LEATHER JACKET/ÁO KHOÁC DA – CÂU CHUYỆN CHƯA KỂ.
Đối với đại đa số những bạn trẻ yêu thích thời trang hiện tại – leather jacket sẽ gắn liền với hình ảnh những gã gầy gò của Hedi Slimane dưới triều đại Saint Laurent Paris, cũng như auto phối một chiếc Leather jacket nên phối với 1 quả quần skinny jeans hay biker jeans cùng quả boots. Thực ra thì, Leather jacket phổ biến rộng rãi hơn cả là với chiếc quần jeans xanh truyền thống – Thời trang hiện đại đã biến hóa nó thành các loại quần kiểu trên. Cũng như, leather jacket thường được “gắn” với danh hiệu chiếc áo của “Fuckboi” của “Play Rân” của những dân chơi đồ hiệu – chứ chưa được đào sâu nhiều về các mảng như là Biker hay thậm chí xuất phát của nó lại là từ trong quân đội.
Không thể không công nhận khả năng mà leather jacket mang lại – tại sao xuất hiện rất lâu rồi, nhưng leather jacket luôn là một trong những hot item và được định nghĩa là “Timeless Item” (Những Items vượt thời gian và xu hướng) vì chỉ cần bạn khoác lên mình nó – trông bạn có 1 phần thời trang và đẳng cấp hơn bình thường rồi (cái này mình nói thật 😊) ). Tiếp theo đó là gì, đó là độ “Chơi” – độ “Bền” – Leather/ Da luôn là 1 nguyên liệu với chi phí sản xuất không hề rẻ trong việc sản xuất thời trang, thử so sánh với một chiếc tee bình thường, một quả quần trouser hay 1 chiếc hoodie – làm bằng da là tạo cảm giác “Luxury” hơn rồi đúng không. Chúng ta sẽ nhắc tới về form dáng, một chiếc leather jacket phải đảm bảo các function/tính năng mà nó đảm nhận cần thiết để phục vụ cho việc con người làm ra nó – việc bảo vệ cầu vai, những zip sáng bóng ở các phần cổ, cánh tay cùng các belt điều chỉnh size ở phần waist – quá nhiều thứ để nói. Đó là lí do mà leather jacket tồn tại bền vững và đóng một vai trò quan trọng trong thế giới quan trong.
DA/LEATHER:
Thì đầu tiên tạo giá trị của một sản phẩm thời trang bất kì, chúng ta phải nói tới quá trình tạo ra nguyên liệu cấu thành nó. Da/Leather là một trong những chất liệu cầu kì và có lịch sử trong nền văn minh phát triển loài người. Sử dụng da động vật đã tồn tại từ thời con người còn ăn lông ở lỗ và lấy da động vật còn nguyên phần lông, máu và thịt dính lên để che ấm trong kỉ nguyên Ice age. Nhưng con người là 1 giống loài thông minh, họ nhận ra việc chế biến da để làm các sản phẩm may mặc khác với thời gian sử dụng lâu hơn – thân thiện hơn da với con người (giống như Mứt hay Nước Mắm vậy). Do đó, da thô sẽ trải qua một quá trình chế biến, làm sạch và bảo quản. “Thuộc da” sẽ giúp loại bỏ lông và các phần mỡ động vật dư thừa còn phần trong của da cho phép da trở nên khô và săn chắc, thuốc nhuộm giúp da có thêm phần màu sắc và đúng tone màu mà trang phục ngắm tới – bảo vệ da khỏi các yếu tố côn trùng, mối mọt bên ngoài và giúp da và các sản phẩm là da tồn tại trong nhiều năm mà không bị phân hủy.
Xã hội văn minh hiện đại – người ta đã chế tạo ra nhiều cách xử lí da động vật tân tiến hơn, khử mùi hơn và không làm cho hóa chất làm ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng của da và trải nghiệm của người dùng (Tuy nhiên, mình sẽ không đề cập đến vấn đề đạo đức hay phá hủy cân bằng sinh thái trong bài viết này). Leather trong thời trang ngày càng trở nên phổ biến và sử dụng nhiều hơn.
(Note: Vậy – chúng ta đã nắm sơ qua quá trình về nguyên liệu chính của các Leather Stuff (Ở đây là Jacket) khá là cầu kì và đòi hỏi qua nhiều quá trình, nên giá cao là chuyện bình thường).
