#ApplyQuote Chia sẻ kinh nghiệm du học ở Bỉ & Pháp
Bạn Thu Le trong group Scholarship Hunters đã chia sẻ cực kì chi tiết về việc apply du học tại Bỉ 🇧🇪 , Pháp 🇫🇷 cũng như kinh nghiệm sống và làm việc ở châu Âu của mình. Các bạn nào quan tâm thì đọc ngay bài viết siêu hay ho dưới đây nhé! Bạn ý cũng là cựu học sinh lớp học bổng HannahEd mới có thêm học bổng toàn phần chính phủ Đan Mạch vừa sang lại châu Âu học tuần này đó ❤️
——-
Mình học cử nhân BBA tại KU Leuven Bỉ và sau đó đc trg chọn học thêm IBBA tại KEDGE Pháp theo ctr Double Degree 4 năm 2 bằng ĐH (Mình là ng đầu tiên cũng là duy nhất tham gia ctr này cho đến thời điểm hiện tại). Trước khi học BBA tại KUL thì mình học ISB-UEH hệ Western Sydney University đc 1 năm, trong tgian này mình tự học thêm SAT và tham gia thêm mấy hđnk để improve application. Mình tn trg chuyên tỉnh lẻ GPA 8.9-9.0-9.1 và có giải HSGQG môn t. Anh và IELTS 7.5.
1️⃣ Tại sao mình chọn Bỉ 🇧🇪 ?
Thật ra nhà mình hướng đi Úc vì có ng thân bên đó nhưng cá nhân mình thấy du học Úc đắt và ko biết liệu học xong có thể xin việc ở lại để bù khoản tiền đấy ko. Nên mình đã chọn Châu Âu. Cộng thêm từ cấp 2 mình đã học thêm t. Pháp nên cũng muốn học ở French-speaking country để trau dồi thêm. Sau khi nghiên cứu thì mình chọn học ctr BBA dạy bằng tiếng Anh ở KUL (70% vì ranking - năm đấy trg rank #35 tgioi theo The Higher Education, 20% vì location của trg ngay tại Brussels trái tim của EU dễ du lịch, mtrg international và có nhiều job opportunities, 10% vì dân Bỉ nói t. Anh rất ok ko như dân Pháp và curriculum chỉ có 3 NĂM lại nhìn khá toàn diện, kiểu học mỗi thứ 1 tí rất hợp vs đứa chưa định hướng đc major như mình 😂)
Link ctr BBA dành cho bạn nào muốn tham khảo thêm:
https://feb.kuleuven.be/eng/prospective-students/bachelor-of-business-administration (Overall info)
https://onderwijsaanbod.kuleuven.be//opleidingen/e/SC_53266472.htm (Curriculum)
Entry requirements:
Tn cấp 3, IELTS 6.5 (ko có skill nào dưới 5.5) hoặc TOEFL 90, SAT Math 530 hoặc 570 trở lên cho fast admission track, ACT 21 hoặc 23 trở lên cho fast admission track
Học phí: 1750 EUR (tầm 48tr VNĐ)
📍 Câu hỏi mình hay nhận đc là trg có xét điểm tổng ko hay là điểm em vừa đủ thì có đc nhận ko hay nên càng cao càng tốt? --> Với kinh nghiệm làm student ambassador và guide bao nhiêu svien VN vào KUL mấy năm nay thì mình khẳng định là nếu bạn vừa đủ điểm như ycau IELTS 6.5 + SAT Math 530 (trg ko xét điểm tổng đâu) thì bạn auto đc nhận nhé. Dù ranking trg cao nhưng quan điểm của Bỉ là education is for everyone nên đầu vào rất dễ, as long as you meet the entry requirements. Giáo dục của Bỉ theo kiểu đào thải dần, nếu bạn ko siêng năng và ko pass đủ credits thì sẽ ko đc học tiếp. That's why lớp mình năm đấy vào tận >300 bạn nhưng đến cuối cùng chỉ tn đúng tgian tầm 30 bạn (có bạn đã bị trg expell, có bạn đúp lớp, có bạn transfer sang hệ UAS - hogeschool, có bạn chuyển trg luôn)
Năm nay trg có thêm ngành mới là Bachelor of Science in Business Engineering https://feb.kuleuven.be/eng/prospective-students/bachelor-of-business-engineering/overview --> bạn nào là dân Kĩ thuật nhưng vẫn muốn có kiến thức nền về Kinh doanh có thể tham khảo ctr này 😉
📍 Học xong BBA làm gì?
