuần chỉ là hình ảnh sản phẩm. Người tiêu dùng trẻ thích thú trước sự muôn màu muôn vẻ, sự đa dạng và cảm giác gần gũi mà các local brand mang lại, thích thú trước việc được feature trên các kênh Facebook, Instagram của local brand nếu họ là người có tinh thần khớp với tính cách của thương hiệu, hoặc đơn giản là có những tấm ảnh đẹp với outfit đến từ thương hiệu đó – điều mà trước đây họ chưa từng được trải nghiệm.
Những local brand thành công nhất và được nhắc đến nhiều nhất có chung một đặc điểm: Họ có DNA rất rõ ràng và nhất quán. Họ xây dựng được đặc điểm, tính cách, tinh thần, giá trị rõ ràng cho thương hiệu, họ tạo ra được một hình tượng đặc trưng – cũng chính là hình tượng mà khách hàng của họ hướng đến. Nhắc đến Rue des Chats là nhắc đến sự thanh lịch, nữ tính; nhắc đến Lam Boutique là nhắc đến những người đàn bà ngọt ngào và bản năng; nhắc đến Wephobia là nhắc đến những người phụ nữ độc lập, mạnh mẽ nhưng thanh lịch, thích mặc đồ menswear; nhắc đến Subtle Studios là nhắc đến sự tinh tế, sắc sảo và hơi thở nghệ thuật; nhắc đến Nosbyn là nhắc đến những món đồ basic tối giản; nhắc đến Libé Workshop là nhắc tới sự năng động, tinh nghịch, trẻ trung… Họ chinh phục khách hàng local bằng cả bản thân sản phẩm họ làm ra lẫn giá trị thương hiệu mà họ xây dựng nên. Một số ít thậm chí còn nhận được sự yêu thích ở cả một vài thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc. Người ta lựa chọn trang phục của các thương hiệu đó không phải chỉ vì một thiết kế đẹp với chất lượng tốt, mà còn bởi tinh thần và lối sống mà họ theo đuổi.
Có một giai đoạn, sự thành công ngoạn mục của thế hệ local brand mới và trào lưu Support local designers (ủng hộ các nhà thiết kế trong nước) khiến cho người làm thời trang ở Việt Nam cảm thấy rất lạc quan về câu chuyện chiếm lĩnh thị trường trong nước. Thế nhưng, đúng vào giai đoạn local brand trở nên bão hoà vì bắt đầu xuất hiện thêm quá nhiều những thương hiệu thiếu bản sắc hoặc thiếu tính chuyên nghiệp, đúng vào lúc cảm giác mới lạ về các local brand qua đi và sự thích thú của người tiêu dùng nội địa bắt đầu giảm dần, thì Zara – “ông lớn” của ngành công nghiệp thời trang thế giới – đặt chân vào thị thường Việt Nam, nối gót sau đó là những gã khổng lồ ngoài biên giới. Cột mốc gắn tên Zara đó giống như một cú huých làm thay đổi hoàn toàn cục diện thị trường. Một miếng bánh lớn đã bị giành mất.
CUỘC XÂM LĂNG CỦA NHỮNG KẺ KHỔNG LỒ
Sự thật rất dễ nhận thấy là những thương hiệu thời trang toàn cầu tầm trung khi đến Việt Nam luôn tạo nên cơn sốt và sự phấn khích cho người tiêu dùng trong nước. Quan trọng hơn, họ lập tức chiếm lĩnh thị trường và đứng vững một cách ổn định. Một cơn sốt có thể do nhiều yếu tố, đặc biệt là chiến dịch quảng bá rầm rộ, kế hoạch truyền thông bài bản và dồn dập trong một khoảng thời gian. Nhưng khi cơn sốt qua đi, cái gì là điều khiến khách hàng tiếp tục quay trở lại? Xem ra chúng ta không có cách nào phủ nhận được chỗ đứng của họ trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.
Zara mở cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam vào tháng 9/2016 với doanh thu 5,5 tỷ đồng trong ngày khai trương, và sau đó cán mốc 1,800 tỉ đồng cho năm 2018 – một con số ngoạn mục. Trong nửa đầu năm 2018 bình quân mỗi ngày doanh thu của tập đoàn Inditex tại thị trường Việt Nam đến từ Zara, Massimo Dutti, Pull&Bear và Stradivarius đạt gần 5,3 tỷ, trong đó chủ yếu là từ Zara (căn cứ theo báo cáo tài chính của Mitra Adiperkasa ). Thương hiệu thời trang đến từ Thuỵ Điển H&M gia nhập thị trường Việt Nam muộn hơn Zara một năm, và đến thời điểm hiện tại đã có 9 cửa hàng tại Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn. Báo cáo tài chính hai quý đầu năm 2018 của H&M cho thấy họ đã thu về 325 tỷ đồng từ thị trường Việt Nam, có nghĩa là khoảng hơn 1,8 tỷ đồng mỗi ngày.
