BUCKET HAT – TỪ ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ TỚI VĂN HÓA ĐƯỜNG PHỐ VÀ ITEM CỦA NHIỀU HÃNG THỜI TRANG NỔI TIẾNG.
Bucket hat – chiếc mũ “bán vé số” hiện nay đã trở thành một trong những items không thể thiếu đối với những bạn yêu thích thời trang đường phố. Không chỉ thế, nó còn xuất hiện khá nhiều trong collection các thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới, từ các thương hiệu thuần streetwear/skateboarding như Supreme, Palace, Stussy… đến các thương hiệu highend/luxury như Off-white, Prada, Louis Vuitton. Nhưng để chạm được mức thành công như thế này, chiếc mũ hay được châm biếm là “Mũ vé số” hay “Cái xô ụp lên đầu” đã trải qua một quá trình chuyển mình đầy phức tạp. Giống như hoodie/ Bucket hat thường được gắn liền với những kẻ phạm tội, những gã da màu trong thời kì phân biệt chủng tộc – hay tương đương với người thuộc tầng lớp thấp, tầng lớp bình dân. Tiêu biểu là cụm từ “Mày đội cái mũ này nhìn như thằng bán vé số” cũng đã hiểu được “Sự kì thị” của đại chúng dành cho bucket hat. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nó nhé.
Từ ông lão đánh cá…
Bucket hat lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng giai đoạn năm 1900s – được sử dụng bởi những người nông dân và ngư dân xứ Ailen – một xứ luôn gắn liền với mưa, tuyết và lạnh. Bucket hat được yêu thích vì chúng có thể bảo vệ đầu và tránh khỏi nước rơi xuống mặt người đội nhờ phần vành rộng hơn các bản mũ thông thường. Bên cạnh đó, không giống như caps hay các loại mũ khác, Bucket Hat do không có 1 form cứng nên dễ dàng gấp lại và để trong túi. Người ta đầu tiên làm bằng vải cotton, sau đó để tăng tính chống nước đã làm thêm các bản bằng da bò giúp chống mưa tốt hơn. Bucket hat còn được sử dụng trong quân đội, đặc biệt các cuộc chiến tranh vùng vịnh và vùng Nhiệt đới ( chiến tranh Việt Nam quân đội Mỹ sử dụng khá nhiều form dáng chuyển thể từ bucket hat).
Đến thành biểu tượng của thời trang và hiphop..
Bước nhảy ở đây chính là phong trào mod. Một subculture với tên gọi là Mod, bùng nổ ở đế quốc Anh và nhanh chóng truyền qua các nước Âu phương khác, trong đó có cả Mỹ. Mod movements là một bước nhảy văn hóa đại chúng khi mà sự tập trung về âm nhạc và thời trang xoay quanh nó trở thành điểm nhấn của toàn xã hội. Vốn dĩ xuất phát từ London, thủ đô của Anh Quốc – Bucket hat từ xứ Ireland nhanh chóng được đón nhận và chuyển từ một chiếc mũ có tính năng bảo vệ đầu con người khỏi mưa gió thành một item thời trang. Kiểu dáng đa dạng hơn, chất liệu đa dạng hơn. Cotton truyền thống, vải nỉ, vải cứng vv..vv – thiết kế truyền thống cũng đã được sửa đôi chút để hợp thời hơn.
Đó chỉ là bước nhảy – cú đệm để Bucket Hat trở thành một món đồ không thể thiếu đó chính là Hiphop. Những năm của thập niên 80s đón nhận sự bùng phát của Hiphop và nền văn hóa đường phố. Snapback, Caps có lẽ lúc đó sẽ chưa nổi bằng Bucket hat, vì trong suốt giai đoạn thập niên 80s – các bìa album, các liveshow, các miniconcert, các rapper chúng ta đều đội một quả bucket hat chất chơi người dơi. Một điểm khá hay là các rappers hồi đó thường đậm người, cộng thêm style oversize, đồ thụng và rộng thì còn gì thích hợp hơn một quả bucket hat cũng rộng không kém. Rapper đầu tiên mở đầu phong trào là Big Banh Hank của Sugar Hill Gang – tiếp theo là Run – DMC huyền thoại (1984 – DMC luôn nổi tiếng với kho tàng mũ khổng lồ, họ luôn xuất hiện trước công chúng và cuộc sống thường ngày với một quả bucket trên đầu) – LL Cool J và Jay Z năm 2000.