Lịch Sử:
Khá nhiều người nhầm lẫn về lịch sử của leather jacket – nhiều người sẽ cho rằng giới thời trang hay giới nghệ sĩ mới là những người đầu tiên sử dụng leather jacket và phổ biến chúng tới thị trường. Nhưng những người đầu tiên được mặc leather jacket lại đến từ quân đội. Trong Chiến Tranh thế giới thứ nhất, các phi công của quân đội Phổ/ Đức đã mặc những chiếc leather bomber jacket để đảm bảo thân nhiệt của con người cũng như tránh các tác nhân về gió và mưa trên độ cao khi lái máy bay. Trong thế chiến thứ hai, quân đội Nga cũng tối ưu việc sử dụng leather bomber jacket vì khả năng giữ ấm, cách nhiệt, bền bĩ và chống nước – những thứ được coi là kim chỉ nam trong military clothing. Màu sắc chủ yếu của leather jacket giai đoạn này màu da bò (Màu Nâu) hoặc màu Olive (màu rêu) tới tận những năm sau đó, màu đen mới trở thành màu chủ đạo của Leather Jacket.
Hết chiến tranh là đến thời hòa bình – nhưng với các quân nhân, việc mặc leather jacket/bomber jacket đã trở thành một thói quen của họ cũng như thể hiện cái niềm tự hào phục vụ cho quân đội. Họ vẫn mặc những leather jacket trên những con motor dã chiến của mình trên đường phố, điều này đã thu hút rất nhiều nam nhân thời điểm đó. Vì đó là biểu tượng của sự nam tính, của sự từng trải, hi sinh và bất khuất – cũng như độ chín của một người đàn ông, nhưng sở hữu một chiếc áo da đến từ quân đội – không phải ai cũng có khả năng (Đấy, leather jacket nam tính thế mà sao giờ nó lại thành biểu tượng của fuckboi, của mấy anh nam không nam, nữ không nữ/ Ếu hiểu). Có cầu thì ắt có cung, niềm cảm hứng từ những quân nhân đã truyền đến nhiều người, nhiều fashion designer và một trong đó là 1 người đàn ông là Irving Schott. Mong muốn biến leather jacket thành một thứ mà một người bình thường có thể mặc.
Irving lập ra một công ty tên là Schotts Bros (based in Nyc/ New York City) và chỉ chuyên về outer wear (đặc biệt là leather jacket). Phiên bản áo da màu đen được Irving thiết kế ra – thân thiện hơn với nam giới (tại 02 màu kia quân đội quá) với design vẫn bám sát bản phục vụ cho các quân nhân, nhưng để đáp ứng tính sử dụng thường xuyên. Chiếc áo da đã được design với đường cắt không đối xứng để người sử dụng có thể dễ dàng xoay chuyển thân người (Da thời đó khá bó và khó vận đông hơn so với vải thông thường), ngoài ra còn add-in thêm 1 chi tiết quan trọng : Zipper (thêm tính năng và độ cool, sự nổi bật của những chiếc zip sáng loáng trên nền bóng da của chiếc áo – ngầu vlol chứ gì nữa).
Ngay lập tức, leather jacket trở thành một những sản phẩm được săn đón. Tất nhiên, không chỉ là áo da – người ta còn inspired về biker nữa (Như mình nói ở trên) – theo hình mẫu các quân nhân ride a bike with a leather jacket – lifestyle này đã stack/gắn liền hình ảnh chiếc áo da với các biker. Một phần – trong quá trình di chuyển, các biker gặp rất nhiều vấn đề về môi trường và thời tiết như gió, mưa, độ ẩm, nắng – còn gì hợp lí 1 chiếc leather jacket. Thời đại hòa bình, hình ảnh quân đội sử dụng áo da đã dần trở thành dĩ vãng mà thay vào đó là các biker (Đó là sự chuyển biến về thế hệ - cũng như quân đội giờ người ta sử dụng những chất liệu tân tiến và nhẹ hơn nhiều).
Nhưng – chiếc leather jacket của chúng ta được một bước đệm lớn chỉ khi chúng được lên màn ảnh. Nghệ thuật thứ 07 là 1 tác nhân quan trọng để đẩy hình ảnh chiếc áo da lên. 1953 – bộ phim The Wild One, Marlon Brando mặc cho mình 1 quả Perfecto (áo da nhà Schotts Bros) cầm đầu một motorcycle gang đã thành biểu tượng của nhiều nam thanh và gây chết đứng trái tim bao nữ tú. James Dean cũng góp phần không kém trong bộ phim Rebel Without A Cause năm 1955. Như mình đã nói, điện ảnh với hình ảnh biker/Leather Jacket đã xây dựng một culture movement/dòng chảy văn hóa đại chúng tiếp cận sau những quân nhân kia và cho người ta hình ảnh gắn liền giữa 2 giới này.