Cuối năm 2019, Uniqlo nổ phát súng đầu tiên báo hiệu họ đã chính thức “tham chiến” bằng sự kiện khai trương cửa hàng đầu tiên tại Sài Gòn – đúng như kế hoạch đã sớm được rục rịch thông báo từ cuối tháng 8/2018. Cửa hàng Uniqlo được xây dựng trên nền toàn bộ không gian của toà nhà từng là một trong những trung tâm mua sắm lớn nhất Sài Gòn. Sự hiện diện của tỷ phú Nhật Bản Tadashi Yanai – nhà sáng lập Uniqlo trong lễ khai trương đã chứng tỏ tầm quan trọng của thị trường Việt Nam đối với việc kinh doanh bán lẻ của thương hiệu này. Hình ảnh cửa hàng Uniqlo Sài Gòn lập tức “phủ sóng” khắp social media, và sau đó là hình ảnh một hàng dài những người xếp hàng chờ đợi để mua sắm ngay góc đường Đồng Khởi – Lê Thánh Tôn kéo dài đến gần hai tuần liền.
Sức tiêu dùng của thị trường Việt Nam cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ ở phân khúc của các luxury brands (thương hiệu xa xỉ). Tháng 12 năm 2019, Business Of Fashion đăng tải một bài viết mang tiêu đề “Vietnam: Luxury New Goldmine?” (Việt Nam: Mỏ vàng mới của thời trang xa xỉ?), đề cập nhận định của những cá nhân kinh doanh thời trang xa xỉ về tiềm năng của thị trường Việt Nam. Mới chỉ gần ba mươi năm về trước, chúng ta còn thuộc nhóm quốc gia nghèo nhất thế giới, và nay, trở thành thị trường được chú ý bởi các nhãn hàng cao cấp. Dân số trẻ và có học thức; sự gia tăng của nhóm khách hàng thuộc tầng lớp middle-class (trung lưu); sự trỗi dậy của một nhóm người tiêu dùng mới – HENRYs (High Earners Not Rich Yet – Người thu nhập cao nhưng chưa giàu); tốc độ đô thị hoá nhanh chóng của một nền kinh tế đang trên đà phát triển… Đây là những yếu tố cần thiết để cấu thành một thị trường đủ hấp dẫn cho phân khúc hàng hoá cao cấp.
Việc người Việt ưa chuộng hàng ngoại chẳng phải là chuyện gì quá xa lạ, nhưng không vì thế mà các thương hiệu cao cấp đã có tên tuổi và địa vị vững chắc như Hermes, Dior, Chanel, Gucci, Burberry, Louis Vuitton… lơ là trong việc củng cố danh tiếng cũng như sức ảnh hưởng tại thị trường Việt Nam. Những chiến dịch quảng bá linh hoạt, hiệu quả, khai thác triệt để KOLs – những “kênh truyền thông” miễn phí nhưng lại có sức ảnh hưởng cực lớn trên các nền tảng mạng xã hội, duy trì mật độ xuất hiện trên các tạp chí danh tiếng, các buổi tiệc private với khách hàng thân thiết và dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo… Thậm chí, họ còn không ngại chi tiền cho những sự kiện văn hoá mở rộng vùng đối tượng tiếp cận ra toàn bộ những người quan tâm thời trang – kể cả những người có thu nhập không nằm trong phân khúc khách hàng tiêu dùng sản phẩm xa xỉ, bởi sự ngưỡng vọng của số đông sẽ càng nâng cao đẳng cấp cho thương hiệu cũng như những khách hàng của họ. Và trong khi Hermes làm một buổi triển lãm vào cửa tự do kéo dài một tuần lễ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám nhằm tôn vinh lịch sử thương hiệu và củng cố địa vị trong mắt người Việt Nam, còn H&M - dù đang gặp rắc rối lớn với 1.4 tỉ đô la hàng tồn ở nước ngoài – vẫn tiếp tục mở tới cửa hàng thứ chín trên lãnh thổ nước ta, thì các thương hiệu nội địa vẫn còn đang trầy trật trong cuộc chiến giành lấy lòng tin và tình cảm của người tiêu dùng trên chính sân nhà.
NIỀM TIN CUẢ NGƯỜI TIÊU DÙNG - NỀN TẢNG CHO CHỖ ĐỨNG CỦA THƯƠNG HIỆU
Trong môi trường cạnh tranh công bằng, người tiêu dùng có toàn quyền bầu cử cho doanh nghiệp bằng lá phiếu là đồng tiền do chính mình làm ra.
