HÀNH TRÌNH SĂN TÌM RẮN HỔ MÂY KHỔNG LỒ, NẶNG HÀNG TẤN Ở MIỀN TÂY - phần 2 - hết
(Chuyện chép theo lời kể, kể sao chép vậy, đọc xong đừng bảo tui phét nha. Phét nhân vật kiện chết).
Mặc dù tên vườn quốc gia là U Minh Hạ, nhưng trung tâm của vườn và trụ sở ban quản lý lại ở huyện Trần Văn Thời. Xưa kia, rừng U Minh Hạ rộng mênh mông, đến sát nách TP. Cà Mau. Nhưng quá trình di dân, khai phá, rồi hàng loạt vụ cháy rừng diễn ra trong suốt mấy chục năm, mà rừng tràm nguyên sinh co lại, chỉ còn tập trung nhiều nhất ở huyện Trần Văn Thời. Hiện tại, theo con số mới nhất, rừng tràm U Minh chỉ còn 55 ngàn héc-ta. Trong đó, quy hoạch Vườn quốc gia U Minh Hạ rộng hơn 8.200 héc ta, nằm ở huyện Trần Văn Thời. Trong số diện tích đó, thì vùng bảo vệ nghiêm ngặt chỉ còn 1.600 héc-ta, có tên là rừng Vồ Dơi, thuộc xã Trần Hợi. Rừng Vồ Dơi là rừng tràm nguyên sinh ngập nước, vẫn còn tồn tại đầy đủ các loài động thực vật đặt trưng của rừng tràm, gồm heo rừng, nai, tê tê, khỉ, rắn chúa, rắn hổ mây, trăn đất, trăn hoa… Chính vì thế, những câu chuyện về rắn hổ mây khổng lồ ở địa bàn xã Trần Hợi vẫn là vấn đề mới mẻ, thời sự nhất.
Đường về hòn Đá Bạc, một bên là con sông đào thẳng tít tắp, một bên là đại ngàn U Minh với những thân tràm thẳng tắp cao ngất nghểu. Thi thoảng mới thấy một nếp nhà tạm, lợp gianh như chuồng gà, chuồng vịt ẩn hiện trong rừng. Mấy ngày lang thang ở rừng U Minh Hạ, đặc biệt ở khu vực xã Trần Hợi, tôi thu lượm được vô số chuyện về rắn hổ mây khổng lồ. Những câu chuyện về rắn hổ mây mang hơi hướng chuyện bác Ba Phi. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn, đến những cụ già tóc bạc cũng đều kể vanh vách.
Ngoài rắn hổ mây, thì Vườn quốc gia U Minh Hạ cũng là vương quốc của lươn và cá lóc. Vùng rừng ngập nước được bảo vệ nghiêm ngặt, cấm người ra vào này là nơi lúc nhúc cá, lươn. Những con lươn to bằng cổ tay nổi đầu thở bóp bép trên mặt nước, với cái thân lõng thõng trong làn nước trong. Cá lóc nhiều vô kể. Đặc sản của vùng này là cá lóc nướng trui. Đồng chí kiểm lâm tóm con nhái vào lưỡi câu gắn cục chì nhỏ, quăng ở con rạch trong rừng, kéo con nhái nhảy chòm chọp trên mặt nước một lát, thì giật lên mấy chú cá lóc giãy đành đạch. Cá lóc nướng trui rất đơn giản. Cá lóc sống nguyên, được xuyên vào cành tre, rồi nướng trên lửa rơm. Hoặc chỉ việc trải rơm, xếp cá lên, rồi châm lửa như thui chó. Cá lóc chín, nhỏ mỡ cháy xèo xèo, gạt lớp tro, đập tay bồm bộp cho sạch. Thế là, lá chuối trải ra, tay không gỡ miếng cá nóng bỏng, chấm muối ớt. Chỉ thế thôi, mà cũng tốn mấy xị rượu. Rượu tưng bừng rồi, những câu chuyện miên man về rắn chẳng bao giờ ngớt.
Ông Mười Nhớt, hiện 80 tuổi, thợ săn rắn kỳ cựu ở vùng U Minh là người gặp rắn khổng lồ rất nhiều. Nhà ông ở khu vực Cây 5. Cả thời trai trẻ ngang dọc trong rừng, rồi lại tiếp xúc với những bệnh nhân bị rắn cắn, trong đó có nhiều bệnh nhân bị rắn hổ mây tấn công, nên ông nắm được vô số chuyện về rắn hổ mây. Anh em kiểm lâm, kể cả lãnh đạo Vườn quốc gia, khi tìm hiểu về rắn hổ mây, cũng phải tìm ông để hỏi. Ông chính là kho chuyện về loài rắn to khủng khiếp ở vùng tràm ngập nước này. Theo ông Mười Nhớt, thì người kể chuyện về rắn hổ mây hay nhất chính là bác Ba Phi, một tay nói dóc nổi tiếng xứ Nam kỳ lục tỉnh. Bác Ba Phi quê ở xã Khánh Hải, tận ven biển, nơi rừng tràm trùm kín. Những câu chuyện về rắn hổ mây qua miệng bác Ba Phi đã trở nên nổi tiếng và hầu hết dân cư vùng rừng rú U Minh đều thuộc nằm lòng.