Đúng vậy – hình ảnh chiếc áo da gắn liền với sự nổi loạn và phong trần. Nó mới chỉ chạm tới một phần thị trường cho đến khi thành toàn cầu lúc Rock n Roll thành thứ gì đó nhà nhà cùng nghe, người người cùng nghe. Không chỉ nổi loạn, các Rockstar còn sử dụng leather jacket như 1 outfit/1 item chính của mình trong các phong trào cổ động chống chiến tranh và phản văn hóa thập niên 1960s (Có Steve Mcqueen, The Beatles).
Chưa đủ, leather jacket còn được custome/tùy chỉnh phù hợp với tính cách người mặc. Chúng ta chứng kiến 1 kỉ nguyên nổi loạn và punk-rock đặc sắc với nào là Duran Duran, The Sex Pistols, The Ramones.. với các phiên bản tán thêm đinh và descontruction.
Và nếu đã trở thành một phần của nền văn hóa (Không chỉ thời trang mà là đại chúng) – nó sẽ thành 1 thứ gì đó gần như là vĩnh cửu. Thật vậy, leather jacket đã được sử dụng rất, rất nhiều không chỉ từ các celebs mà đến các khách hàng đại chúng từ năm này qua năm khác vì những thứ mà leather jacket mang lại. Bài viết này còn rất nhiều thiếu sót nhưng sẽ cung cấp cho các bạn được 1 góc nhìn nào lạ lẫm hơn về Leather Jacket hơn là những chiếc áo được mặc đi vào bar mà thôi.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有42部Youtube影片,追蹤數超過4萬的網紅ゆーみん&きうてぃ,也在其Youtube影片中提到,🌴from_market開催決定🌴 春ぶりのポップアップ、中目黒にて開催致します! 来週の4連休の7/22,23に開催するということで、ここから夏休みの方も多いのではないのでしょうか🏄♂️ そんな今回は夏らしいラインナップでやっていきたいと思います🔥 商品のみならず、ゆーみんが私物で着て...
ty fashion 在 Facebook 的最佳解答
Đưa trang phục, văn hóa Việt tiếp cận dễ dàng hơn với giới trẻ. Tại sao không?
Thực tế mà nói rằng, khó mà ép buộc những người thế hệ mới quan tâm tới các nét văn hóa truyền thống Việt một cách đầy đủ và học thuật nhất. Cái cách mà những bậc tiền bối đi trước đang giáo dục và truyền tải những tinh túy dân tộc theo cảm quan của mình là hơi “nặng nề” và không “thiện cảm” đối với Gen Z (Những người sinh từ năm 1996 đến năm 2010). Để lấy ví dụ cho việc này thì giống như bạn đang ngồi ở một lớp “Đường lối KarlMax và Lenin” hay Ngữ văn, thực sự khó để khiến những người trẻ cảm thụ được các thứ diễn ra không trong thời đại của họ “Những thứ không nhìn tận mắt, sờ tận tay, nghe tận tai”.
Văn hóa không chỉ dừng ở thời trang, trang phục mà nó còn nằm ở nghệ thuật (Tranh ảnh, âm nhạc, kiến trúc..) và lối sống. Có một sự thật là chúng ta rành về trang phục, sử thi, giai thoại của Trung Quốc nhiều hơn là của Việt Nam. Những bộ phim cổ trang đến từ Trung Hoa luôn thu hút một lượng lớn người xem Việt Nam từ xưa đến nay. “Khang Hi vi hành kí”, “Cuộc sống hậu cung Tử Cấm Thành”, “Từ Hi Thái Hậu” hay “Diên Hi công lược”. Bằng việc đưa các drama tiêu biểu về cuộc sống phong kiến ngày xưa, những cuộc chiến chính trị vua – hoàng hậu – những sự ganh ghét mà ở thời đại nào cũng có. Các nhà làm phim Trung Quốc đã không chỉ duy trì các văn hóa sở tại mà còn truyền bá ra ngoài thế giới, ở đây là Việt Nam. Chúng ta thuộc làu đàn cổ truyền của nhà Thanh là gì, trang phục của giới hoàng thân – quốc thích, của người dân thời Minh, thời Thanh ra làm sao. Câu chuyện gần gũi và sát sàn sạt với đời sống hàng tinh thần hàng ngày của người dân đã làm những thứ văn hóa/trang phục đó trở nên được “tiếp thụ vô tình” một cách thành công.