Đa số các bạn sẽ chọn học lên tiếp 1 năm MBA (Master of Science in Business Administration, not professional MBA) với tầm 12 specializations như Finance, Marketing, Strategy, Logistics, International Relations, Information System (ngành này dễ kiếm việc hơn các ngành còn lại✌️) etc. vì BBA khá là chung. Cộng thêm ở Bỉ mng đều tn Master rồi mới bắt đầu xin việc. Kiểu như đây là 1 việc rất tự nhiên ấy 😁
Một phần nhỏ khác sẽ đi làm như mình, nhưng sẽ về nước làm vì Bỉ rất rất coi trọng bằng cấp. Nhưng mình vẫn apply đc chương trình MA của Citibank (Management Trainee) nên du học Bỉ cũng ko hẳn lỗ nhỉ? 😜
2️⃣ Chuyển tiếp sang Pháp 🇫🇷 học Double Degree và đi làm tại Paris
Sau 2 năm học thì mình có option đi exchange vào năm 3 hoặc đi Double Degree (năm đấy thì mới có ctr này lần đầu). Mình đc chọn đi exchange tại Peking University 🇨🇳 và học Double Degree tại KEDGE bên Pháp. Mình đã rất băn khoăn vì exchange thì 1 sem sẽ về là học thêm 1 sem nữa sẽ tốt nghiệp và lên MBA luôn. Trong khi Double Degree thì mình phải học thêm 3 sem và đi làm 6 tháng. Nhưng cuối cùng mình đã chọn đi Pháp, dù vô cùng thích Bắc Đại, vì mình biết thứ mình thiếu trên CV lúc ấy là kinh nghiệm làm việc và chỉ có học Double Degree mình mới có thể đi làm mà job market ở Pháp lại dynamic hơn Bỉ rất nhiều. (Plus, nếu trong trg hợp sau này về VN thì ít ra du học Pháp có tiếng hơn dh Bỉ, và còn có thể xin Working Holiday Pass ở Sing nữa)
Ở Pháp mình học tại KEDGE - 1 business school rank #2 ngành IBBA (https://student.kedge.edu/programmes/international-bba/curriculum) và ko hề trả hphi (trong khi các bạn bthg sẽ trả tầm 10kEUR/ năm) trong khi đc học 1 curriculum vô cùng practical (E-Business, Digital Marketing, Luxury Strategy, Chinese Business, etc.) mà còn đc ăn ké corporate network siêu xịn của trg 🤩 Lúc ở Pháp mình còn đc làm 1 start-up chuyên về parfum ở Entrepreneurship Hub của trg và gặp rất nhiều bạn quốc tế (mang tiếng học ở Pháp nhưng lớp mình chỉ có 1 ng Pháp, còn lại đều là các bạn học Double Degree từ Mỹ/ Ireland/ UK/ TBN/ Đức/ Nga chả khác gì học ở English-speaking country nhé 👏) Trong tgian này mình còn đc nhận Erasmus+ grant nên tính ra ăn ở rẻ hơn bên Bỉ khá nhiều.
Hết 3 sem ở Pháp, mình khá stress vì phải tìm internship abroad, outside Việt Nam và Bỉ. Ở Pháp thì mình ko tự tin lắm vì tiếng Pháp ko sõi nhưng nhờ network của trg, mình đã land 1 offer tại Euler Hermes (Allianz Group) tại Paris và 1 offer tại Singapore (mình tự tìm). Mình quyết định lên Paris làm internship vì lương cao hơn, lại có housing allowance từ Chính phủ nên sẽ sống thoải mái hơn. Bạn nào cần các database tìm jobs tại Pháp và Singapore 🇸🇬 có thể inb mình share nhé.