Chuyện rằng, ngày xưa, trong rừng U Minh Hạ, ở khu Vồ Dơi, là nơi ẩn náu của những con rắn hổ mây khổng lồ. Không ai biết những con rắn này sống ở đây từ thời nào, nhưng từ mấy trăm năm trước, khi cha ông đến vùng đất này, đã thấy chúng quần cư ở đây. Loài rắn này tuy lớn nhưng lại hiền lành. Chúng và con người sống hòa bình với nhau. Đất của người người sống, của rắn rắn ở, không xâm phạm đến nhau. Bọn rắn săn mồi cũng nhàn nhã. Chúng chỉ việc dựng thân mình qua ngọn cây, há miệng toang hoác. Đàn chim tưởng cây lớn, chui vào miệng đậu, làm tổ, thế là bị nuốt chửng. Những khi no mồi, rắn nằm ngủ trong rừng, mấy bác thợ săn tò mò lén tới ôm thử, thấy chu vi vòng bụng của chúng hết ba vòng tay người lớn.
Chẳng rõ có ai nhìn thấy rắn khổng lồ hổ mây tát kênh bắt cá hay không, nhưng chuyện rắn hổ mây là cao thủ bắt cá thì ai cũng kể vanh vách. Chuyện rằng, vào mùa khô, nước ở U Minh rút dần, cá tụ vào những vũng nước trũng ở các con kênh. Bọn rắn khổng lồ bò đi tìm những đoạn kênh lúc nhúc cá. Lặn xuống vũng nước mò từng con mà ăn thì không biết bao giờ mới đủ no, nên nó quấn đầu và đuôi vào thân cây, phần thân thả võng xuống vũng nước. Bụng nó thóp lại như cái gầu, rồi thân rắn cứ thế đung đưa, tát một lúc thì cạn cả mương, tha hồ ăn cá.
Những thợ rắn đụng mặt rắn khổng lồ ở U Minh Hạ
Ông Mười Nhớt năm nay tròn 80 tuổi, là bậc trưởng lão ở đại ngàn Vồ Dơi, hiểu biết sâu sắc về loài rắn khổng lồ. Ngay cả cán bộ kiểm lâm, các nhà khoa học, nghiên cứu sinh về U Minh tìm hiểu về hệ động thực vật, cũng đều tìm đến ông Mười Nhớt để thu thập thông tin. Vốn có kinh nghiệm ngót 50 năm là thợ săn rắn, nên không giống loài nhà rắn nào ở U Minh mà ông không biết. Không những thế, ông còn là thầy chữa rắn độc cắn giỏi nổi tiếng vùng U Minh, nên càng thông hiểu về rắn.
Đem những câu chuyện bác Ba Phi kể về rắn tới gặp ông Mười Nhớt, nhưng ông Mười Nhớt chẳng hề cười. Ông bảo, ông rất buồn khi người đời nghĩ rằng chuyện bác Ba Phi kể về rắn hổ mây là bịa tạc, tiếu lâm. Theo ông, những chuyện bác Ba Phi kể đều có thật, chỉ có điều, bác kể phóng đại lên chút cho vui mà thôi. Rắn khổng lồ ở U Minh là loài có thật 100%.
Xưa kia, rắn khổng lồ xuất hiện ở hầu hết các vùng rừng thuộc U Minh Hạ và U Minh Thượng. Ông Mười Nhớt gặp chúng ở nhiền nơi, tuy nhiên, vùng rừng rậm rạp Vồ Dơi chính là vương quốc của loài rắn khổng lồ này, nên ông gặp chúng thường xuyên. Rắn hổ mây không to đến mức 3 người ôm, nhưng nếu một vòng tay người ôm, thì không hết. Theo ông Mười Nhớt, loài rắn hổ mây thường đi thành cặp. Con đực có vòng thân nhỏ hơn con cái một chút, nhưng lại dài hơn và đen hơn. Khi cặp rắn này phối hợp săn mồi, thì cả cánh rừng ào ào như cuồng phong dữ dội, khiến tất cả các loài vật trong rừng tan tác, náo loạn.
Ông Mười Nhớt cho rằng, sở dĩ con người ít chạm mặt rắn khổng lồ, vì loài rắn này rất sợ con người. Dù chúng lớn như vậy, dễ dàng nuốt chửng con người, nhưng hễ thấy con người là chúng nằm im, hoặc chạy trốn. Bình thường, chúng thường ngóc đầu lên tận ngọn cây tràm để quan sát, hễ thấy bóng dáng con người là chúng chuồn êm. Con người chỉ có thể gặp chúng khi chúng đang nuốt mồi, hoặc ăn no nằm ngủ.