Hàn Quốc cũng không phải ngoại lệ, phim cổ trang Hàn Quốc cũng đạt nhiều thành tích đáng nể trong việc chinh phục trái tim thị trường Việt. Cũng kiểu drama li kì xen lẫn các câu chuyện sử thi hoặc hư cấu, những thần y Hur Jun – nàng Dae Jang Geum hay gần đây là series hot trên Netflix là Kingdom cũng cho người xem về kiến trúc/trang phục và văn hóa Hàn Quốc xưa.
Sử thi Việt Nam hay không á? Xin thưa là rất hay, rất sống động và các giai thoại về những vua chúa đời Trần, đời Nguyễn, Hậu Lê – Tiền Lê còn kết tinh nhiều thứ liên quan đến văn hóa truyền thống Việt Nam. Kịch tính không? Drama không? Nếu có thể biến những giai thoại, trang sử đó thành phim thì mình đảm bảo không kém gì phim Trung Quốc – phim Hàn cả. Những vụ án đi vào lòng người như Án Lệ Chi Viên hay Thái hậu Dương Vân Nga hay cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, ba lần Hào Khí Đông Á dập tan tác quân Nguyên. Tại sao Quang Trung lại có thể thần tốc đánh quân Thanh chỉ trong vòng 1 tháng, tại sao nhà Nguyễn lại có thể mở mang bờ cõi Đại Việt xuống tận Chiêm Thành. Tại sao kinh thành từ Thăng Long lại chuyển qua Hoa Lư? Để từ đó có thể thấy được độ dày, độ da dạng của văn hóa Việt mà thông qua – chúng ta sẽ học được về kiến trúc, về trang phục và về những thứ liên quan khác như âm nhạc, nhạc cụ, tượng đá. Mà nó còn dẫn tới lịch sử của các ngành nghề truyền thống mật thiết với thời trang như Nuôi tằm, dệt vải, nhuộm chàm…
“Công chúa A vì vua cha bị hãm hại, giáng xuống thường dân và phải sống chui sống lủi trong 1 khu làng nhuộm vải. Hai bàn tay nàng nhuốm xanh thứ nước được lấy từ nhựa cây và các bột màu ghiền từ các củ…” Nghe drama không? Quá hấp dẫn chứ lị. Nhưng qua cách tiếp cận gần gũi đó, người xem ít nhất sẽ nắm được quy trình của việc sản xuất và nhuộm vải truyền thống của người Việt cũng như các trang phục thời đó.
Nhưng sao Việt Nam không làm?
Mình không biết, vì chi phí đầu tư cho 1 bộ phim cổ trang rất là lớn và đòi hỏi các chuyên gia lịch sử, văn hóa nhảy vào. Việt Nam không hẳn là không có nhưng còn rất ít và chưa trở thành bữa ăn tinh thần của nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ Nhưng sự quan tâm là có như các phim “Bình Tây Đại Nguyên Soái” “Thiên mệnh anh hùng” “Thái sư Trần Thủ Độ” đều được công chúng quan tâm. Dù ít dù nhiều, đều có thể dạy được phần nào đó về văn hóa Việt.
ĐẾN TÂN THỜI
Những bộ phim quy mô lớn thì tất nhiên sẽ có một level nhỏ hơn. Đó là MVs của các nghệ sĩ đề cập tới văn hóa Việt. Nhưng các bạn đếm xem có bao nhiêu nghệ sĩ Việt thường xuyên đề cập tới văn hóa truyền thống nước nhà. Đếm trên đầu ngón tay chắc được mấy người, mà có thì mang ảnh hưởng rất nhiều của Trung Quốc.
Có một người mà mình luôn yêu thích vì đã mang nhiều khía cạnh của tinh thần Việt để giới trẻ biết nhiều hơn. Đó chính là Hoàng Thùy Linh.
Mỗi nghệ sĩ sẽ có một hình ảnh để theo đuổi và xây dựng dựa trên mẫu tượng mà nguyên ekip gầy dựng. Một điều hơi chạnh lòng rằng, những nghệ sĩ “dám” đưa những bộ trang phục mang đậm chất dân tộc Việt lên các sản phẩm của họ chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các nghệ sĩ, các ekip, các công ty giải trí hiểu rõ vấn đề “Tự Tôn dân tộc” và “Yêu bản sắc” của đại chúng Việt Nam còn chưa được cao và chắc chắn sẽ không đạt được sự quan tâm nhiều như các bộ trang phục mắc tiền, của những thương hiệu gắn liền với sự giàu sang. Vậy – Hoàng Thùy Linh, lại dám nhảy sang một “niche market” – một ngã rẽ riêng của mình và thành công với nó.