Chất lượng là một loại yếu tố hữu hình có thể đo lường được mà doanh nghiệp đương nhiên phải đảm bảo nếu muốn tồn tại. Chẳng doanh nghiệp nào có thể đi đường dài nếu sản phẩm của họ đắt mà lại yếu kém. Mặt khác, về tâm lý tiêu dùng, khi một thương hiệu được xem là có mặt trên toàn cầu thì khách hàng sẽ cho rằng những thương hiệu này sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, vì nó đã được công nhận và tin dùng bởi người tiêu dùng ở nhiều nước (và dù gì ta cũng phải ghi nhận mặt bằng chung chất lượng của những “gã khổng lồ” đã quá thành công trong thế giới thời trang là rất ổn định).
Niềm tin vào giá trị thương hiệu thì khác, nó là một thứ vô hình nhưng vô cùng vững chãi. Trên thực tế, nó là thứ rất dễ thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định mua sắm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đối với người tiêu dùng bình dân ở các quốc gia đang phát triển, thương hiệu toàn cầu mang lại một thứ nhiều hơn là sản phẩm và dịch vụ. Thương hiệu toàn cầu đại diện cho tính toàn cầu. Người tiêu dùng tin rằng việc mua sản phẩm đến từ các thương hiệu đó là một cách thể hiện bản thân là người năng động, hiện đại, văn minh, bắt kịp xu hướng, và đang tham gia vào nền văn hoá toàn cầu. Còn đối với nhóm khách hàng thuộc tầng lớp thượng lưu và HENRYs, họ cực kỳ coi trọng vị thế của mình trong xã hội, và sản phẩm thời trang thuộc các thương hiệu xa xỉ được xem như công cụ giúp họ khẳng định hình ảnh và “đẳng cấp” của mình.
Nhưng niềm tin vào thương hiệu toàn cầu không phải là không thể lay chuyển. Một bài tiểu luận của các giáo sư đại học Harvard có tên “How Global Brands Compete" đã chỉ ra rằng cứ mười người thì sẽ có một người từ chối thương hiệu toàn cầu nếu có thể – đây gọi là Phe Chống Đối. Phe Chống Đối thể hiện sự ngờ vực cao độ về tính minh bạch và nhân đạo trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp khổng lồ đang vươn vòi bạch tuộc ra khắp các quốc gia và châu lục. Đây cũng chính là nhóm có xu hướng lựa chọn các thương hiệu nội địa, các công ty có quy mô địa phương.
Nhóm khách hàng thuộc Phe Chống Đối đang gia tăng dần lên sau nhiều vụ bê bối của các thương hiệu thời trang nhanh (mà điển hình là Zara), do mô hình kinh doanh theo tính kinh tế bậc thang (Economy of scale) của các doanh nghiệp này gây ra những hậu quả nặng nề lên môi trường và những sự bất công đối với người lao động ở những quốc gia gia công, trong đó có Việt Nam. Một số hãng thời trang cao cấp cũng đang hứng chịu chỉ trích và tẩy chay của khách hàng ở nhiều nước, ví dụ như quảng cáo phân biệt chủng tộc của Dolce & Gabbana đã gây ra cuộc tẩy chay hãng này tại Trung Quốc, hay việc Burberry (và còn nhiều hãng khác) thiêu huỷ tất cả những mặt hàng không bán được làm dấy lên làn sóng phẫn nộ của cộng đồng. Khi sự ngờ vực lan ra cho toàn bộ các thương hiệu thuộc hàng “ông lớn” khác, nghĩa là thứ quyền lực vốn dĩ được xây dựng trên nền tảng niềm tin của khách hàng đã bị lung lay. Thời điểm thích hợp để các thương hiệu nội địa bước ra giành lấy cho mình tấm phiếu tín nhiệm từ người tiêu dùng chính là lúc này.
"BIẾT NGƯỜI BIẾT TA, TRĂM TRẬN TRĂM THẮNG"
Dù các thương hiệu quốc tế đang áp đảo thương hiệu nội địa, nhưng sự ưa chuộng thương hiệu toàn cầu của người tiêu dùng không đồng nghĩa với một hồi kết cho local brands. Khi hiểu rõ thế trận, nguyên nhân, tìm ra những lỗ hổng của thương hiệu toàn cầu và khai thác tối đa mọi thế mạnh của mình, các thương hiệu local sẽ tìm ra cơ hội củng cố chỗ đứng trên sân nhà.
Rủi ro lớn nhất của một thương hiệu toàn cầu chính là nguy cơ mất kết nối với thị trường địa phương. Với hệ thống được thiết lập và quản lý bằng một bộ quy chuẩn chung cho tất cả các thị trường, thương hiệu toàn cầu sẽ không có được tính linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh và chế độ chăm sóc khách hàng như thương hiệu nội địa. Trong khi đó, quy mô nhỏ của thương hiệu nội địa lại mang đến một số lợi thế mà các hệ thống lớn khó lòng có được.