🍀 Góc qcao nhỏ cho cty cũ: Euler Hermes tại Paris là headquarter luôn nên cviec mình làm rất nhiều và đa dạng, mỗi ngày đều làm với các regional managers từ Pháp, Đức, Hà Lan, Ý, Anh, Bắc Âu, Bắc Mỹ và APAC để cùng manage các customer transformation projects. Tgian ở đây mình đã học đc rất nhiều kiến thức mà khi pvan với Citibank các Heads đều rất impressed và highly appreciated. Vì là HQ nên Euler Hermes có nhiều job offers tiếng Anh lắm nên bạn nào sau này có tìm việc ở Pháp mà t. Pháp hạn chế thì keep EH in mind nhé 😁
3️⃣ Chi phí ăn ở
🇧🇪🇧🇪🇧🇪 Leuven - Mấy bạn lưu ý dùm mình là chỉ mang tính tham khảo nha, vì mình rời Bỉ cũng 2 năm r ah
Dù học ở Brussels nhưng mình ở Leuven (cách Brussels 30' đi tàu cực nhanh) vì giá cả rẻ hơn
🏠Tiền nhà: ~250EUR (trong khi ở Brussels tầm ~350EUR trở lên)
🚉Tiền đi lại: Thẻ bus năm 50EUR (đi khắp vùng Flanders), thẻ tàu zone Leuven - Brussels tầm 20EUR/ tháng
🍱Tiền ăn: ~20-25EUR/ tuần nếu tự nấu (khuyến khích đi Colruyt và Lidl thay vì Carrefour hay Delhaize nếu muốn tk tiền nhé), 1 bữa ăn ở trg tầm 5EUR --> Tổng 1 tháng tự nấu tầm 100EUR, nếu ăn ngoài thì 200EUR nhé
📱Tiền điện thoại: 15EUR/ tháng
💳Chi phí phát sinh khác (shopping): ~100EUR
➡️ Tổng chi phí ăn ở 1 tháng: 450EUR trở lên (Mình hồi đó dùng tầm 350EUR thui vì mình toàn ở nhà tự học ít lên lớp :)))
🇫🇷🇫🇷🇫🇷 Marseille - nơi mình học
🏠Tiền nhà: 360EUR, nhà nước trợ cấp 210EUR (bạn dhs nào cũng đc, ít nhiều tùy điều kiện chỗ bạn ở, vùng bạn sống và thu nhập của bạn) còn 150EUR
🚉Tiền đi lại: 18.3EUR/ tháng (bus, tram, train, v.v)
🍱Tiền ăn (mình ở trg nhiều nên ăn trong canteen là đa số): 50EUR/ tuần
📱Tiền điện thoại: 15EUR/ tháng
💳Chi phí khác: ~100EUR
➡️Tổng chi phí ăn ở 1 tháng: 480EUR trở lên (mình có thêm Erasmus grant cover nữa nên chẳng còn bao nhiêu)
🇫🇷🇫🇷🇫🇷 Paris - thành phố hoa lệ nơi mình làm
🏠Tiền nhà: 480EUR (chính phủ trợ cấp tầm 110EUR tùy vùng như đã nói) còn 370EUR
🚉Tiền đi lại: 350EUR/ năm (tất cả 5 zones toàn Paris) - cty trả 50%, vùng mình ở trả thêm 50% --> 0 đồng :))
🍱Tiền ăn: lúc còn đi làm ở cty 20EUR/ tuần vì tiền ăn cty cũng trả :)), lúc lockdown wfh thì mình ăn 40EUR/ tuần
📱Tiền điện thoại: 15EUR/ tháng
💳Chi phí khác: 100EUR
➡️ Tổng chi phí ăn ở 1 tháng: 675EUR (Mình đi thực tập có lương 1200EUR gross nên cover hết đc khoản này và còn dư cũng kha khá)
Post của mình cover vài điểm chính mà các bạn hay hỏi như trên. Nếu bạn nào còn câu hỏi nào khác có thể cmt hoặc inb mình nhé ☺️
P/s: Nếu mng muốn học hỏi knghiem làm sao để highlight bộ hồ sơ xin học bổng (và cả job) của bản thân thì có thể hỏi chuyên gia Hoa Dinh nha 😉 C Hoa mát tay và có tâm lắm luôn í, biết gì là nhiệt tình share hết ko giấu nghề tí nào 🥰
Link gốc bài viết: https://www.facebook.com/groups/scholarshiphunter/permalink/2773883066202400/
❤ Tag và chia sẻ bài viết đến bạn bè em nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
同時也有68部Youtube影片,追蹤數超過878的網紅時事英文 Podcast by ssyingwen,也在其Youtube影片中提到,疫情初期,新加坡採取了積極的 「清零」 策略,但在 6 月,意識到 COVID 有可能永遠不會消失,政府宣佈將轉向與病毒共存,用疫苗控制疫情爆發。隨著限制放寬,每日本土病例激增突破一千大關,新加坡能否找到與病毒共存的方式? 📝 講義 (只要 $88 /月):https://bit.ly/ssy...