Nhưng cũng chính từ đó – Bucket hat đã mang trong mình một cái mác của sự phân biệt chủng tộc và giai cấp. Được sử dụng nhiều bởi các rappers da màu, khiến nó trở thành một key/icon/symbol của cộng đồng người da màu – thêm nữa với phần vành rộng có thể che mặt của người sử dụng khá nhiều làm cho “Bucket Hat” có 1 câu chuyện tương tự với Hoodie mà mình đã viết. Xã hội đại chúng đã xếp “Bucket Hat” vào danh sách đen, của những sản phẩm của những người tầng lớp thấp và tội phạm.
Thời trang chính thống cũng không mặn mà gì lắm với Bucket Hat. Dù cho rằng khoảng năm 2005 – Miuccia Prada đã ra một chiếc mũ Bucket với lông công lấp lánh trên sàn runway SS 2005. Nhưng có vẻ như Bucket hat vẫn chìm vào bóng tối nhiều hơn.
Streetwear – Sự trở lại hoàng kim của Bucket Hat.
Giai đoạn 2016 – với sự bùng nổ của thời trang đường phố và những cú trở lại mạnh mẽ của những món đồ thất sủng một thời như bomber, oversize hoodie và sweater. Bucket Hat cùng bùng lên theo đó, Raps trở thành thứ nhạc thời thượng và cái cách các nghệ sĩ da màu khẳng định mình, trở thành những tên tuổi lớn, có hàng triệu người theo dõi đã một phần nào đó xóa đi vết đen của “Bucket Hat”. Cùng với đó, các tên tuổi mới lên trong ngành thời trang (Streetwear) – đặc biệt là Stussy, sau này có Supreme.. đã mang Bucket hat trở thành một trong những chiếc mũ được yêu thích giai đoạn 2010s. Người ta đã mệt mỏi với những chiếc caps thông thường và dễ dàng bị gãy form, bucket hat là 1 lựa chọn không thể tốt hơn. Cùng với các style normcore, retro thì Bucket cũng bước chân vào giới “Highend Fashion” khi nhiều nhãn hàng lớn để mắt tới chiếc mũ xô này. Giai đoạn 2016-2017 cũng đánh dấu nhiều thương hiệu được tạo ra bởi các nghệ sĩ xuất thân từ đường phố, từ underground hay dòng nhạc hiphop, do đó Bucket hat cũng là 1 sản phẩm đầy yêu thích của họ.
Bucket ngày nay muôn hình vạn trạng, từ bình dân tới cao cấp, từ vài chục $ cho tới cả trăm dollars. Từ Stussy, Supreme đến sportwear như Nike, adidas và cả Louis Vuitton, Gucci..
Cách phối Bucket Hat
Và đây là điều mà nhiều người quan tâm nhất về Bucket Hat – làm thế nào để phối chiếc mũ này phù hợp với bản thể. Đây là một chiếc mũ khá dễ tính và không kén cá chọn canh nhiều. Nhưng để phối đẹp lại là một câu chuyện khác, như mình đã nói thì mũ cũng là một phần của trang phục. Tone màu, form dáng của bucket khá đa dạng để lựa chọn theo các tiêu chí sau. Đầu tiên đó là loại Bucket:
Có nhiều kiểu mũ bucket khác nhau, to – nhỏ - viền cúp – viền rộng. Đầu của chúng ta có nhiều kích cỡ khác nhau, đầu to – đầu nhỏ - đầu tròn – đầu méo. Bên cạnh đó, khuôn mặt cũng đa dạng các dạng khác nhau, trái xoan – chữ điền. Khuôn mặt, mái tóc, hình dạng cái đầu ảnh hưởng tới việc chúng ta chọn mũ sao cho phù hợp. Nếu đầu tròn, tóc nhiều thì chọn những kiểu bucket hat viền vừa phải, chất liệu mềm. Còn nếu đầu to thì chọn kiểu mẫu bucket viền mỏng nhưng “rộng” hơn để tạo cảm giác phần đầu của bạn trông nhỏ. Tóc mềm – tóc dày, tóc cuộn cũng ảnh hưởng đến form dáng của mũ. Nếu bucket hat làm bằng chất liệu vải mềm thì form đầu sau nó sẽ hiện ra như thế đó. Còn nếu chất liệu cứng thì sẽ giúp định hình được khuôn của “Đầu”.