Ở phân khúc sản phẩm tầm trung, khi bước vào một cửa hàng như Topshop hay Zara, nhân viên có thể không nhớ mặt bạn dù bạn vừa đến đúng giờ đó ngày hôm qua. Nếu bạn phản ánh một vấn đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay thái độ của nhân viên, bạn có thể phải đợi vài ngày, có khi hàng tuần để vấn đề được giải quyết, vì hệ thống quản lý cồng kềnh và cứng nhắc của nó. Nhưng ở một cửa hàng local mà người chủ trực tiếp quản lý và vận hành, nhân viên thậm chí có thể nhớ cả gương mặt, tên tuổi, sở thích của bạn chỉ sau vài lần tới mua hàng. Khi có sản phẩm mới hay khi sản phẩm cũ có hàng trở lại, bạn sẽ nhanh chóng nhận được tin nhắn thông báo được soạn một cách chân thành và tình cảm. Những dịp lễ, bên cạnh chương trình khuyến mãi, các local brands còn gửi quà tặng đến các khách hàng thân thiết (điều mà họ chỉ có thể nhận được từ thương hiệu quốc tế nếu như đó là thương hiệu xa xỉ). Subtle Studios gửi nến thơm được đặt hàng thiết kế tại Hàn Quốc dành riêng cho những khách hàng tinh tế của mình; Mono Talk luôn gửi những tấm thiệp viết tay mang những dòng tâm sự khéo léo thể hiện họ quan tâm và hiểu rõ sở thích khách hàng; Xéo Xọ luôn có trà thơm kèm một vài chiếc cookies để mời các vị khách bước vào cửa hàng… Những điểm chạm cá nhân nhỏ nhưng tinh tế này là một trong những thế mạnh mà thương hiệu nội địa cần khai thác nhằm tạo thế cân bằng trong trận chiến sinh tồn, khi mà nguồn lực của họ đương nhiên là không thể nào đem so với các thương hiệu toàn cầu kinh doanh cùng một phân nhóm sản phẩm trong cùng một phân khúc thị trường.
Mặt khác, hiển nhiên là một thương hiệu toàn cầu không thể thấu hiểu cư dân của một khu vực bằng các thương hiệu local, bất kể là về văn hoá, tư tưởng, đời sống kinh tế – chính trị – xã hội, sở thích, hành vi hay thói quen tiêu dùng. Sản phẩm nội địa được phát triển, hoàn thiện và sản xuất nhằm đáp ứng chính xác nhu cầu của người tiêu dùng bản địa. Rất nhiều khách hàng có dáng người quá nhỏ nhắn và chiều cao khiêm tốn không thể lựa chọn được món đồ vừa vặn với mình tại Zara, nhưng sẽ tìm được nhiều sản phẩm ưng ý tại các thương hiệu local – vốn có bộ size dành riêng cho người Việt. Chất liệu, màu sắc của sản phẩm cũng sẽ được các thương hiệu local tinh ý lựa chọn cho phù hợp với đặc tính màu da, sở thích, và cả khí hậu bản địa – trong khi các thương hiệu toàn cầu sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, cung cấp cho khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ, sẽ khó đảm bảo được sự chu đáo này.
Thế mạnh local cũng chính nằm ở sự độc đáo của văn hoá, niềm kiêu hãnh của việc đại diện cho một cộng đồng cư dân bản địa. Những thương hiệu nội địa biết cách khai thác và biểu đạt chất liệu văn hoá địa phương, từ nguồn nguyên liệu sử dụng, cảm hứng thiết kế, concept hình ảnh, cách làm thương hiệu… sẽ giành được ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Trên thực tế, đã có những local brand làm rất tốt việc khơi dậy niềm tự hào văn hoá, đồng thời thông qua đó khơi dậy niềm tự hào đối với thương hiệu Việt, như Thuỷ Design House với những bộ sưu tập độc đáo có thiết kế và hoạ tiết được lấy cảm hứng từ văn hoá truyền thống, như Kilomet 109 nổi tiếng với việc sử dụng chất liệu thiên nhiên, phương thức dệt vải thủ công và kỹ thuật nhuộm truyền thống của các dân tộc vùng cao….