「singapore lockdown」的推薦目錄:
- 關於singapore lockdown 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
- 關於singapore lockdown 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於singapore lockdown 在 寰雨膠事錄 國際新聞 Gaus.ee 台 Facebook 的最讚貼文
- 關於singapore lockdown 在 時事英文 Podcast by ssyingwen Youtube 的最佳貼文
- 關於singapore lockdown 在 Yuqing Zhao Youtube 的最佳解答
- 關於singapore lockdown 在 Royce Lee Youtube 的最讚貼文
singapore lockdown 在 Facebook 的最佳貼文
10 BÀI HỌC TỪ COVID
Tuần trước mình có tạo một topic “Bạn học được gì từ đại dịch?”, có rất nhiều bạn chia sẻ ý kiến rất hay. Hôm nay mình xin tổng hợp lại kèm theo những quan sát của chính mình để làm thành một bài viết hoàn chỉnh. Nếu mọi người có trải nghiệm nào hay nữa thì xin đóng góp thêm để mọi người cùng được học hỏi nhe!
1️⃣ Bình tĩnh và sáng suốt trước fake news
Dịch bệnh là lúc mọi thứ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, nhất là về mặt tinh thần. Nhân dịp này, rất nhiều người tự tạo ra tin giả (fake news) chia sẻ trên MXH nhằm rất nhiều những mục đích cá nhân.
Tin giả thường có một công thức là họ dựa trên một sự kiện có thật nào đó, xây dựng chắp vá để nó có tính giật gân, đánh động vào lòng trắc ẩn của con người hay đánh vào nỗi sợ hãi. Nếu bình tĩnh đọc kỹ một tin giả, chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra những điều vô lý.
Bình tĩnh và sáng suốt là cách duy nhất để bảo vệ chính mình khỏi những hoang mang của fake news vì đôi khi ngay cả những nguồn tin mà mình cho là đáng tin cậy cũng có lúc sơ xuất.
2️⃣ Sống đơn giản
Thời gian lockdown, chúng ta tự động cắt bỏ hết những nhu cầu không cần thiết: không mua quần áo mới, không mua giày dép mới, không ăn nhà hàng, không đi xem phim…Tất cả chi phí hiện tại chỉ gói gọn trong điện, nước, internet, thuốc men, thức ăn. Vậy mà vẫn sống được!
Việc ít hơn, tiền kiếm được cũng ít hơn nhưng do không tiêu xài hoang phí nên cuộc sống vẫn ổn. Vì ít việc nên mỗi người có dư ra nhiều thời gian để chăm lo cho gia đình, người thân hay có thể làm thêm những việc mình yêu thích, tự học để nâng cao kỹ năng, chăm sóc sức khỏe cho bản thân.
Những lúc khó khăn như thế này, khoản tiền tiết kiệm mới thật sự phát huy tác dụng. Nhiều người bị giảm 50% lương hoặc nếu làm tự do thì …chẳng có lương để mà giảm. Nếu không có khoản tiền tiết kiệm nào thì cuộc sống sẽ vô cùng căng thẳng khi vật giá thì leo thang mà nợ ngân hàng vẫn phải trả đều.
Hóa ra, bấy lâu nay, chúng ta gồng gánh vất vả hết quỹ thời gian của mình để phục vụ cho quá nhiều những thứ không cần thiết. Cuộc sống không cần nhiều đến thế. Làm việc ít một chút, tiêu xài ít một chút để tiết kiệm cho những lúc nguy cấp, ta sẽ có thêm thời gian cho sự sống đích thực.
3️⃣ Lòng biết ơn
Lần đầu tiên mình trải qua giai đoạn mà Sài Gòn thiếu thực phẩm, người ta chia cho nhau từng bó rau, con cá. Mỗi ngày nhìn bữa cơm có đầy đủ ba món mà thấy biết ơn vì mình vẫn còn đủ đầy.
Truyền thống đạo Công Giáo luôn cầu nguyện trước khi ăn. Còn mình thì đọc 5 quán của thiền trước khi ăn để tỏ lòng biết ơn và ăn như thế nào cho xứng đáng với thức ăn mà mình nhận được. Nếu bạn không theo một truyền thống tâm linh nào, chỉ cần dành vài giây ngồi thở và khởi lòng biết ơn đến thức ăn trước khi ăn là được.