Lần cuối cùng ông Mười Nhớt gặp hổ mây khổng lồ là năm 1985, ở khu Vồ Dơi. Hôm đó thời tiết oi bức, nắng như đổ lửa, ông Mười Nhớt xách đồ nghề vào rừng kiếm rắn về bán. Trời nóng, bọn rắn mệt nằm trú trong bóng râm, nên bắt chúng khá dễ dàng. Ông Mười Nhớt lững thững đi men theo con rạch trữ nước cản lửa chống cháy để vào sâu trong rừng. Con mương đào dẫn đến tận lõi rừng Vồ Dơi. Hết con mương thì đến con đường mòn mà người đi rừng tạo thành. Từ xa, ông Mười Nhớt thấy một khúc cây to như cột đình vắt ngang đường. Mấy hôm trước vừa đi qua con đường này, không thấy khúc cây nào cả, mà giờ lại có khúc cây to tướng vắt ngang đường, nên ông Mười Nhớt lấy làm lạ lắm. Tiến đến gần, ông Mười Nhớt rụng rời tay chân, mặt cắt không còn giọt máu khi phát hiện khúc cây có vảy lấp lánh, lại lên màu hơi vàng mốc. Là thợ săn rắn, nên ông chắc chắn rằng đã gặp hổ mây khổng lồ. Biết rằng con hổ mây này đang phơi nắng ngủ say, nên ông Mười Nhớt lấy lại tinh thần. Tự dưng trí tò mò nổi dậy, nên ông nhẹ nhàng tìm hiểu về kích cỡ con rắn này. Ông không đủ can đảm thử ôm vòng tay vào thân nó như các thợ săn trong truyện bác Ba Phi, nhưng ông nhẹ nhàng lần về phía đuôi nó, xem dài cỡ nào. Lần về phía đuôi con rắn thấy an toàn, ông tiếp tục vòng lên phía đầu con rắn. Nhìn cái đầu nó nằm ngủ, mà bành ra bằng cái mẹt, ông Mười Nhớt lại lần nữa dựng tóc gáy. Sợ con rắn tỉnh dậy, táp một cái thì ông chui tọt vào bụng nó, nên ông không dám lại sát đầu con rắn. Tuy vậy, qua quan sát, ông Mười Nhớt cũng tính toán được chiều dài, vòng bụng của con rắn này. Theo đó, thân nó to cỡ một vòng tay người ôm, bằng cột đình và dài chừng 20m. Không rõ cân nặng của con rắn này thế nào, nhưng chắc chắn không dưới nửa tấn. Biết rằng, loài hổ mây thường đi theo cặp, theo đôi, sợ gặp con nữa, nên ông Mười Nhớt bỏ về thẳng, không dám vào khu vực đó bắt rắn nữa. Sau vụ chạm mặt rắn khổng lồ ấy, phải đến hơn tháng sau ông Mười Nhớt mới hoàn hồn, tiếp tục vào U Minh bắt rắn. Chỉ có điều ông tránh xa khu vực mà ông gặp con rắn khổng lồ nằm ngủ.
Ông Nguyễn Văn Thế, Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ cũng từng bỏ nhiều thời gian, công sức tìm hiểu về loài rắn hổ mây khổng lồ, mang nhiều hơi hướng huyền thoại ở U Minh. Ông đã gặp rất nhiều người chạm mặt loài rắn này. Ông Ba Hoàng, Mười Nhớt, Tư Nhớt, Hai Sanh, Ba Vinh, Hai Tây, Mười Ngọc… đều là những người nắm cả kho chuyện về rắn khổng lồ ở U Minh. Ông Thế cũng đã từng gặp trực tiếp và cho nhân viên gặp những nhân vật này để thu thập tư liệu về rắn hổ mây cùng các loài động vật hoang dã trong rừng U Minh và những nhân vật này đều khẳng định rắn hổ mây là loài có thật. Ông Thế hướng dẫn tôi tìm gặp ông Hai Tây, là thầy chữa rắn nổi tiếng, một võ sư danh bất hư truyền, lại có cả cuộc đời sống, chiến đấu trong đại ngàn U Minh, nên ông nắm rất rõ về rắn hổ mây.
Đi cắt qua con đường lầy lội vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Hạ, thì chúng tôi tìm thấy nhà chị Nguyễn Thị Lê, còn gọi là Út Lê. Chị Lê bảo, ba chị vốn sống cùng vợ chồng chị, nhưng vừa rồi Nhà nước cấp cho ít tiền, lại được người con cả tài trợ, nên dựng nhà về ấp để sinh sống. Nhắc đến chuyện rắn hổ mây, chị Lê vừa lộ ánh mắt sợ hãi, vừa hào hứng. Theo chị, năm 1981, gia đình vỡ nợ, bị chủ nợ truy lùng gắt gao, nên ba má đưa chị trốn vào rừng U Minh. Khi đó, các anh, chị đều đã lấy vợ, lấy chồng ở riêng, còn mỗi Út Lê, mới 18 tuổi, chưa có chồng, nên phải theo ba má. Ba chị, ông Hai Tây thông thuộc rừng U Minh như lòng bàn tay, nên dắt hai mẹ con vào tận rừng Vồ Dơi, giờ là vùng lõi của vườn quốc gia để dựng nhà sàn sinh sống. Khu vực đó chỉ có rắn rết, khỉ, heo, chẳng có bóng người ra vào. Nơi đó rắn hổ mây nhiều, nên thợ săn rắn cũng hãi, không dám mò đến. Tất nhiên là các chủ nợ cũng chẳng biết đường nào mà tìm ông Hai Tây.
Sống giữa bầy rắn khổng lồ, nên mẹ con Út Lê chẳng dám ra khỏi nhà. Ông Hai Tây dắt tới 10 con chó săn, toàn con hung dữ vào rừng. Bầy chó lúc nào cũng luẩn quẩn quanh nhà để bảo vệ hai mẹ con Út Lê. Riêng ba chị thì chẳng sợ gì, chỉ đeo cây phát bên mình là đi ngang dọc trong rừng kiếm đồ ăn. Ngày đó, chỉ đi khỏi nhà vài chục mét, là bắt được đủ thứ đồ ăn. Ông Hai Tây bẫy được đủ các loại heo rừng, nai, hoẵng, chồn, cầy. Tê tê nhiều vô kể. Ông Hai Tây chỉ việc xua chó vào rừng, thấy chó kêu thì chỉ việc chạy đến tóm tê tê. Hễ gặp chó, tê tê liền chúi đầu đào hang. Khi nó còn đang mải miết đào bới, thì thợ săn thò tay vào hang, cầm đuôi nó kéo ra là tóm được. Tê tê nhiều đến nỗi ăn mãi phát sợ, nên ninh nhừ thịt tê tê cho lợn ăn.