Người tiêu dùng có toàn quyền quyết định đối với lá phiếu của mình – tức đồng tiền do chính họ làm ra, hay nói ngắn gọn họ mua gì là quyền của họ. Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng, các công ty hay thương hiệu nội địa chính là liên kết giữa nền kinh tế của một quốc gia và đời sống của người dân thuộc quốc gia đó, vì mỗi đồng tiền người tiêu dùng chi ra sẽ được vận hành trong chính địa phương đó, chứ không phải cho nguồn lực ở bất kỳ đất nước xa xôi nào khác. Nhà kinh tế học nổi tiếng Michael H.Shuman đã nói trong cuốn Going Local: Lựa chọn sử dụng sản phẩm và dịch vụ nội địa không đồng nghĩa với việc tẩy chay những thứ khác thuộc thế giới ngoài kia. Điều này có nghĩa là giúp nuôi dưỡng những thương hiệu trong nước, mà những thương hiệu này sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa, sử dụng lao động địa phương với giá nhân công hợp lý và phục vụ chủ yếu nhu cầu của khách hàng địa phương. Điều này có nghĩa là trở nên tự chủ hơn, ít phụ thuộc vào hàng hoá nhập khẩu.”
Điều này, có nghĩa là trở thành một quốc gia có quyền lực kinh tế độc lập cao hơn.
Vì vậy, trước khi kết thúc bài viết này, chúng tôi muốn gửi đi một thông điệp.
Bạn có toàn quyền quyết định với những lá phiếu trong túi do chính bạn làm ra bằng mồ hôi công sức của mình, nhưng hãy nhớ một điều rằng: Đó là lá phiếu có quyền lực vô biên trong việc quyết định tương lai của bạn và của đất nước mà bạn đang sống.
h&m basic 在 Bloome Channel Youtube 的最佳解答
10月のlookbookです〜🍂!
最近涼しくなってきてすっかり秋ですね☺️
と思いきや夏の様に暑い日もあったり😵笑
ということで朝晩の気温差に対応できるコーディネートが満載です👏
今回も1ヶ月分なので、合計31コーデになっております🌝🍂
毎月楽しみにしてくださってありがとうございます!
また11月もお楽しみに😆💕
毎日のコーデの参考になったら嬉しいです❤︎
------------------------------------------------------------------------------------
▼1ヶ月LOOKBOOK 2021 10 October.🍁
0:00 OP
0:06 10/1 女子会ランチの日
dress ánuans スカラップレースドッキングニットワンピース
shoes Lily Boutique
bag CELINE
0:25 10/2 パーソナルカラー&骨格意識の日
dress ánuans ピーチスキンドルマンスリーブワンピース
shoes GU
bag Louis Vuitton
0:42 10/3 友達の恋愛相談を聞きに行く日
tops GRL
bottoms GRL
shoes GRL
bag CHARLES & KEITH
1:05 10/4 バンクシーって誰?展に行く日 🎨
tops GRL
gilet GRL
skirt GRL
shoes GRL
bag FEERICHELU
1:34 10/5 ブリつきgirlの日
tops GU
jacket LAURENHI
bottoms CACHEC
shoes NIKE
bag FEERICHELU
1:59 10/6 彼のご実家に行く日
tops coca
skirt coca
jacket HOLIDAY & HOLIDAY
shoes niko and...
bag CELINE
2:22 10/7-8 2人でコスモスを見に行く日
美桜
tops BIRTHDAY BASH
bottoms A.P.C
shoes CHARLES & KEITH
casquette NO BRAND
bag GRL
由梨奈
tops ZARA
skirt Mila Owen
shoes NO BRAND
bag CHARLES & KEITH
head accessories ánuans
2:58 10/9 焼肉女子会する日
dress ACYM
shoes CHARLES & KEITH
bag H&M
casquette NO BRAND
3:20 10/10 姉と有楽町で買い物の日
dress BIRTHDAY BASH
shoes CHARLES & KEITH
bag CHARLES & KEITH
3:40 10/11 クリスマスはまだ気が早いのよの日 🎄
tops N.Natural Beauty Basic
bottoms N.Natural Beauty Basic
shoes ZARA
bag H&M
4:10 10/12 雨予報だった日
dress ánuans スキッパーショートワンピース
shoes archives
bag CHARLES & KEITH
casquette NO BRAND
4:31 10/13-14 パリ旅行に行く日
さくら
setup ánuans Vノーカラーショートコート/アウトポケットタイトスカート
tops coca
shoes niko and...
bag CELINE
casquette NO BRAND
美桜
tops GRL
vest styling/
bottoms styling/
bag GRL
shoes GRL
5:20 10/15 彼氏とお家デート♡
dress ánuans アシメフレアキャミワンピース
knit NO BRAND
shoes NO BRAND
bag FURLA
5:43 10/16 秋晴れで少し暖かい日
dress ZARA
shoes Lily Boutique
bag FEERICHELU
6:02 10/17 新大久保で推しのアイテムを買い占める人
tops GU
skirt FRAY.I.D
shoes NIKE
bag H&M
cap UNEMANSION
6:24 10/18 お仕事の打ち合わせの日
tops sachat
bottoms SOMETHING
cardigan UNITED ARROWS
shoes GU
bag GRL
head accessories 3COINS
6:48 10/19 ガルプラにどハマりし、韓国意識になった日
tops ZARA
bottoms A.P.C.