Không chỉ thời trang mà bao gồm cả âm nhạc, những nhạc cụ truyền thống – những giai điệu đi vào tiềm thức văn hóa của dân tộc Việt cũng được thổi hồn của sự hiện đại nữa. Những bài hát “Tứ Phủ” “Bánh trôi nước” “Để mị nói cho mà nghe” đều diễn tả những điển tích, những giai thoại và tác phẩm văn học đã gắn liền với dòng máu Việt, con người Việt.
Nào, hãy nói về thời trang. Hoàng Thùy Linh và ekip khéo léo đưa tất cả những gì mà kho tàng thời trang và văn hóa Việt đã xây dựng cả ngàn năm. Từ áo dài, áo tứ thân, khăn đóng, áo yếm đến những quần áo của dân tộc thiểu sổ như chi tiết thổ cẩm, giày vải, quả pao, những chất liệu vải truyền thống của người Việt. Nhưng mà nó không hề “Nặng nề” với thế hệ trẻ hiện tại – những bộ trang phục truyền thống được giữ vững những nét truyền thống vốn có và được tinh chỉnh thêm nét hiện đại của hơi thở bây giờ. Điều đó có nghĩa là gì – nghĩa là bạn có thể hoàn toàn phối những thứ đó với những món đồ ngoại bang, mắc tiền hiện tại bây giờ và vẫn hoàn toàn phù hợp. Các bạn có thể thấy HTL vẫn diện những chiếc áo cách điệu với chân váy Burberry, giày Nike x PMP cơ mà. Hòa nhập nhưng không hòa tan.
“Thời trang bền vững” “Sustainable Fashion” – trong trường hợp này còn có thêm vào đây. Hoàng Thùy Linh đang thực hiện tốt “Sustainable Fashion”. Ở đâu – đó là việc “Truyền bá văn hóa và thời trang dân tộc”. Yếu tố con người và cộng đồng luôn được xem trọng trong vấn đề bền vững - Ở một bối cảnh, thế hệ trẻ yêu thích những sao sử dụng thương hiệu nước ngoài, thèm khát và muốn được như họ (Chẳng có gì sai) thì vấn đề làm sao để có thị trường và những người tiếp nối, đón nhận những giá trị bản sắc dân tộc Việt Nam luôn là một điều cực kì đau đầu. Với tiến độ như thế này, chẳng mấy chốc – kho tàng thời trang của người Việt sẽ bị mai một dần. Hoàng Thùy Linh là 1 điểm sáng hiếm hoi khi một nghệ sĩ truyền tải được văn hóa truyền thống qua các sản phẩm của mình và làm rất tốt điều đó.
Một điểm đẹp nữa đó chính là “Vấn đề nữ quyền” thông qua các sản phẩm âm nhạc của Hoàng Thùy Linh. Từ Đức Mẫu, Mị Nương… đều là những hình tượng phụ nữ thấp cổ bé họng trong xã hội phong kiến và một nét xấu về “Trọng nam khinh nữ” thường thấy của các nước Châu Á. Nên các bạn thấy hình tượng của Hoàng Thùy Linh và các nữ dancer luôn được chăm chút và rực rỡ nhất, một hình ảnh của người phụ nữ Việt thời đại mới đẹp đẽ, năng động và đầy sức hút. Không hề thua kém một ai.
NÓI ĐẾN RAPPER
Rap – thứ âm nhạc đường phố trở thành văn hóa đại chúng trong suốt 02 năm qua tại Việt Nam thu hút hàng triệu quan tâm của giới trẻ. Những nghệ sĩ rappers trở thành siêu sao, được tìm kiếm trên mạng rất rất nhiều. Và lại đếm trên đầu ngón tay, có bao nhiêu người đề cập – hoặc thể hiện các nét truyền thống của người Việt. Đặc biệt là trang phục, mấy người các bạn nhỉ. Suboi, Ricky Star (Bắc Kim Thang), Chú Ba…mmm, ai nữa các bạn kể tên hộ mình chứ mình toàn thấy US rapper không hà.
Đúng, các bạn có thể trách mình là “Quá vô duyên khi yêu cầu như vậy” nhưng “Tài năng đi đôi với trách nhiệm, Nổi tiếng đi kèm với sự truyền bá”. Các rappers bây giờ ảnh hưởng và là kênh tác động tới tâm trí người trẻ một cách dễ dàng và gần gũi nhất. Nhưng nó phải đến từ hai phía
Đó là Người đầu tư và người thể hiện.