Chị Út Lê kể: “Đàn chó săn hung dữ có tới 10 con, nhưng một năm sau thì chẳng còn con nào. Cứ nghe thấy tiếng ào ào như lốc cuốn ở rừng tràm, rồi tiếng chó ăng ẳng kêu, là y rằng hắn hổ mây khổng lồ bắt mất chó. Nhiều lần tui nhòm mắt qua khe cửa, thấy con hổ mây thân hơi vàng lao vun vút trên ngọn cây. Đến sát nhà tui, nó ngóc đầu cao đến ngọn tràm, bành mang, phùng má nhìn phát khiếp. Bọn chó săn nhà tui cũng không vừa, xông ra sủa inh ỏi. Thế nhưng, nó chỉ há miệng phóng đầu chộp xuống là đớp ngang lưng con chó. Nó nhấc con chó lên tận ngọn tràm, đong đưa một lát rồi nuốt chửng luôn”.
Chị Út Lê khẳng định rắn hổ mây là loài có thật và to lớn không tưởng tượng nổi. Sống chui lủi trong rừng Vồ Dơi 10 năm trời, chị nhìn thấy hổ mây cả trăm lần. Nhưng điều lạ lùng, mà đến giờ chị vẫn không hiểu nổi, là vì sao chúng không ăn thịt người. Nếu chúng muốn, chúng có thể xơi mẹ con chị bất cứ lúc nào. Để khẳng định hổ mây là loài có thật 100%, chị Út Lê đã không quản đường xa, dẫn tôi mười mấy cây số đi tìm ba chị, tức ông Út Tây.
Đoạn đường đến nhà ông Út Tây chừng 15km, mà chúng tôi đi xe máy mất ngót một giờ đồng hồ. Con đường nhỏ xíu, chỉ đủ một xe đi, cứ dài hun hút. Ông Hai Tây đã 93 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, phong độ, minh mẫn. Ông vẫn hái thuốc cứu người, đặc biệt là những người bị rắn cắn. Ông khẳng định có bài thuốc cải tử hoàn sinh cho người trúng nọc rắn. Có nghĩa là, nếu ai bị rắn độc cắn, chết một lúc rồi, ông vẫn cứu được. Câu chuyện chữa rắn cắn của ông mang nhiều màu sắc liêu trai, kỳ bí.
Ở vùng U Minh này, nhắc đến ông Hai Tây, chẳng ai không biết. Riêng tên thật Nguyễn Văn Đã của ông, thì lại chẳng mấy ai hay. Sở dĩ người dân vùng U Minh gọi ông bằng nghệ danh đó, vì ông to lớn như Tây, lại nổi tiếng đánh Tây ở vùng U Minh này. Để khẳng định mình không bịa tạc về loài rắn hổ mây khổng lồ, ông Hai Tây lọ mọ vào phòng trong, lôi ra chiếc áo đính đầy huy chương. Chỉ tay vào chiếc áo trang trọng đó, ông nói một cách khảng khái: “Lấy danh dự của người lính cụ Hồ, tui khẳng định với nhà báo rằng, rắn hổ mây khổng lồ là có thiệt, chớ không phải chuyện dóc của bác Ba Phi. Rắn hổ mây là loài mà tui giáp mặt cả ngàn lần trong rừng U Minh rồi. Rừng Vồ Dầu chính là địa bàn tụ tập nhiều nhứt của hổ mây”.
Thời trẻ, ông Hai Tây ở nhà chăn trâu cho địa chủ. Năm 19 tuổi, ông có duyên gặp võ sư Trần Văn Anh ẩn tu trong đại ngàn U Minh. Vị võ sư này nhận ông Hai Tây làm đệ tử, truyền cho võ nghệ và những bài thuốc, đặc biệt là thuốc trị rắn cắn. Giỏi võ, nên ông Hai Tây đi lại hiên ngang trong rừng, chẳng sợ bất cứ con gì. Năm 1945, căm thù giặc dã giày xéo quê hương, nên ông Hai Tây tham gia bộ đội, theo những chí sĩ yêu nước hoạt động ở vùng U Minh. Khi đó, ông Hai Tây chiến đấu cùng ông Phạm Hùng. Thấy Hai Tây giỏi võ, nên ông Phạm Hùng phân công bảo vệ ông Phan Trọng Tuệ. Là cán bộ căn cứ U Minh Hạ, ngang dọc trong rừng, nên không góc rừng nào ở U Minh mà ông không nắm rõ. Đất nước Hòa Bình, ông làm cán bộ ở Ban Kinh tế mới tỉnh Minh Hải. Năm 1980 ông về hưu. Ông làm ăn riêng, nhưng vỡ nợ, nên lại tiếp tục trốn vào Vồ Dơi sống thêm chục năm nữa. Như vậy, tính ra, gần như cả cuộc đời ông gắn với rừng sâu U Minh Hạ. Vì thế, ông khẳng định rằng, ông là người chạm mặt rắn khổng lồ nhiều nhất và hiểu biết về loài rắn này cũng nhiều nhất.
Theo ông Hai Tây, không chỉ gặp rắn đi săn, gặp rắn khổng lồ đang ngủ, mà ông còn phát hiện ổ rắn khổng lồ và chính ông đã nhảy vào ổ rắn nằm chơi một lát. Hồi đó chừng năm 1960, ông mắc võng dưới rừng tràm ngủ trưa. Đang thiu thiu ngủ, bỗng tiếng khỉ ríu rít, náo loạn, rồi tiếng ào ào từ xa vọng lại. Đàn khỉ chạy nhảy, đu cây nháo nhác trên đầu, rồi tụ vào một chỗ. Con nào con nấy run lẩy bẩy, ánh mắt thất thần. Cặp hổ mây khổng lồ, thân dài tít hút vắt từ cây nọ sang cây kia, dồn đàn khỉ vào một chỗ. Hai con rắn khép vòng vây, đàn khỉ chẳng còn đường thoát. Hai con hổ mây miệng há hoác đớp khỉ. Đớp rồi, nó lại nhả ra. Những con khỉ tội nghiệp rớt xuống đất. Vừa bị cắn dập cơ thể lại bị nọc độc, nên giãy đành đạch, sùi bọt mép. Hai con rắn thi nhau đớp một lúc thì cả chục con khỉ rơi xuống như sung. Một số con nhảy xuống đất, mở đường máu tháo thân thì thoát.