4️⃣ Rèn luyện kỹ năng sinh tồn
🔅 Mình chưa bao giờ nghĩ có một ngày mình có thể am tường hết từng ngóc ngách của các siêu thị, ở đâu bán cái gì ngon, lúc nào có hàng…Mình tự xây dựng nên được một menu khoảng 14 mâm cơm đơn giản để có thể tự nấu và thay đổi món hàng ngày (có tham khảo từ các chị hay nấu ăn). Lúc trước, mình hay vò đầu bứt tóc tự hỏi “tối nay ăn gì?” rồi ào ra đường tìm chỗ ăn. Nhưng bây giờ, menu mỗi ngày được lên 1 tuần trước đó, tối hôm nay thức ăn đã được chuẩn bị sẵn cho ngày mai. Cuộc sống được well planned một cách “đáng sợ”. Mình tự hỏi “mình của ngày xưa” đã đi đâu mất rồi…
🔅 Xếp hàng nơi công cộng cũng là một kỹ năng sinh tồn quý giá. Mỗi tuần mình đi siêu thị một lần. Để vào được siêu thị thì mọi người phải xếp hàng khoảng 15 phút. Hàng dài gần 300m, ai cũng trật tự, im lặng, không ai (dám) nói chuyện với ai, lẳng lặng di chuyển khi tới lượt mình. Khi thanh toán tiền cũng vậy. Đâu phải chỉ người Nhật mới có khả năng xếp hàng!
🔅 Lắng nghe cơ thể là một trải nghiệm thú vị. Khi thay đổi thói quen sinh hoạt đột ngột (từ hoạt động bên ngoài nhiều sang việc chỉ ở nhà), cơ thể sẽ có những phản ứng như bứt rứt, bồn chồn, tay chân thừa thãi, cảm thấy mất tự do…ở trong nhà lâu quá cũng gây ra cảm giác đau đầu (do thiếu oxy, máu huyết kém lưu thông), mệt mỏi, uể oải, kém minh mẫn, dễ cáu gắt. Khi ta biết lắng nghe, mỗi khi cơ thể có sự khó chịu tức là nó đang kêu cứu. Đừng ngồi lì một chỗ, hãy ra ban công hít thở mỗi sáng, phơi nắng, tự tập các bài thể dục để ra thật nhiều mồ hôi mỗi ngày. Vận động cơ thể sẽ làm sinh ra nhiều hormone endorphin, đây là một hormone “hạnh phúc” giúp tâm trạng vui vẻ.
🔅 Ở nhà cũng là một cực hình đối với những ai không chịu được việc sống một mình. Lúc này, chỉ còn một cách là tự tạo niềm vui cho mình thôi. Mình hay bày ra nhiều thứ để làm như học online, đọc sách, cắm hoa, sửa đồ hư trong nhà, học đàn…cứ làm liên tục và chăm chú, thời gian trôi qua rất nhanh. Đừng để thời gian trôi qua vô ích. Hãy sống một mình nhưng không nhất thiết phải cô đơn!
5️⃣ Nhận sai lầm và nói lời xin lỗi
Khi dịch Covid đợt này bùng phát và ảnh hưởng nặng nề nhất từ trước tới giờ, bí thư TPHCM Nguyễn Văn Nên đã xin lỗi nhân dân vì những lúng túng của ban lãnh đạo. Mình vô cùng cảm động trước hành động này của bác.
Virus biến thể liên tục và chúng ta phải chạy theo, nghiên cứu để làm quen với nó. Mọi thứ đều mới mẻ nên chắc chắn sẽ có sai lầm không tránh khỏi. Chỉ mong tất cả mọi người hãy đóng góp ý kiến với tinh thần xây dựng, bao dung để chúng ta sớm trở lại cuộc sống bình thường.
6️⃣ Nông nghiệp cần được coi trọng nhiều hơn
Trong đại dịch này, khi tất cả mọi người cùng ở nhà, thì có hai đối tượng sống thoải mái nhất, đó là giới siêu giàu và người nông dân. Người siêu giàu thì dễ hiểu rồi vì điều kiện sống của họ quá đầy đủ, nhà rộng như resort thì tha hồ sống chậm. Còn người nông dân, tuy không giàu bằng nhưng cuộc sống của họ có nhiều đặc điểm của giới siêu giàu.
🔅 Không gian sống rất rộng rãi và gần gũi thiên nhiên.
🔅 Sống cách xa thành phố náo nhiệt, dân cư thưa thớt, dịch rất khó phát tán.