Các rappers là con người, cũng phải sống – cũng phải kiếm tiền hay bất kì nghệ sĩ nào cũng vậy. Người đầu tư ở đây chính là các bên rót tiền để những người thể hiện/những người kể câu chuyện là các nghệ sĩ truyền tải được văn hóa quốc gia ra sâu hơn và có khi là cả thế giới.
Hàn Quốc, quốc gia hình ảnh rất giỏi việc nay. Chính phủ sẵn sàng đầu tư hoặc các tổ chức liên quan đến bộ VHTT sẵn sàng chi số tiền khổng lồ để mời các nghệ sĩ trẻ làm các sản phẩm quảng bá văn hóa đất nước, để vừa ra thế giới vừa truyền đạt tới thế hệ kế cận một cách tốt nhất.
Song song, là các công ty giải trí chủ quản cũng đặc biệt xem trọng việc thể hiện tinh thần đất nước qua các sản phẩm là MV của các rappers/các idols. BTS/Bigbang/AOMG..đều có các nghệ sĩ phù hợp để truyền tải nét đó. Thông qua MVs chúng ta lại được thấy trang phục/thời trang và kiến trúc. Gần gũi không – quá gần gũi.
Việc tiếp cận giới trẻ cần những phương pháp mềm mỏng và khéo léo hơn, chứ theo thực tại thì mình không biết rồi mai sau – những thứ như đàn bầu, đàn nhị, áo tứ thân, nón lá, ca trù, ca xẩm, kiến trúc kinh thành Huế, tượng nhà Nguyễn liệu còn ai biết tới nữa không? Cứ tập trung vào cách truyền thống sẽ không gây thiện cảm và nặng nề được.
Sẽ có nhiều người cho rằng đây là 1 hình thức “Culture Approriation” “Chiếm đoạt văn hóa” nhưng chí ít là người ta biết về văn hóa đó đã. Còn sửa sai hay dẫn mọi người đi theo con đường đúng đắn lại là trách nhiệm của những người đi trước và nổi tiếng trong công cuộc duy trì tinh thần Việt.
Cảm ơn mọi người!
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
ty fashion 在 Facebook 的精選貼文
Rei Kawakubo (Founder of Comme des Garçons, Dover Street Market)
Có lẽ ai cũng phải công nhận ngành công nghiệp thời trang hiện đại ngày nay đã phát triển lên một tầm cao mới. Mảnh đất này luôn là một thiên đường sáng tạo cho những nhân tài thể hiện những tầm nhìn khác người hoặc vượt xa thời đại của họ và thông qua đó tạo niềm cảm hứng ăn mặc cho những người khác.
Nhưng trong rừng biển “Fashion Designer” hiện nay, những người thực sự có “sức mạnh” đủ để thay đổi xu hướng của thời trang mà vượt qua mục đích lợi nhuận kinh doanh chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cũng chả phải nói đâu xa, nước ta cũng vậy. Thời trang ở nước ta, tính cả đường phố, một thương hiệu có thể thay đổi xu hướng chưa có, mặc dù có tiềm năng. Danh hiệu “Fashion Designer” nhan nhản như “Ếch gọi sau mưa” - mặc dù kiến thức, kỹ năng may mặc, xác định vải vóc chưa được thẩm định.
Bài viết này mình sẽ đề cập tới một trong những người phụ nữ quyền lực nhất của làng thời trang đương đại của thế giới. Các bạn chắc sẽ thấy hình ảnh trái Tim quen thuộc mà các bạn hay mặc trên những chiếc áo T-shirt, áo shirt, đôi giày Converse mà các bạn hay quen gọi là CDG người sáng tạo thương hiệu là ai chứ? Chiếc áo bạn đang mặc, chỉ là một trong những lines nhỏ của một trong những thương hiệu hùng mạnh của nữ thiết kế quyền lực bậc nhất thế giới - REI KAWAKUBO - người phụ nữ nhỏ nhắn đến từ xứ sở Nhật Bản đã mang một khái niệm về Avant-garde thay đổi cả high-fashion tới tận bây giờ.
Nhắc tới Avant-garde, bạn sẽ nhắc tới Quý ngài tóc dài Ricks Owen hay Tiên Sinh Yohji Yamamoto – tới những cái tên như Haider Ackermann, Ann Demeulemeester , nhưng bạn nên biết Comme des Garçons cũng nằm trong những “Tộc Vương” của Avant-Garde. “Quần áo bóng tối” (Darkwear) mà đa phần các bạn biết, chỉ gói gọn 1 phần nhỏ những gì chúng ta biết trong biển kiến thức thời trang đương đại sâu rộng mà thôi.