Giết hại lũ khỉ rồi, hai con rắn khổng lồ mới thư thả nuốt từng con mồi. Ở hoàn cảnh đó, nhưng ông Hai Tây không hề sợ hãi. Súng đeo trên vai, dao phát lăm lăm trong tay, sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, cặp rắn này chỉ nhìn ông một lát, rồi bỏ đi. Trí tò mò nổi lên, ông Hai Tây lặng lẽ đi theo cặp rắn. Đi chừng hơn giờ đồng hồ, thì xuất hiện một ụ đất cao, với chằng chịt các loại dây leo, lá lẩu vây kín, trông như một đống rơm khổng lồ. Ụ đất ấy hõm xuống, nhẵn thín. Con rắn cái nằm khoanh tròn trong ổ, còn con đực vắt mình trên cây trông phát hãi. Khoảng 2 tiếng sau, cặp rắn này lại mò đi. Chờ chúng khuất dạng, ông Hai Tây men lại gần, nhảy vào ổ rắn. Cái ổ rắn ấy có đường kính lên đến 6m, nhẵn bóng. Khả năng cặp rắn này chuẩn bị sinh đẻ, nên mới làm ổ như vậy. Tuy nhiên, tháng sau, ông Hai Tây tìm đến ổ rắn này, thì không thấy rắn đâu, cỏ cây đã mọc kín. Sau này ông Hai Tây mới hiểu rằng, do ông nhảy vào ổ rắn, để lại hơi người, nên chúng bỏ ổ đi mất. Theo ông Hai Tây, bọn rắn hổ mây làm ổ ở nơi rất kín đáo, không có bàn chân con người, do đó, không phải ai cũng có cơ duyên thấy được ổ rắn. Ngoài ông Hai Tây, thì chỉ nghe nói có ông Tư Nhớt cũng từng được tận mắt ổ rắn hổ mây.
Những lần một mình ông gặp rắn hổ mây khổng lồ thì nhiều không đếm xuể, nhưng có một lần, không chỉ ông, mà cả trăm người được tận mắt loài rắn này. Ấy là năm 1983, rừng U Minh cháy khủng khiếp, ông cùng hàng ngàn người tham gia chữa cháy. Nhóm của ông gồm 200 người, cấp tốc phát cây, tạo khoảng cách để lửa không tiếp tục bén rộng. Khoảng trống chừng 15m đã được mở, khu vực cũng được tưới nước ướt đẫm, để lửa không bén qua. Đang trong quá trình mở đường thì từ phía rừng cháy, cặp rắn hổ mấy khổng lồ trườn qua khoảng trống phát quang, trốn vào khu rừng chưa cháy. Cả trăm người có mặt đều được tận mắt cặp rắn. Nhiều người tá hỏa tam tinh vứt dao chạy thục mạng, không dám đi cứu rừng nữa. Con to cỡ một vòng tay người lớn, con nhỏ thì bé hơn chút. Không ai biết nó dài bao nhiêu mét, vì thấy trườn mãi mà đuôi nó mới trôi qua khoảng trống. Hai con rắn vừa bò vừa thở khù khù. Tiếng khù khù vang xa, mãi sau mới biến mất. Theo ông Hai Tây, khả năng cặp rắn này chạy trốn lửa, mệt mỏi, nên mới mới bò chậm chạp và thở khù khù như thế, bởi hổ mây là loài cực kỳ mạnh mẽ, thường phóng ào ào trên ngọn tràm để săn mồi.
Câu chuyện rợn tóc gáy của cựu kiểm lâm
Cho dù có sưu tập đủ cả trăm câu chuyện rùng rợn về rắn khổng lồ, cho dù có cả ngàn người kể thao thao bất tuyệt về rắn hổ mây khổng lồ, mà không có được một tấm ảnh, một tiêu bản rắn khổng lồ, thì loài rắn này vẫn mang hơi hướng huyền thoại. Tuy nhiên, nếu chuyện về loài rắn thân to như cây thốt nốt già, đầu ngóc lên tận ngọn tràm, phóng ào ào như gió bão trên đọt cây được kể ra từ miệng của những cán bộ, kiểm lâm đáng kính, thì không phải chuyện tào lao, chuyện bác Ba Phi nữa. Trong số những cán bộ kiểm lâm đáng kính tận mắt hổ mây khổng lồ, có một nhân chứng sống là ông Chín Của, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Cà Mau.
Ông Chín Của có cả cuộc đời làm kiểm lâm, gắn bó với rừng U Minh Hạ. Sau về TP. Cà Mau làm lãnh đạo ngành kiểm lâm, nhưng hàng ngày ông vẫn gắn bó thân thiết với đại ngàn tràm. Về hưu, ông bỏ lại căn nhà ở trung tâm thành phố, về lại U Minh Hạ dựng nhà, làm điền trang sống cuộc đời thanh nhã. Nhắc đến loài hổ mây trong chuyện bác Ba Phi, ông Chín Của to ra không hài lòng. Ông bảo, chuyện bác Ba Phi là chuyện dóc, chuyện hài, nhưng rắn hổ mây khổng lồ là loài có thật, chính mắt ông đã tận mắt, suýt chạm vào cái thân kinh hãi to bằng cây thốt nốt của nó.