Màu sắc thì sao? Dựa vào các chi tiết nhỏ xung quanh như là màu da, màu tóc, để lựa chọn màu của mũ để hợp tông hoặc rộng hơn là màu của nguyên trang phục bạn đi theo. Có thể là ton-sur-ton hoặc là một màu khác biệt hoàn toàn để tạo điểm nhấn. Cao cấp hơn nữa đó là sự đồng điệu về cách xử lí chất liệu hay bề mặt vải của cái quần, cái áo tiệp cùng bucket hat. Ví dụ là patchwork, descontruction hay distressed thì bucket hat cũng sử dụng đồng cách xử lí sẽ tạo ra được một bức tranh tổng thể hài hòa và gây ra hiệu ứng tốt nhất tới mắt người xem.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有3部Youtube影片,追蹤數超過25萬的網紅VÕ HOÀNG YẾN,也在其Youtube影片中提到,Follow Yến tại: ? ? INSTAGRAM:https://www.instagram.com/vohoangyen_official/ ? ? YOUTUBE: https://www.youtube.com/msvivianhoang ? ? FACEBOOK: http...
「runway fashion icon」的推薦目錄:
- 關於runway fashion icon 在 Facebook 的最佳解答
- 關於runway fashion icon 在 Facebook 的最佳解答
- 關於runway fashion icon 在 Facebook 的精選貼文
- 關於runway fashion icon 在 VÕ HOÀNG YẾN Youtube 的精選貼文
- 關於runway fashion icon 在 Michelle Phan Youtube 的最佳解答
- 關於runway fashion icon 在 pearypie Youtube 的精選貼文
- 關於runway fashion icon 在 RUNWAY. fashion icon - Facebook 的評價
- 關於runway fashion icon 在 Fashion Icon Paco Rabanne Restyled Fashion for the 21 ... 的評價
- 關於runway fashion icon 在 What Fashion Icon Fern Mallis Thinks of Project Runway ... 的評價
runway fashion icon 在 Facebook 的最佳解答
FLANNEL / FLANNEL VÀ FLANNEL.
Sản phẩm thời trang một thời được rất nhiều người trẻ sử dụng phổ biến tại thời trang đường phố Việt Nam. Đúng rồi đấy, đó chính là Flannel. Thực ra thì chiếc Flannel không có tội gì, tội là ở chúng ta nhận thức nó như thế nào thôi. Cái danh bị “Châm biếm” bậc nhất Việt Nam và cả thế giới (Nếu ai hay theo dõi meme Fashion nước ngoài đều thấy) cũng do con người mang vào – nhưng Flannel lại có 1 lịch sử vô cùng lâu cũng như tính đa dụng của nó. Các bạn ngày nay hay thấy flannel như thế nào, hay chỉ có 1 kiểu quấn quanh quần như 1 dạng layer á. Nồ nồ, cội nguồn flannel lại liên quan nhiều hơn với tầng lớp lao động công nhân hơn là kiểu luxury, streetwear như ngày nay.
Có thể nói Flannel là một trong những Fashion Icon items của nước Mỹ (Chẳng thế mà người Mỹ lại yêu thích sử dụng Flannel đến vậy) vì khả năng ứng dụng của nó. Từ những người buôn bán tiểu thương, đến những người công nhân, những gã du mục, những gã hipster, những cô em tóc vàng nóng bỏng – tất cả đều yêu thích flannel.