——
Rei Kawakubo sinh ngày 11/10/1942 tại Nhật Bản. Bà vốn không có một bằng cấp nào về ngành thiết kế thời trang nhưng với kiến thức về Văn học và Nghệ Thuật tại trường đại học Keio, nơi đã góp phần xây dựng con mắt thời trang của Rei. Sau khi tốt nghiệp, bà làm việc trong một xưởng may và một stylist tự do vào năm 1967. Tích dồn kinh nghiệm, bà sáng lập công ty riêng và mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1975. Comme des Garçons bắt đầu với đồ nữ nhưng chỉ trong vòng 3 năm sau, bà sản xuất cả menswear. Nhanh chóng, CDG có mặt tại những show diễn thời trang khác nhau tại Paris/ Pháp và vỏn vẹn 7 năm sau, CDG đã có cửa hàng đầu tiên tại tháp Eiffel.
—
Comme des Garçons( Like Boys - French meaning). Vốn xuất thân từ Nhật Bản, một nơi có truyền thống trọng nam khinh nữ nặng nề, Rei phát triển thương hiệu cũng vì mục đích thể hiện cái tôi của phụ nữ, những người thấp cổ bé họng trong xã hội. Cũng vì lí do đó, Comme des Garçons design thường có thiết kế khá feminist hoặc unisex, ưa chuộng cho nữ mặc hơn với những kiểu dáng thiết kế khá “nam tính”. Comme des Garçons cũng nổi tiếng vì sự “mộc mạc” trong “phức tạp”, tính anti-fashion và cũng phải kể tới những mẫu thiết kế mang tính “deconstructed”. Bà Rei cũng là một người khá kĩ tính trong việc chọn màu sắc và chất liệu của từng thớ vải, do từng làm việc từng trong một xưởng may nên bà Rei biết thế nào để đáp ứng những gì mình mong muốn mà mang một cơn gió “lạ” tới thời trang.
—
Rei Kawakubo là cái tên mà đã tạo nên niềm cảm hứng cho không ít những fashion designer thành danh khác, phải kể đến HELMUT LANG, ANN DEMEULEMEESTER và MARTIN MARGIELA.
Không giống như nhiều người chuộng màu đen vì mục đích căn bản là dễ phối đồ, Rei giải thích màu đen là thứ màu không bao giờ lỗi thời và với bà, nó là một thứ có “Tính cách” dưới những bản thiết kế của bà. Với bà, màu đen là một thứ có hồn.
—
Muốn viết về CDG thì viết cả ngày cũng không đủ những tính cách bộc phá của bà. Hiện tại Comme des Garçons đã phát triển ra khá nhiều lines để nhắm tới nhiều tới đối tượng khác nhau.. (Comme des Garçons SHIRTS, PLAY Comme des Garçons, BLACK Comme des Garçons etc) và với chồng bà – Adrian Joffe, Rei đã đồng sáng lập ra DOVER STREET MARKET, nơi những sản phẩm thời trang được bán online hoặc exclusive.
—
REI KAWAKUBO đã được vinh danh ở rất nhiều giải thưởng, hàn lâm và commercial đều có. Bà tuy giờ xuất hiện không nhiều nhưng nhắc tới bà, giới mộ điệu thời trang luôn nhắc tên REI như một biểu tượng sống về thời trang đương đại.—> Dành cho những bạn mặc áo CDG và muốn biết người sáng lập nên nó vĩ đại như thế nào.
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
ty fashion 在 ゆーみん&きうてぃ Youtube 的最讚貼文
🌴from_market開催決定🌴
春ぶりのポップアップ、中目黒にて開催致します!
来週の4連休の7/22,23に開催するということで、ここから夏休みの方も多いのではないのでしょうか🏄♂️
そんな今回は夏らしいラインナップでやっていきたいと思います🔥
商品のみならず、ゆーみんが私物で着ていたTシャツを中心にかなりの数持って行きたいと考えております👕
それとずっと在庫として眠っていたOld Levi'sも沢山持っていきます!
その他定番のグランパシャツやワークジャケットなどなど…
カフェでの開催になりますので、普通にコーヒー飲みに来るだけでもウェルカムです☕️
それでは当日、お待ちしておりますー!