Lần ấy, là cuối năm 2002, ông Chín Của lôi cán bộ kiểm lâm dưới quyền là Đỗ Thanh Hóa đi một vòng rừng đặc dụng Vồ Dơi để tuần tra. Khi đó, con đường tuần tra cắt ngang rừng Vồ Dơi vừa được mở, rộng tới 8m, để thuận tiện cho việc tuần tra, đi lại, xe bồn cứu cháy rừng kịp thời. Khi gần đến khu vực lõi rừng Vồ Dơi, nơi bầy khỉ hót náo loạn, chim kêu ríu ran, thì bỗng dưng kiểm lâm Hóa phanh xe suýt ngã nhào. Ông Chín Của mắng đổng: “Không biết thằng nào kéo cây chắn đường thế này. Rõ ràng chúng định ám hại kiểm lâm đây”.
Kiểm lâm Hóa dựng xe, cùng sếp tiến lại phía “thân cây” lẫn trong đám cỏ tính kéo ra lấy lối đi. Cách 5m, ông Chín Của la lớn: “Rắn hổ mây, rắn hổ mây!”. Dù làm kiểm lâm đã ngót 30 năm, đi dọc ngang đại ngàn U Minh Hạ, nhưng tuyệt nhiên ông Chín Của vẫn chưa có cơ duyên gặp được rắn hổ mây khổng lồ. Ông cũng như anh em, mới chỉ nghe những người đi rừng kể lại và tin đó là chuyện của bác Ba Phi. Nhưng giờ đây, trước mặt ông, rõ mồn một là con rắn hổ mây khổng lồ, to bằng cái gối ôm của người lớn. Là kiểm lâm bao năm, nên ông Chín Của chắc chắn nó không phải là trăn. Thân nó hơi vàng mốc, đúng như lời những người đi rừng tận mắt kể lại. Khi đó, mặt cắt không còn giọt máu, đôi chân ông ríu lại. Kiểm lâm Hóa dắt xe quay đầu, luống cuống thế nào ngã chổng vó. Thấy động, con rắn ngóc đầu lên lưng chừng thân tràm, đầu bành to bằng cái mẹt. Nó mở to đôi mắt vàng khè ngó hai người, rồi trườn qua đường, ve vẩy cái đuôi, mất hút trong rừng thẳm. Con đường rộng tới 8m, mà nó trườn một lúc mới thấy đuôi. Là người có kinh nghiệm tính toán về loài bò sát, nên ông Chín Của ước tính con rắn khổng lồ ấy dài chừng 20m, nặng vài trăm kg. Theo ông Chín Của, nếu hôm đó không phanh xe kịp, đâm vào con rắn, nó nổi giận lôi đình táp một cái thì hai mạng người không đủ lót dạ cho nó. Hồi ông gặp con rắn đó, ông đang là Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Cà Mau, anh Nguyễn Văn Thế mới là Hạt trưởng hạt kiểm lâm Dầu Dơi (khi đó, Vườn quốc gia U Minh Hạ chưa thành lập, mới chỉ có rừng đặc dụng Dầu Dơi và Vồ Dơi). Vì sợ anh em kiểm lâm hoang mang, nên ông Chín Của không kể với ai ngoài anh Thế. Sau này, khi một số anh em kiểm lâm cũng giáp mặt rắn khổng lồ, ông Chín Của mới công bố thông tin.
Cũng từng có ngót 20 năm gắn bó với Vườn quốc gia U Minh Hạ, đặc biệt là cũng từng ngang dọc vùng lõi Vồ Dơi, nhưng anh Nguyễn Văn Thế, Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ lại chưa có cơ may được diện kiến loài rắn khổng lồ mang hơi hướng huyền thoại này. Theo anh Thế, rừng U Minh có rất nhiều loài rắn. Rắn nước có nhiều, rắn độc cũng lắm. Riêng rắn hổ chúa loại trên dưới 10 kg thì rất nhiều. Trăn thì có hai loại phổ biến là trăn đất và trăn hoa. Những con trăn nặng cỡ trên dưới 100kg thì có rất nhiều trong U Minh Hạ. Hổ mây cỡ 10 đến 20kg cũng có nhiều, nhưng tuyệt nhiên anh chưa gặp những con rắn khổng lồ, nặng hàng tạ. Chuyện ông Chín Của và anh Hóa cưỡi xe máy và gặp rắn khổng lồ anh cũng được nghe kể, giống như chuyện gặp rắn khổng lồ mà nhiều người ở vùng Vồ Dơi cũng đã kể. Anh Thế sưu tầm được vô số chuyện kể về rắn khổng lồ, chỉ có điều dịp may được tận mắt vẫn chưa đến được với anh. Theo anh Thế, ngoài ông Chín Của, thì còn có một số đồng chí kiểm lâm nữa tận mắt rắn hổ mây khổng lồ, là anh Võ Văn Vinh và nhóm kiểm lâm ở chốt Cây Gừa.
Anh Võ Văn Vinh là người ở xã Trần Hợi, có tài đi rừng từ bé. Hồi 13, 14 tuổi, các đồng chí kiểm lâm vào U Minh Hạ còn bị lạc trong rừng, nhưng cậu bé Vinh thì không ngóc ngách rừng U Minh Hạ nào là không thuộc. Vinh có thể đi rừng cả tuần, nhưng vẫn nhớ lối ra một cách chính xác. Giờ anh Vinh đã 39 tuổi, chuyện lần đầu tiên gặp rắn hổ mây khổng lồ diễn ra năm 15 tuổi, tức là cách nay đã 24 năm, song anh Vinh vẫn còn nhớ như in. Con rắn kinh khiếp ấy in đậm trong tâm trí của anh, nên không bao giờ anh quên được.