Flannel có nhiều cách gọi khác nhau. Vì xuất xứ của nó lại không phải là từ Mỹ thuần gốc – nó lại bắt nguồn từ xứ lạnh gần như quanh năm là xứ Wales – Vào thế kỉ 16, người ta tìm ra flannel là một loại vải/fabric thay thế tốt hơn cho len khi nó giữ ấm tốt hơn và bền hơn. Flannel là kết quả của quá trình từ một loại sợi được kéo dài và trau chuốt, mịn hơn từ sợi len thô bình thường, được xử lí ở cả hai mặt làm tăng các đầu sợi lên bề mặt vải tạo ra sự mềm và nặng hơn, bền hơn với các loại len thông thường. Do đó, người xứ Wales cực kì yêu thích và phổ biến rộng rãi ra cả nước và flannel trên những con thuyền giao thương đã tới Pháp với tên gọi là Flannelle, Đức là Flanell và cuối cùng là Mỹ Flannel.
Tuy nhiên – hay có một sự nhầm lẫn giữa “Flannel” và “Plaid”. Flannel là Flannel, Plaid là kẻ sọc. Chúng ta thường hay mặc định những chiếc áo shirt kẻ sọc caro là Flannel nhưng thực chất là không phải. Flannel – sẽ là cái tên đề cập tới chất liệu, từ cotton hay sợi len xử lí kia. Còn Plaid chỉ là kẻ sọc, người ta thường nhầm lẫn Flannel là Plaid hay gọi những chiếc áo kẻ sọc là Flannel do mức độ sử dụng design kẻ sọc đỏ và đen quá nhiều khiến nhiều người bị lầm.
Flannel du nhập vào đất Mỹ trong những năm thiên đường Ước mơ của bao người đang trong giai đoạn khai hoang và công nghiệp hóa (1869). Những con đường sắt được tạo ra liên tục, những hầm mỏ khai khoáng mở ra hàng loạt và người ta cần một loại chất liệu vải có thể chịu được khả năng vận động liên tục của con người. Và đó là khởi nguồn của Flannel – Flannel mà các bạn đang mặc bây giờ thời đó người ta sẽ ưu tiên cho việc làm nệm và gối, ga giường.
Cho đến đầu thế kỷ thứ 20, flannel và những bộ áo liền quần trở thành hình ảnh tiêu biểu chính cho những người lao động, giai cấp thống trị nền kinh tế Mỹ lúc đó. Nhanh chóng, flannel trở thành 1 sản phẩm yêu thích và tượng trưng cho sự bền bỉ, lao động miệt mài. Đến thời kì Đại Suy thoái (Great Depression) – Flannel lại càng trở nên được tin dùng nhiều hơn khi nó vừa rẻ, vừa bền và hợp túi tiền. Những gã công sở cũng phải bán đi những bộ vest của mình và tìm tới Flannel.
Vậy – như mình nói, tầng lớp lao động chân tay của Mỹ lúc đó chiếm đa số. Và họ toàn mặc flannel – flannel xuất hiện đầy rẫy trên các poster cổ động cũng như trên khắp đường phố nước Mỹ. Và đó là 1 lí do chính vì sao “Flannel là hình ảnh đại diện của nước Mỹ lúc đó”.
Và Flannel tiếp tục cuộc sống bình dị như những người lao động nước Mỹ cho đến khi những người con nước Mỹ cất tiếng hát về cuộc sống của họ. Đó không phải ai khác chính là thời đại của punk/rock, của những gã ngao du, của những con người xuất thân từ tầng lớp lao động. Đầu năm 1990s, nước Mỹ chào đón các huyền thoại rock bao gồm Pearl Jam và Nirvana. À, nhắc tới Nirvana chúng ta phải nói ai nhỉ? Đúng rồi, Grunge King Kurt Cobain hay một cái tên khác mà ít người biết tới đó là Layne Staley, Kane Cornell... (Mình đã có 1 bài viết riêng về Kurt nên sẽ không nhắc tới nữa).