"開催概要"
・時間
7/22 (木・祝) 13:00-19:00
23 (金・祝) 13:00-18:00
・場所
中目黒Lounge
〒153-0051
東京都目黒区上目黒3丁目6−18 TYビル
※現金はもちろん、クレジットもOKです💳
またレジ袋は基本的に用意しておりませんので、お持ち帰り用のエコバッグをお持ちください。
また今年は春夏秋冬一度ずつポップアップやっていきたいと思いますので、よろしくお願いします!🔥
・ゆーみんインスタグラム
https://www.instagram.com/yu_miiiiin/
ゆーみんが運営中の古着屋
「from_antique」
https://www.from-antique.online
インスタグラムはこちらから!毎日商品公開中。
@from_antique
https://www.instagram.com/from_antique
・きうてぃーインスタグラム
https://www.instagram.com/kiuty_takupy/
きうてぃーのオンラインショップ
「enchante vintage」
インスタグラム
@enchante_vintage
https://www.instagram.com/enchante_vintage/?hl=ja
ショップサイト
https://enchante73.fashionstore.jp/
ty fashion 在 TRÚC ZÚ Youtube 的最讚貼文
Đây là kênh youtube chia sẻ những món ăn, bữa ăn hàng ngày của Trúc. Rất vui vì được gặp gỡ mọi người trên kênh youtube này. Hi vọng mọi người vui khi xem các video. Và đừng quên để lại những bình luận góp ý, gợi ý về các món ăn cho Trúc nhé. Cám ơn rất nhiều!!
Còn đây là 2 cái Shop Online nho nhỏ của Trúc, mọi người có cần gì thì ủng hộ Trúc nha! :))))
FOOD: https://www.facebook.com/SHOP-C%C3%94-TR%C3%9AC-108931004046084/
FASHION: https://www.facebook.com/thoitrangTRUCZU
Mọi người có thể theo dõi các kênh Youtube khác của Trúc ở link bên dưới:
Kênh Vlog đời sống của Trúc:
https://www.youtube.com/channel/UCl9BNgXK2jtgNqpZMDGJgYQ
Kênh các sản phẩm giải trí/phim ảnh của Trúc:
https://www.youtube.com/channel/UC5snwdpZV0qDCemvKEZQwGg
#Truczu #Mukbang #Thichgiando
Đăng kí kênh: https://www.youtube.com/channel/UCaADLeaqtzksV_OtfG9LQ6Q
Fanpage: https://www.facebook.com/Tr%C3%BAc-Z%C3%BA-478274542577620/
Facebook: https://www.facebook.com/truc.tranthithanh.39
Email liên hệ: tranthithanhtruc12013@gmail.com
©copyright by T-Planet Corporation
**Tất cả các video trên kênh Trúc Zú thuộc bản quyền của công ty T-Planet. Vui lòng không reup.
ty fashion 在 Tinh Hoa Thương Hiệu Việt - Review Youtube 的最讚貼文
Mon Amie Veston - Fashion Tailoring
Tiền thân là công ty may Hoàng Vy từ năm 1991, Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực may mặc nói chung và thời trang Veston nói riêng, các khách hàng của thương hiệu Mon Amie hiện nay không chỉ còn dừng lại ở các đối tượng cá nhân như chú rể, sui gia, doanh nhân, công viên chức... mà ngay cả những tập đoàn - doanh nghiệp lớn cũng thường xuyên lựa chọn nhà may làm thương hiệu may đo đồng phục.
Mon Amie khẳng định vị thế của thương hiệu hàng đầu trên thị trường TPHCM. Một trong số ít Tailor tại TPHCM mang đến khách hàng dòng Suit may đo đẳng cấp. Các dòng sản phẩm Suit may đo ở nhà may Mon Amie là sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách Châu Âu và nét tinh hoa sẵn có từ ngành may đo thủ công.
.......................................
Công Ty Veston & Đồng phục Cao Cấp Mon Amie - Hoàng Vy
? Hotline: 0968.111.113 - 0968.111.118
? Email: Contact@monamie.vn
➡️ CN1: 357 Nguyễn Trãi P7 Q5 TPHCM
➡️ CN2: 114 Hồ Văn Huê F9 Q Phú Nhuận TPHCM
➡️ CN3: 80-82 Đường 3/2 F12 Q10 TPHCM
➡️ CN4: 92D Nguyễn Hữu Cảnh, P12, Q. Bình Thạnh, TPHCM
➡️ CN5: R107-108 Võ Thị Sáu, P. Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai
➡️ CN6: 37A Dương Tử Giang, P14, Quận 5, TPHCM
???? ?? ??????
Địa chỉ: 100 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
Liên Hệ: (+84) 849 999 991
Hotline: 0848 888 881
Website: https://prewedding.vn
#AmieDeCharmeWedding #Makeupbridal #AmieDeCharmeStudio #DressBridal