🔅 Chủ động được lương thực vì bước ra khỏi cửa nhà là có đồ ăn sẵn, rất tươi ngon và organic.
Có thể nói, trong lúc nhiều người dân thành phố khó khăn vì thiếu lương thực trong lúc giãn cách xã hội thì người nông dân vẫn rất thoải mái, cuộc sống của họ không bị ảnh hưởng nhiều (có chăng khi chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng thì hàng nông sản khó tiêu thụ hơn).
Nhìn rộng ra hơn một chút, các quốc gia tuy giàu có, công nghệ cao nhưng không thể canh tác nông nghiệp như Singapore sẽ gặp rất nhiều khó khăn về lương thực khi có bất cứ khủng hoảng nào ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.
7️⃣ Cái gì rồi cũng qua, nhưng nó qua như thế nào là do chúng ta
Nhìn lại lịch sử, loài người đã trải qua nhiều đại dịch như sởi, cúm, dịch hạch, lao, HIV…đại dịch nào cũng có điểm khởi đầu, bùng phát rồi suy tàn. Hoặc là chúng mất đi hoặc là con người học được cách sống chung trong hòa bình.
Thành, trụ, hoại, diệt là một quy luật luôn đúng cho tất cả sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Đại dịch Covid cũng không nằm ngoài quy luật đó, rồi một ngày nó sẽ chấm dứt.
Nhưng nó chấm dứt như thế nào mới là điều chúng ta quan tâm: chấm dứt trong bình an, vui vẻ, yêu thương, ít tổn thất nhất có thể hay chấm dứt trong hoảng loạn, sợ hãi và tuyệt vọng? Đó là hai lựa chọn mà chúng ta hoàn toàn có thể quyết định được.
8️⃣ Yêu thương Trái Đất
Không chỉ loài người mới có ngôn ngữ mà tất cả giống loài khác đều có ngôn ngữ. Chỉ cần tĩnh lặng quan sát, con người sẽ nghe được thứ ngôn ngữ vô thanh ấy.
Trái Đất là một sinh vật sống. Nếu Trái Đất là một khối đá vô tri thì làm sao có thể sinh ra muôn loài, từ loài bé nhỏ như con sâu, cái kiến, loài không thể nhìn thấy bằng mắt thường như virus, vi khuẩn đến các bậc thánh nhân như Phật Thích Ca, Jesus Christ, thiên sứ Muhammad, Mahavira… Bà ta có ngôn ngữ riêng được thể hiện qua mưa gió, sấm chớp, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần, hỏa hoạn, dịch bệnh…Cứ nhìn xung quanh là ta sẽ hiểu được Bà vui vẻ hay phẫn nộ.
Khoảng vài chục năm gần đây, Bà ta phẫn nộ hơi nhiều. Đàn con hơn 7 tỉ người của bà đang làm ô nhiễm, kiệt quệ ngôi nhà đẹp đẽ mà chúng đang ở, chúng đang đầu độc chính bản thân chúng. Đàn con này cần được thức tỉnh tập thể để nhận ra sai lầm và sửa sai để đảo ngược lại quá trình nóng lên của địa cầu.
Đại dịch Covid là một trong những “wake-up call” như thế. Hãy thức tỉnh và yêu thương Trái Đất bằng những thay đổi từ nhỏ bé như: tiết kiệm điện, nước; phân loại rác thải; hạn chế túi nilon; trồng cây xanh… cho đến to lớn hơn, mang tầm quốc gia như đầu tư hệ thống xử lý rác thải; trồng và bảo vệ rừng; phát triển năng lượng sạch; bảo vệ động vật hoang dã…
Chúng ta là một với hành tinh xinh đẹp này, là một với 7 tỉ người bất kể sắc tộc, màu da (vạn vật đồng nhất thể). Hãy nhìn lại xem, Covid xuất phát từ thành phố Vũ Hán nhưng hiện nay không quốc gia nào là không có sự hiện diện của nó. Vấn đề của một người chính là vấn đề của tất cả mọi người. Tất cả mọi người có khỏe mạnh thì bản thân ta mới khỏe mạnh được.
Mời các bạn xem phim tài liệu “A Life on Our Planet” của sir David Attenborough trên Netflix để hiểu rõ hơn thực trạng hiện tại của Trái Đất và những giải pháp rất rõ ràng, dễ hiểu mà ông đưa ra để cứu lấy sự sống qua những thước phim tài tình và giàu lòng trắc ẩn (xem link dưới comment).