Tượng trưng cho những con người thấp cổ bé họng, lao động và bị miệt thị - Tiếng Rock bay xa và hơi thở từ các hình tượng thế kỉ, những con người tài năng nhưng bạc mệnh đã truyền lửa và cảm hứng tới những người khác để họ bắt đầu kì yêu thích flannel. Grunge bùng lên và càn quét khắp đất Mỹ, Flannel trở thành một trong những items được yêu thích không chỉ từ những fans cuồng nộ của punk/rock mà trở thành xu hướng, xuất hiện trên các tạp chí thời trang và runway. Ngay sau đó, hippie – culture movement cũng đã coi flannel như 1 items đối trọng để mặc và thể hiện con người của mình, chống lại chiến tranh và sự phân chia giai cấp.
Flannel ngày nay đã trở nên nhẹ nhàng so với bản nguyên gốc. Dễ mặc hơn (Chứ flannel og là nặng với dày lắm nha, gần như là bằng 1 con jacket bây giờ đó) và họa tiết kẻ sọc đã trở thành 1 thứ gì đó gắn liền với flannel. Nếu các bạn yêu thích đồ secondhand – thì những chiếc flannel mà các bạn cop được từ Mỹ, Nhật hay bất cứ đâu mà ở tầm bình dân hoặc no-brand, các bạn đều nhận ra là nó rất dày và ấm (Vì sao các bạn đọc bài cũng biết).
Còn cái kiểu bó áo ở ngang lưng lại xuất thân từ dân hippie, hay dân trượt ván. Đơn giản là họ thấy nóng, họ buộc áo quanh lưng cho mát vậy thôi chứ thời đó không có layer lay ủng gì hết. Sau này nhiều người lấy cảm hứng và ra các phối đồ dựa trên cảm hứng đó. Chứ không phải là có thực sự một quy chuẩn kép là flannel phải buộc bụng đâu. Thực ra flannel có rất nhiều cách để mix and match cùng.
Mong qua bài viết này, các bạn sẽ có 1 cái nhìn mới hơn về “Chiếc áo meme tại Việt Nam” này.
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
runway fashion icon 在 Facebook 的精選貼文
Kanye West – Tại sao “Ngài Ye” luôn là 01 tượng đài?
Nhân dịp Donda quá khủng khiếp thì chúng ta lại
“Y’all can’t match my hustle
You can’t match hustle
Lock yourself in a room doing 5 beats a day for 3 summers”
Nôm na là:
“Các người không thể sánh được với sự bận rộn của tôi
Các người không quen với nó.
Khóa mình trong phòng kín – làm 05 beats 01 ngày cho 3 mùa hè tiếp theo”.
Đó là lyrics của Kanye West trong track “Spaceship” album debut của KanyeWest, “ The College Dropout”
Kanye Omari West, từ lúc chẳng là ai cả đến cả lúc trên đỉnh của danh vọng như hiện nay. Mr Ye vẫn luôn là như thế - 1 gã điên, cuồng say trong studio, phòng của mình, sản xuất ( Trong album Donda mới được ra thì phòng làm việc của Kanye West chỉ gói gọn trong một diện tích khoảng 20m2, không cửa sổ) – suy nghĩ về những sản phẩm âm nhạc và sân khấu ở một tầm khác. Lyrics của Kanye West trước giờ vẫn thế - thể hiện suy nghĩ theo từng thời kì, lúc ngạo nghễ ngông cuồng (Famous) – lúc tin vào Đức Chúa Trời (Jesus is King, Closed on Sunday) . Sản phẩm của mình, phải do mình tạo ra và phải mang đậm chất “Kanye” nhất.
Với hơn 25 đề cử Grammy, Kanye West đã chứng tỏ được với thế giới mình là ai. Bản chất “điên” – nóng nảy vẫn luôn như thế, ngay cả khi Kanye West lấn sang vào thời trang/ high fashion và Streetwear. Không phải tự nhiên mà Ye trở thành “God”, thành “Yeezus” của những con chiên ngoan đạo. Vì khi các rappers kia còn đang ngủ quên trên chiến thắng – thì Kanye đã bắt đầu những viên gạch đầu tiên xây dựng đế chế của riêng mình– Mr West đã gây những dấu ấn “đóng cốp” Yeezy lên thời trang chung của thế giới.