Bữa đó, vào dịp cuối năm, cậu bé Vinh vào khu vực rừng Vồ Dơi để đơm cá, câu lươn. Đến khu vực cỏ lác, tràm thưa, khô ráo, thấy tiếng lợn rừng ăng ẳng, tưởng con lợn dính bẫy nên Vinh tiến lại xem. Bỗng dưng, từ đám cỏ lác cao đến bụng, con rắn khổng lồ dựng đứng cái thân to bằng khạp da bò (chum), cao đến 4m, bành mang bằng cái nia, thè lười thở phì phì. Nó liên tục phóng xuống mổ con lợn rừng. Con lợn cũng không vừa, nhe hai nanh nhọn hoắt húc con rắn. Cuộc chiến đấu diễn ra chừng vài phút, thì con lợn lăn quay vì bị trúng độc. Con rắn khổng lồ há miệng táp con lợn, rồi từ từ nuốt chửng. Bọn trăn khổng lồ trong rừng U Minh cũng thường xuyên nuốt lợn, nai, hoẵng, nhưng nuốt cả tiếng mới xong, riêng rắn hổ mây chỉ táp một cái là nuốt chửng vào bụng. Con lợn độc chiếc nặng ngót một tạ, mà nó nuốt chửng như vậy, thì anh chàng Vinh nhỏ bé chẳng đủ tráng dạ dày cho nó. Nghĩ thế, Vinh ba chân bốn cẳng chạy thục mạng khỏi rừng Vồ Dơi. Sau này, cũng có vài lần Vinh gặp rắn hổ mây khổng lồ, nhưng chỉ to cỡ cái phích, hoặc thân cây tràm lớn, chứ chưa bao giờ gặp lại một con hổ mây to như thế. Những khoảng chục năm trở lại đây, dù nhiều lần dẫn anh em cán bộ khoa học, các nhà nghiên cứu đủ cả ta lẫn Tây vào Vồ Dơi, với máy móc quay phim chụp ảnh hiện đại, nhưng không có thêm cơ hội nào gặp được rắn khổng lồ nữa. Riêng những con hổ mây cỡ trên dưới 20kg thì anh vẫn gặp nhiều.
Vào rừng tìm hổ mây
Anh Nguyễn Văn Thế, Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi có được một chuyến xuyên rừng Vồ Dơi, với mục đích đi tìm loài rắn khổng lồ ở U Minh Hạ. Dù cơ may chạm mặt rắn hổ mây khổng lồ chỉ là một phần triệu, song tôi vẫn háo hức lên đường. Dù không gặp được hổ mây to như khạp da bò, phóng như bão cuốn trên đọt tràm, song cảm giác được vào “Vương quốc rắn khổng lồ” cũng vô cùng thú vị. Đoàn thám hiểm chúng tôi gồm có anh Nguyễn Huân, người Cà Mau, nhà báo Nam Giao (tạp chí Thế giới mới, văn phòng Cần Thơ). Nhà báo Nam Giao là người từng có nhiều lần tìm hiểu về U Minh Hạ. Anh Huân là một nhà doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Anh có nhiều điền trang ở vùng U Minh và rất háo hức nghiên cứu về rắn hổ mây khổng lồ. Chúng tôi còn được anh Nguyễn Tấn Truyền, cán bộ khoa học của Vườn quốc gia U Minh dẫn đường vào đại ngàn Vồ Dơi tìm rắn hổ mây khổng lồ. Máy ảnh, máy quay chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ. Đại anh Huân còn mang theo cả máy quay ban đêm, với mong muốn ghi lại sắc nét các loài vật trong bóng đêm U Minh Hạ.
6 giờ sáng, khi mặt trời đỏ lòm ở đường chân trời, thì chúng tôi đã nai nịt đầy đủ, dao phát mỗi người một con, chui qua cổng vườn quốc gia nhằm con đường mòn hướng vào rừng Vồ Dơi. Cuốc bộ đến rạc cẳng, mặt trời treo trên ngọn tràm, thì một cái chòi canh xuất hiện. Tôi hỏi anh Truyền: “Rừng rậm um tùm thế này thì chắc đây là lõi rừng Vồ Dơi rồi anh nhỉ?”. Anh Tấn Truyền cười bảo: “Nhà báo còn phải đi nửa ngày nữa mới đến vùng lõi. Đây mới chỉ là vùng đệm thôi”. Chúng tôi tranh thủ trèo lên chòi canh. Chòi canh cao bằng ngôi nhà 10 tầng, vọt khỏi tán rừng tràm. Đứng trên chòi canh, nhìn ra tứ phía, chỉ thấy bạt ngàn tràm. Rừng tràm kéo dài đến tận đường chân trời. Ở vùng đồng bằng sông nước mà giữ được một cách rừng rộng đến hơn 50 ngàn héc-ta, trong đó 2.500 ha bảo vệ nghiêm ngặt, không ai được vào, thì quả là kỳ công. Rừng tít tắp, hoang hoải thế này, thì đi tìm con rắn khổng lồ khó khăn có khác gì đi tìm cây kim. Gặp được rắn hay tìm được kim, thì cũng chỉ là cơ may mà thôi, có lẽ khó hơn trúng giải độc đắc.