Cho tới một ngày, khi rừng không còn cây xanh nào, khi biển và các dòng sông không còn con cá nào, thì con người sẽ biết rằng chúng ta không thể ăn tiền mà sống được.
9️⃣ Thăng tiến tâm linh
Rất nhiều người bạn xung quanh mình đã bắt đầu tìm hiểu về Phật pháp, nghe pháp thoại, thực tập thiền…và cảm thấy cuộc sống có nhiều thay đổi tích cực. Giãn cách là thời gian lý tưởng để mỗi người quay vào bên trong, tìm lại cuộc đời mà mình đã đánh mất.
Đứng trước những thứ vượt ngoài tầm tay, con người bắt đầu biết sợ và có một nhu yếu muốn được biết về thế giới đằng sau những thứ đang hiện hữu trước mắt. Họ muốn tìm cách cứu chuộc lại những lỗi lầm mà mình đã gây nên.
Các khóa tu cũng chuyển từ offline sang online để phù hợp với hoàn cảnh. Công nghệ không phải là thế mạnh của các sư thầy, sư cô nhưng họ đã dấn thân vào một cuộc chơi mới không kém phần thử thách. Cứ vừa làm vừa học, rồi mọi thứ cũng đâu vào đấy. Các khóa tu online có khi lên đến 900-1000 người tham dự cùng lúc, tạo nên một nguồn năng lượng tu tập hùng hậu hơn cả khi chưa có dịch (bình thường các tu viện chỉ đủ chỗ cho 300-400 thiền sinh).
Cám ơn công nghệ đã phá đi những rào cản về không gian, thời gian. Có thể nói, chưa bao giờ điều kiện tu học lại thuận lợi như hiện tại. Chỉ cần gõ vài từ khóa, vũ trụ sẽ gửi đến tất cả những gì bạn cần thông qua youtube, facebook, instagram…Hầu hết các vị thầy tâm linh có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới đang còn sống đều có kênh youtube riêng hoặc hiện diện trên các trang mạng xã hội.
Nước Mỹ là một quốc gia giàu có bậc nhất về vật chất, nhưng trên tờ tiền của mình, họ luôn in dòng chữ “In God We Trust”. Đời sống tâm linh phải đi đôi với đời sống thế tục là cách chúng ta khám phá hết những tiềm năng ẩn chứa bên trong.
🔟 Một cuộc đời bình thường là hạnh phúc
Một người bệnh tim, trái tim có thể dừng đập bất cứ lúc nào, ước mơ của họ chỉ là có một trái tim bình thường như bao người khác.
Khi ở trong nhà hàng tháng trời, chúng ta chỉ mong có một cuộc sống bình thường như lúc trước.
Khi có quá nhiều điều kiện để hạnh phúc, ta hay quên và nghĩ rằng đó là điều hiển nhiên. Ta lại chạy đi tìm hạnh phúc ở những điều xa vời, viễn vông, vô thực (như lá diêu bông chẳng hạn).
Chỉ cần một chút tỉnh thức, hạnh phúc lập tức ngập tràn.
#covid19 #lifestyle #tambui
singapore lockdown 在 寰雨膠事錄 國際新聞 Gaus.ee 台 Facebook 的最讚貼文
今日頭版 #tomorrowspaperstoday
白露西亞強行從東奧擄人回國
運動員叛逃爆發外交危機
https://gaus.ee/2021/08/kristina-timanovskaya/
英國指責伊朗襲擊以貨輪 美國務卿支持
https://www.timesofisrael.com/liveblog_entry/blinken-says-us-confident-that-iran-behind-attack-on-israeli-linked-ship/
更多演員考慮將迪士尼告上法庭
https://news.yahoo.com/emma-stone-reportedly-weighing-her-184958810.html
德國反武肺措施示威 警民爆發衝突
https://www.dw.com/en/coronavirus-berlin-anti-lockdown-protesters-clash-with-police/a-58722453
賀錦麗將代表拜登訪問星洲越南
https://www.channelnewsasia.com/news/world/us-vice-president-kamala-harris-visit-singapore-vietnam-15340826
夾帶私貨
支持總裁
https://www.patreon.com/gausee
逼你去睇
https://www.youtube.com/watch?v=5exf1kwSHew
singapore lockdown 在 時事英文 Podcast by ssyingwen Youtube 的最佳貼文
疫情初期,新加坡採取了積極的 「清零」 策略,但在 6 月,意識到 COVID 有可能永遠不會消失,政府宣佈將轉向與病毒共存,用疫苗控制疫情爆發。隨著限制放寬,每日本土病例激增突破一千大關,新加坡能否找到與病毒共存的方式?