VAI TRÒ:
ĐƯA CỤM TỪ “HYPEBEAST” VÀ KHIẾN CÁC ÔNG LỚN THẤY SỰ ĐÁNG SỢ TIỀM TÀNG CỦA “THỜI TRANG ĐƯỜNG PHỐ”
Mỗi lần Kanye West xuất hiện trên đường – các paparazzi đều săn đón – hình ảnh về KanyeWest thì 01, thì hình ảnh về những items/sản phẩm đang mặc, đôi giày Mr Ye đi lại là những chủ đề nóng bỏng trên mọi fanpage, group, cộng đồng mạng. Không phải tự nhiên người ta gọi KanyeWest là “Trend – setter”. Dù có nhiều người tài năng nhưng người đưa Streetwear 01 phần nào ra ánh sáng với sự tự do của nó – đó là KanyeWest. Tại sao Louis Vuitton lại collab với KanyeWest để ra đôi giày LV, tại sao Nike lại hợp tác với Kanye – khi ông là 1 Influencers về Giải trí và không liên quan gì nhiều đến thể thao và Adidas đã mừng rỡ chào đón KanyeWest – vì những gã khổng lồ kia – thừa hiểu những gì mà KanyeWest có thể mang lại. Đó là “Sự ảnh hưởng”.
MANG LẠI HÌNH ẢNH “ICONIC” NHẤT CỦA STREETWEAR, NHỮNG HÌNH DÁNG THIẾT KẾ:
Mặc dù hiện tại không còn được ưa chuộng nhiều như hồi xưa, nhưng hẳn những ai là fan của Yeezus – thì những hình ảnh đã đi vào Sách giáo khoa về sự phát triển của Streetwear. Pablo show hay runway của Yeezy Season 01 – đã khuấy đảo giới hâm mộ thời trang trong suốt thời gian đó, Mr West đã đưa ra cho thế giới khái niệm về “clear – cut” design. Người ta nhìn vào là biết ngay “Yeezus Vibe”. Baggy, oversized, unisex, distressed, muted colour đã trở thành signature silhouette của Kanye West và cả Yeezy Clothing. Các con chiên tôn sùng ngoan đạo lùng sục các sản phẩm thuộc collection đầu tiên của Yeezy Clth – giá bán luôn được đôn lên một cách không thương tiếc. Từ khóa #HowtofitlikeKanyeWest có lẽ được sử dụng nhiều nhất trên Google Research. Có lẽ sử dụng layout, distressed hay quần áo oversized đã không quá lạ lùng với nhiều người trong thời gian đó – nhưng với những con người đang chân ướt chân ráo vào “streetwear field” Kanye thực sự là God với “homeless” style .Yeezy nhanh chóng trở thành xu hướng của phương Tây. Những con muỗi “Fast fashion” như Zara hay H&M cũng ngửi thấy mùi máu tươi từ thị trường tiềm năng và chúng ta có gì? Những chiếc hoodie, tee inspired trực tiếp từ Yeezy Clothing. Và gần đây thì chúng ta có gì – Yeezy x GAP, mở ra một chương tiếp cận mới với các sản phẩm đến từ Kanye West.
ĐƯA TOUR MERCH THÀNH MỘT KHÁI NIEM MỚI:
Giờ chúng ta có 01 hỗn hợp merchandise stuff – từ Bieber tour tới Travis Scott, A$AP Rocky vvv..vv dấn thân mạnh mẽ vào Streetwear community. Nhưng trước đó – one and only one – Kanye West với tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của mình, khiến những kẻ mộ điệu phải đi lineup để mua những sản phẩm chỉ là Tour Merch. Với giá retail nhưng bị resell với 01 cái giá không thể ngất ngưỡng hơn, Kanye West đã tuyên bô với thế giới “ Đồ nào của bố không ra mà lại không hot”. Căng thẳng hơn – dù tour merch đã xuất hiện rất lâu, để những người hâm mộ các singers, tour band có thể ủng hộ nhóm nhạc của họ - nhưng Mr Ye đang mang đến cho gen Z – a new definition of “Hype Master”. LIFE OF PABLO – cái tên này – chắc không cần nhắc – là tên của MR’s West merch và không liên hệ trực tiếp nào với Yeezy clothing – nhưng bst đã tiêu diệt hết mọi nơi mà nó đi qua, popup với những kẻ sẵn sàng bỏ cả ngày để camp. Từ tee, longsleeves, cap và hoodies – đều bán sạch. Mỗi thành phố đi qua, mỗi merch collection được tung ra và đều được bán sạch. Nó khiến những người dù không thích Kanye West, chưa nghe nhạc Kanye lần nào cũng đi tìm các sản phẩm của Mr Ye.