bag CELINE
shoes GRL
7:14 10/20-22 3人でアフタヌーンティー行く日 ☕️
さくら
tops ZARA
bottoms PLST
jacket Rustal
shoes NO BRAND
bag CHARLES & KEITH
美桜
dress MERCURYDUO
jacket ZARA
shoes GRL
bag GRL
head accessories 3COINS
由梨奈
tops ánuans
bottoms ánuans
shoes CHARLES & KEITH
bag Louis Vuitton
8:42 10/23 全身プチプラでパーティーへ
dress GRL
bag GRL
shoes GU
9:10 10/24 愛犬さぶろー🐕を連れてテラスでランチする日
tops ZARA
bottoms Muléau
shoes GU
bag H&M
9:43 10/25 彼とお家デート (料理で胃袋を掴む予定なので買い出しに行ける格好)
setup GRL
bag FURLA
shoes NIKE
10:15 10/26 川越で彼氏と食べ歩き
dress BIRTHDAY BASH
shoes NO BRAND
bag H&M
head accessories ánuans
10:44 10/27 憧れの中村麻美さんになりたかった日
tops sachat
bottoms RODEO CROWNS
coat ánuans
shoes archives
bag CHARLES & KEITH
11:13 10/28 GRLの日
tops GRL
skirt GRL
beret GRL
shoes GRL
bag CHARLES & KEITH
11:40 10/29-31 ハロウィンパーティー 🎃
由梨奈
tops ZARA
bottoms Mila Owen
shoes NO BRAND
美桜
tops ánuans サテンバンドカラーブラウス
bottoms ánuans センタープレスフレアパンツ
shoes CHARLES & KEITH
head accessories 3COINS
さくら
tops ánuans
bottoms ZARA
shoes GU
------------------------------------------------------------------------------------
🍑Instagram
今井美桜 (https://www.instagram.com/mio_ima49/)
田﨑さくら (https://www.instagram.com/tazaki_sakura/)
高木 由梨奈(https://www.instagram.com/yurina_takagi/)
🍑TikTok
https://www.tiktok.com/@bloomechannel
------------------------------------------------------------------------------------
#LOOKBOOK #コーデ #秋服 #秋コーデ #ルックブック #ファッション #骨格ストレート
#骨格ウェーブ #GU #GRL #ユニクロ #デートコーデ #冬服 #anuans
h&m basic 在 げんじ_womens Youtube 的精選貼文
ご視聴ありがとうございます!少しでも参考になったら高評価、チャンネル登録よろしくお願いします☺!
→http://www.youtube.com/channel/UC9RH6iJ_sZh2xsEeZkOhb9A?sub_confirmation=1
<目次>
0:00 オープニング
2:28 白Tコーデ①
5:01 白Tコーデ②
6:23 白Tコーデ③
8:15 黒Tコーデ①
9:35 黒Tコーデ②
10:09 黒Tコーデ③
11:07 エンディング
𓃠AZUSAのInstagramはこちら!
Instagramでも着用コーデを投稿しています!ぜひチェックしてみてくださいー!