📝 講義 (只要 $88 /月):https://bit.ly/ssyingwen_notes
👉 網站 (相關文章 / 影片):https://ssyingwen.com/ssep55
🖼️ IG 單字卡: https://bit.ly/ssyingwenIG
———
本集 timestamps
0:00 Intro
0:56 第一遍英文朗讀
3:24 新聞 & 相關單字解說
15:36 額外單字片語
22:20 第二遍英文朗讀
———
臉書社團 (朗讀文字):https://www.facebook.com/groups/ssyingwen/posts/307655551120691/
朗讀內容參考了
Al Jazeera: https://www.aljazeera.com/news/2021/9/20/can-we-live-with-covid-19-singapore-tries-to-show-how
CNN: https://edition.cnn.com/2021/09/07/asia/singapore-covid-19-restrictions-intl-hnk/index.html
CNBC: https://www.cnbc.com/2021/09/20/singapores-daily-covid-cases-breach-1000-levels-over-the-weekend.html
———
本集提到的單字片語:
Singapore 新加坡
Aggressive 積極手段的
Social distancing 社交距離
Eradicate 根除
Strategy 策略
Policy 政策
Covid zero
Living with Covid
Restrict 限制
Vaccines 疫苗
Outbreaks 疫情爆發
Monitoring 監測
Hospitalizations 住院 (狀況、人數)
Denmark 丹麥
South Africa 南非
Chile 智利
Thailand 泰國
Pandemic 全球大流行病
Epidemic 疫情、流行病
Endemic 地方性流行病
Ease off 放鬆
Impose 推行、 施加
Re-impose 重新推行
Lockdown-weary 厭倦了封鎖的
Virtual 虛擬的、線上的
A rite of passage
Asymptomatic 無症狀的
Mild symptoms 症狀輕微
Free up 釋放空間
General practitioner (GP)
Vaccine passport 疫苗護照
Skeptics / sceptics 持懷疑態度的人
Booster jabs
Deja vu 似曾相識
Handout 講義
Flyer 傳單
Catalog
Brochure / pamphlet
Autumn / fall equinox 秋分
♥️ 喜歡時事英文 podcast 嗎?♥️
你可以支持我繼續錄製 podcast 👉 https://bit.ly/zeczec_ssyingwen
————
#podcast #國際新聞 #英文聽力 #學英文 #英文筆記 #英文學習 #英文 #每日英文 #托福 #雅思 #雅思英語 #雅思托福 #多益 #多益單字 #播客 #英文新聞 #taiwanpodcast
singapore lockdown 在 Yuqing Zhao Youtube 的最佳解答
Singapore is back to lockdown, and cryptocurrency market is selling off... This week is pretty stressful for me. So I made a short video answering some of your assumptions about me~ will try to make another one next time~
singapore lockdown 在 Royce Lee Youtube 的最讚貼文
#BackToPhase2 #WhenCanGoHK
If you like my content, click here to SUBSCRIBE ❤️❤️❤️
https://www.youtube.com/c/RoyceLee?sub_confirmation=1
Check Out My Other Socials!
Facebook: http://www.facebook.com/theroycelee
Instagram: http://www.instagram.com/theroycelee
TikTok: http://www.tiktok.com/@theroycelee
Telegram: https://t.me/theroycelee
Let's spread more laughter one video at a time ?
singapore lockdown 在 COVID-19 pandemic in Singapore - Wikipedia 的相關結果
Initially planned to be applied from 7 April to 4 May, the circuit breaker lockdown was extended to 1 June on 21 April following continued untraced ... ... <看更多>
singapore lockdown 在 Travel to Singapore during Covid-19: What you need to know ... 的相關結果
If you're planning a trip to Singapore, here's what you'll need to know and expect if you want to visit during the global coronavirus ... ... <看更多>
singapore lockdown 在 Past Updates on COVID-19 Local Situation - MOH 的相關結果
... by Lockdown in Malaysia - Ministry of Manpower (MOM). 16 Mar 2020, Health Clearance Requirements for Entry to Singapore in view of COVID-19 Situation. ... <看更多>