“I FEEL LIKE PABLO” – yeah, MR KanyeWest kiếm gần 1.000.000 dollar từ những sản phẩm bình thường Merch kia chỉ trong 01 đêm diễn của mình. Đó là tiền đề của những Cactus Jack Travis Scott, Drew House Justin Bieber sau này.
HYPED:
Có lẽ KANYE WEST đã tác động mạnh mẽ tới những gã thời trang lớn và thách thức họ - vì có lẽ chưa bao giờ những nhà sản xuất kia có thể hiểu được vì nguyên cớ gì mà người ta phải đổ xô đi mua những chiếc graphic tee đơn giản kia, những đồ merch low cost với giá cao ngất ngưỡng. Có ai phải đứng lineup trước Hermes, Louis Vuitton, Maison Margiela để mua đồ, chờ 02-03 ngày để sở hữu 1 sản phẩm không? Không, những trải nghiệm đó là chưa hề có và mình tay của Kanye West đã thổi 01 luồng gió hơi “Lạnh gáy” tới những ông trùm kia về sự đáng sợ của cơn bão mang tên “HYpebeast, Streetwear”. Và đó cũng là tiền đề - để chúng ta có những collaboration không tưởng như SUPREME x LOUIS VUITTON. Những items được Mr Ye mặc thì đều được rao bán trên Grailed, Ebay với mức giá hàng chục ngàn, có khi trăm ngàn Dollar. Các artwork, các bìa album đều trở thành cảm hứng sáng tạo cho nhiều người trẻ tài năng khác và thực sự không thể nào 01 rapper có thể thực hiện những gì mà Kanye West đã làm.
RAPPER ĐỘC – LẠ - ĐIÊN:
Trước KanyeWest, khó có thể 01 rapper nào có thể phá vỡ được rào cản giữa rapper/underground và fashion. Tư tưởng “chó điên”, mặc gì có thể mang lại cái tôi nhất cho mình – không quan trọng màu sắc – hay nó như thế nào – nhưng có thể tạo ra một “KanyeWest” và đúng nghĩa “KanyeWest”. Với 01 lượng quen biết khổng lồ với những người trong giới thời trang tại điểm đó như Riccardo Tisci, Phoebe Philo, Nigo vv.vv KanyeWest mang cho những gã khổng lồ kia cái nhìn mới mẻ về rapper – thường được mỉa mai là “Những gã da màu chỉ biết Ghetto field “ và “Chẳng bao giờ có thể get in vào được fashion field cả”. Để giờ chúng ta có ai? Chúng ta có 1 hyped master khác mang tên Travis Scott – 1 fashion icon rapper đúng nghĩa thế hệ mới mang tên A$AP ROCKY và những fashion icon hiện tại rất nhiều người da màu.
Sự ảnh hưởng của Kanye West còn diễn ra bây giờ - Không chỉ dừng ở bản thân mình, nhưng di sản của Mr Ye vẫn còn đang nối tiếp – đó là gì? Đó là Virgil Abloh – 01 anh kiến trúc sư được thành giám đốc sáng tạo của Kanye West – giờ là founder của Offwhite và menwear designer của Louis Vuitton. Đó là Luka Sabbat – cậu model trưởng thành từ Runway Yeezy Clothing 01, giờ đã là fashion icon nức tiếng.