https://www.instagram.com/azusalulu/
<ご紹介アイテム>
コーディネート①
● TShirt - WYM LIDNM HEAVY WEIGHT BASIC BIG-TEE
¥2,200 Mサイズ WHITE
https://zozo.jp/shop/mono-mart/goods/52454290/
● Bottoms - UNIQLO
● Shoes - H&M
● Bag - FRAY I.D ドロストバッグ
¥4,752 WHT
https://fray-id.com/Form/Product/ProductDetail.aspx?shop=0&pid=FWGB211305&vid=&bid=FID01&cat=GDE&swrd=
----------
コーディネート②
● TShirt - WYM LIDNM HEAVY WEIGHT BASIC BIG-TEE
¥2,200 Mサイズ WHITE
https://zozo.jp/shop/mono-mart/goods/52454290/
● Inner - SLY
● Bottom - エアリズムコットンスリットスカート
¥1,990 Sサイズ 09 BLACK
https://www.uniqlo.com/jp/ja/products/E440427-000/00?colorDisplayCode=09&sizeDisplayCode=003
● Shoes - converse
----------
コーディネート③
● TShirt - WYM LIDNM HEAVY WEIGHT BASIC BIG-TEE
¥2,200 Mサイズ WHITE
https://zozo.jp/shop/mono-mart/goods/52454290/
● Bottoms - GU リブスリムフレアパンツ
¥990 Sサイズ 38 DARK BROWN
https://www.gu-global.com/jp/ja/products/E337512-000/00
● Shoes - LOWRYS FARM アシメトングサンダル
¥3,190 Mサイズ(23〜23.5cm) ブラウン57
https://www.dot-st.com/lowrysfarm/disp/CSfGoodsPage_001.jsp?ITEM_CD=832071
● Bag - SeaRoomlynn Jacquardサークルバッグ
¥4,950 ブラウン
https://searoomlynn.jp/category/GOODS/001380006.html
----------
コーディネート①
● TShirt - UNIQLO エアリズムコットンオーバーサイズTシャツ
¥1,500 Lサイズ BLACK
https://www.uniqlo.com/jp/ja/products/E425974-000/00
● Bottoms - ZARA Z1975 キュロットデニムパンツ
¥3,590 32サイズ
https://www.zara.com/jp/ja/share/-p03777026.html?utm_campaign=productShare&utm_medium=mobile_sharing_iOS&utm_source=red_social_movil&v1=96299049
● Shoes - RANDA
● Bag - Aeta
----------
コーディネート②
● TShirt - UNIQLO エアリズムコットンオーバーサイズTシャツ
¥1,500 Lサイズ BLACK
https://www.uniqlo.com/jp/ja/products/E425974-000/00
● Dress - ZARA
● Shoes - H&M
● Bag - Aeta
----------
コーディネート③
● TShirt - UNIQLO エアリズムコットンオーバーサイズTシャツ
¥1,500 Lサイズ BLACK
https://www.uniqlo.com/jp/ja/products/E425974-000/00
● Bottom - エアリズムコットンスリットスカート
¥1,990 Sサイズ 09 BLACK
https://www.uniqlo.com/jp/ja/products/E440427-000/00?colorDisplayCode=09&sizeDisplayCode=003
● Shoes - converse
● Bag - FRAY I.D ドロストバッグ
¥4,752 WHT
https://fray-id.com/Form/Product/ProductDetail.aspx?shop=0&pid=FWGB211305&vid=&bid=FID01&cat=GDE&swrd=
動画内の画像は以下を引用しました。
UNIQLO
https://www.uniqlo.com/jp/ja/
--------------------------------------------------------------------------------
𓁙AZUSA
●Instagram
https://www.instagram.com/azusalulu/
𓀊GENJI
●YouTube
https://www.youtube.com/channel/UCXrp0H7BPBHx2YTYMiiKEAA
●Instagram
https://www.instagram.com/genji_official_/
--------------------------------------------------------------------------------
𓀊GENJI Profile
毎日ファッションやコーデを 色んなSNSで投稿してるげんじです!
普段はメンズ”ファッションYouTuber”として動画を投稿していて、ありがたくも 65.1万人ご登録頂いてます!
また、日本最大のファッションコーディネートアプリ『WEAR』で76万人の方にフォローして頂いております!
一人でも多くの方にファッションの魅力を知って頂き日本中をお洒落にしたいと本気で思っています☺!!
良ければ是非チャンネル登録お待ちしております(´▽`)!
--------------------------------------------------------------------------------
お問い合わせはこちらまで!
→d.ogawa1111@gmail.com
じゃあʕ•ᴥ•ʔ
#ファッション #fashion #レディース #服 #プチプラ #UNIQLO #GU #ブランド #コーデ #お洒落
h&m basic 在 げんじ_womens Youtube 的精選貼文
ご視聴ありがとうございます!少しでも参考になったら高評価、チャンネル登録よろしくお願いします☺!
→http://www.youtube.com/channel/UC9RH6iJ_sZh2xsEeZkOhb9A?sub_confirmation=1
<目次>
0:00 オープニング
1:59 白Tコーデ①
4:20 白Tコーデ②
6:37 ブラウスコーデ
7:26 黒シャツコーデ
8:35 タンクトップ①
9:25 タンクトップ②
10:01 ワンピースコーデ①
10:33 ワンピースコーデ②
11:28 エンディング
● 購入品レビュー
https://www.youtube.com/watch?v=XVWYOk9_UuQ
● マメクロ × UNIQLOの着回し紹介
https://www.youtube.com/watch?v=_MEtr2Wsr6A
𓃠AZUSAのInstagramはこちら!
Instagramでも着用コーデを投稿しています!ぜひチェックしてみてくださいー!
https://www.instagram.com/azusalulu/
<ご紹介アイテム>
白Tコーデ①
● Tops - ZARA
パフスリーブTシャツ
¥2,590 Sサイズ オフホワイト
https://www.zara.com/jp/ja/share/-p00858045.html?utm_campaign=productShare&utm_medium=mobile_sharing_iOS&utm_source=red_social_movil&v1=108957991
● Bottom - UNIQLO × Mame Kurogouchi エアリズムコットンスリットスカート
¥1,990 Sサイズ 09 BLACK
● Shoes - converse
----------
白Tコーデ②
● Tops - WYM - HEAVY WEIGHT BASIC BIG-TEE/カットソー
¥2,200 Mサイズ ホワイト
https://zozo.jp/sp/shop/mono-mart/goods/52454290/?did=84850530
● Bottom - UNIQLO × Mame Kurogouchi エアリズムコットンスリットスカート
¥1,990 Sサイズ 36 BROWN
● Shoes - H&M
----------
ブラウスコーデ
● Tops - SNIDEL ボリュームシアーブラウス
¥9,900 FREEサイズ LAV
https://usagi-online.com/brand/snidel/item/SND0121S0064
● Bottom - UNIQLO × Mame Kurogouchi エアリズムコットンスリットスカート
¥1,990 Sサイズ 09 BLACK
● Shoes - RANDA
----------
黒シャツコーデ
● Tops - COMOLI
● Bottom - UNIQLO × Mame Kurogouchi エアリズムコットンスリットスカート
¥1,990 Sサイズ 36 BROWN
● Shoes - H&M
----------
タンクトップ①
● Tops - H&M
● Bottom - UNIQLO × Mame Kurogouchi エアリズムコットンスリットスカート
¥1,990 Sサイズ 09 BLACK
● Shoes - Kastane
----------
タンクトップ②
● Tops - Mila Owen 肩タックフレアニットプルオーバー
¥6,160 FREEサイズ CGRY
https://milaowen.com/Form/Product/ProductDetail.aspx?shop=0&pid=09WNT212031&vid=&bid=MOW01&cat=TOE001&swrd=
● Bottom - UNIQLO × Mame Kurogouchi エアリズムコットンスリットスカート
¥1,990 Sサイズ 36 BROWN
● Shoes - LOWRYS FARM アシメトングサンダル
¥3,190 Mサイズ(23〜23.5cm) ブラウン57
https://www.dot-st.com/lowrysfarm/disp/CSfGoodsPage_001.jsp?ITEM_CD=832071
● Bag - MEER.
----------
ワンピースコーデ①
● Dress - STYLE MIXER
● Inner - BEAMS
● Bottom - UNIQLO × Mame Kurogouchi エアリズムコットンスリットスカート
¥1,990 Sサイズ 09 BLACK
● Shoes - H&M
● Bag - MEER.
----------
ワンピースコーデ②
● Dress - STYLE MIXER
● Shoes - LOWRYS FARM アシメトングサンダル
¥3,190 Mサイズ(23〜23.5cm) ブラウン57
● Bag - LEMAIRE
動画内の画像は以下を引用しました。
UNIQLO
https://www.uniqlo.com/jp/ja/
--------------------------------------------------------------------------------
𓁙AZUSA
●Instagram
https://www.instagram.com/azusalulu/
𓀊GENJI
●YouTube
https://www.youtube.com/channel/UCXrp0H7BPBHx2YTYMiiKEAA
●Instagram
https://www.instagram.com/genji_official_/
--------------------------------------------------------------------------------
𓀊GENJI Profile
毎日ファッションやコーデを 色んなSNSで投稿してるげんじです!
普段はメンズ”ファッションYouTuber”として動画を投稿していて、ありがたくも 65.1万人ご登録頂いてます!
また、日本最大のファッションコーディネートアプリ『WEAR』で76万人の方にフォローして頂いております!
一人でも多くの方にファッションの魅力を知って頂き日本中をお洒落にしたいと本気で思っています☺!!
良ければ是非チャンネル登録お待ちしております(´▽`)!
--------------------------------------------------------------------------------
お問い合わせはこちらまで!
→d.ogawa1111@gmail.com
じゃあʕ•ᴥ•ʔ
#ファッション #fashion #レディース #服 #プチプラ #UNIQLO #GU #ブランド #コーデ #お洒落
h&m basic 在 26 Basic and Extremely Versatile H&M Fall Capsule Wardrobes 的推薦與評價
Sep 2, 2020 - For my Affordable H&M Fall Capsule Wardrobe I picked 26 items, but again I tried to stick with basics that you may already have. ... <看更多>
h&m basic 在 Kerapac HM Basic Guide - PvM Encyclopedia 的推薦與評價
Kerapac HM Basic Guide. Hard Mode Kerapac Basic Guide. Courtesy of #Sunforged ... Echo 1: Basics → limitless → wm asphyx before timewarp ends. ... <看更多>
h&m basic 在 H&M Haul - BASIC, Everyday outfits - YouTube 的推薦與評價
hi besties here's the link to all the items :Cotton polo ... ... <看更多>