Ngày nay – có vẻ Mr West bận rộn với album mới Donda của mình. Vết thương lòng với Kim có lẽ sẽ ở lại phía sau để Yeezy tiếp tục tiến lên phía trước.
“Without Kanye West, we cant have the streetwear community like now” là hoàn toàn không sai và Kanye West xứng đáng nhận được sự ngưỡng mộ của những con chiên ngoan đạo.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
runway fashion icon 在 VÕ HOÀNG YẾN Youtube 的精選貼文
Follow Yến tại:
? ? INSTAGRAM:https://www.instagram.com/vohoangyen_official/
? ? YOUTUBE: https://www.youtube.com/msvivianhoang
? ? FACEBOOK: https://www.facebook.com/vohoangyenmodel
? ? FANPAGE: https://www.facebook.com/vohoangyenmodeldj
runway fashion icon 在 Michelle Phan Youtube 的最佳解答
To celebrate NY Fashion Week, here's a video on how to recreate the Cara Delevingne makeup look!
♥ Please Subscribe! http://bit.ly/MPsubscribe
♥ My Twitter: http://twitter.com/MichellePhan
♥ My Facebook: http://facebook.com/MichellePhanOfficial
♥ My Instagram: http://instagram.com/MichellePhan
♥ My Blog: http://michellephan.com
♥ ICON Network: http://youtube.com/ICONnetwork
Show your selfie by tagging your photo with hashtag #michellephanselfie so I can like and reply back at you!
products in this video in order
Nail wrap from NCLA
http://www.shopncla.com/collections/nail-wrap
Anastasia Brow Wiz pencil in Ash Blonde
SmartBrow filler in Blonde
em Michelle Phan Day Life Palette using the Coffee Break look
http://www.emcosmetics.com/the-life-palette-day-life/3605970516789.html
Lens from NATURAL COLORS in GRAFITE
http://www.wrlens.com/products/23-solotica-color-contact-lenses-natural-colors-grafite.aspx
em Michelle Phan The Great Coverup concealer in Light Neutral/Cool
http://www.emcosmetics.com/the-great-cover-up-ultimate-concealer/DW-ULTIMATECONC.html?dwvar_DW-ULTIMATECONC_color=S1147300#start=4&cgid=makeup-concealers
this is not a sponsored video. video edited by yours truly.
runway fashion icon 在 pearypie Youtube 的精選貼文
Behind the scene: Pearypie's First TV Commercial
เบื้องหลังเคล็ดลับความสวย...หุ่นเป๊ะ!! ของสองกูรูด้านความงาม แบบสวยจัดเต็มสุดๆ
Fashion Icon ตัวแม่ ชมพู่ อารยา ได้เผยเคล็ดลับความงามว่าถ้า "ดูแลตัวเองมาดี ใส่ชุดไหนก็ดูดี" และ แพร แพรี่พาย-อมตา จิตตะเสนีย์" Make up artist ดาวรุ่งจาก London Fashion week เผยเคล็ดลับจากเวที Runway ว่า "การมีผิวที่ดีถือเป็นรองพื้นชั้นดีจากธรรมชาติ ไม่ว่าจะแต่งลุกค์ไหน สไตล์ไหน ก็สวยและดูดี"
ติดตามเคล็ดลับความสวยได้ที่ :
www.facebook.com/BrandsVeta
runway fashion icon 在 Fashion Icon Paco Rabanne Restyled Fashion for the 21 ... 的推薦與評價
Fashion Icon Paco Rabanne Restyled Fashion for the 21 Century Runway Fashion, High Fashion,. More like this. Lisa. 41 followers. Fashion Icon Paco Rabanne ... ... <看更多>
runway fashion icon 在 What Fashion Icon Fern Mallis Thinks of Project Runway ... 的推薦與評價
fernmallis #victoriabeckham #annawintour #rhony #ramonasinger #countessluann #heatherthomson #dorindamedley #realhousewives FULL INTERVIEW ... ... <看更多>
runway fashion icon 在 RUNWAY. fashion icon - Facebook 的推薦與評價
RUNWAY. fashion icon. 1.1K likes. . 1.1K ... ... <看更多>