Mới chụp được vài kiểu ảnh, anh Truyền đã giục chúng tôi lên đường cho kịp tới chốt kiểm lâm Cây Gừa. Càng vào sâu, rừng tràm càng bạt ngàn, gây leo chằng chịt, bít lối. Chim hót ríu ran, khỉ chuyền cành rào rào khi thấy bóng người. Trời vừa nhập nhoạng tối, thì chúng tôi đến chốt Cây Gừa. Đợt này anh em kiểm lâm viên vào sâu trong rừng tuần tra, vừa đẩy đuổi các đối tượng vào săn bắt thú rừng, vừa kiểm soát tình trạng cháy rừng. Do có hẹn trước từ lãnh đạo, nên anh Tuấn ở lại chốt tiếp chúng tôi. Đặc sản cá lóc nướng trui anh Tuấn đã chuẩn bị sẵn. Rượu vẫn còn nửa can để ở gậm giường. Chúng tôi nhập cuộc nhanh chóng. Mỗi người chỉ uống vài chén, để không bị say, lại có thêm khí phách vào rừng đi tìm rắn khổng lồ.
Kiểm lâm viên Nguyễn Văn Tuấn, sinh năm 1971, quê ở Bến Tre, nhưng theo cha mẹ về U Minh sinh sống từ năm 15 tuổi. Từ đó, anh gắn bó với rừng U Minh Hạ này, nên thuộc rừng lắm. Lớn lên lại làm kiểm lâm, ngang dọc rừng U Minh Hạ, chẳng còn chỗ nào không in dấu chân anh. Bao năm đi rừng không có cơ may giáp mặt hổ mây, nào ngờ, mới đây, khi chuyện về hổ mây cứ rơi dần vào huyền thoại, vì ít người giáp mặt, thì anh và các đồng chí kiểm lâm ở chốt Cây Gừa lại được phen hú vía nhớ đời.
Nhấp ngụm rượu, anh Tuấn kể: “Đêm ấy, 4 năm trước, chừng 8 giờ đêm, khi anh em vừa tan cuộc lai rai, đang ngồi khoanh chân trên chiếc giường độc nhứt, thì nghe tiếng kêu của con chồn. Ở U Minh nhiều chồn lắm, nên tiếng kêu của nó chẳng lạc đi đâu. Nghĩ có kẻ vào rừng đặt bẫy, nên bọn tui lấy đèn pin ra soi thám thính tình hình. Tiếng con chồn kêu bên bờ kinh xáng, cách chốt khoảng 50 mét. Soi ở chỗ con chồn kêu mà chẳng thấy cái bẫy nào, cũng không thấy chồn đâu. Bỗng tiếng con chồn lại kêu ở phía xa. Nghĩ có con trăn nào bắt chồn, nên tui và Lĩnh, Hải lội vào rừng dọi đèn pin. Đến chỗ bụi tràm cao chừng 10m, cách bờ kinh chỉ 15m, cả ba chúng tui há hốc miệng, chết đứng, không ai dám nhúc nhích. Chiếc đèn pin tui cầm rọi đúng vào đầu con rắn. Cái miệng nó đang ngậm con chồn, đong đưa nhè nhẹ ở lưng chừng cây tràm. Hai mắt nó mở to bằng hai quả trứng, cách nhau tới gang tay. Tui rọi đèn xuống thấp hơn, thấy thân nó hơi ngả màu vàng trắng, đường kính thân cỡ 3 tấc, to gấp 2 lần cái phích. Tui tiếp tục dọi đèn đến phía đuôi nó, nhưng chỉ dọi được khoảng 5m thì không thấy nữa, vì thân nó lẫn trong bụi cây, tối thui. Bọn tui nắm tay nhau thật chặt, lùi lại từ từ, rồi ba chân bốn cẳng chạy tháo thân. Tối đó, bọn tui trốn tịt trong trạm, không ai dám ra bìa rừng nữa”.
Theo anh Tuấn, sau khi xảy ra sự việc giáp mặt rắn hổ mây khổng lồ, chốt kiểm lâm Cây Gừa đã về Vườn quốc gia U Minh Hạ báo cáo lãnh đạo gồm anh Nguyễn Văn Thế (giám đốc) và anh Tạ Vũ Linh (phó giám đốc). Lúc đó, anh Tuấn mới biết đến chuyện ông Chín Của và anh Hóa cũng từng chạm mặt hổ mây khổng lồ. Nơi ông Chín Của và anh Hóa đi tuần gặp hổ mây bò ngang đường cách trạm Cây Gừa, nơi nhóm kiểm lâm này ở khoảng 3000 mét. Lãnh đạo vườn quốc gia đã động viên anh em tiếp tục yên tâm công tác, bởi loài hổ mây tuy to lớn, nhưng không sát hại người bao giờ cả.
Hai tháng sau vụ rắn hổ mây khổng lồ về sát chốt bắt chồn, thì con hổ mây đó lại bò về “thăm” anh em kiểm lâm. Bữa đó, sau khi nhóm kiểm lâm gồm 6 anh em Thình, Lĩnh, Hải, Khai, Nam, Tuấn ăn cơm tối xong, mọi người uống trà, thì anh Lĩnh nhận nhiệm vụ ra bờ kênh ngay cạnh chốt nhấc rọ đơm cá. Vừa đi ra bờ kênh, cách chốt 20m, thì anh Lĩnh hét lớn: “Tới nữa anh ơi?”. Anh Tuấn chạy ra khỏi lán hỏi: “Tới gì mày?”, rồi cả nhóm kiểm lâm mỗi người một chiếc đèn pin chạy tới. Một con hổ mây khổng lồ đang bò ở ngay bìa rừng, cạnh bờ kênh. Nhóm kiểm lâm đứng cách con rắn chỉ 10m. Tất cả đèn pin được bật lên xem là rắn hay trăn. Bỗng nhiên, con rắn cất đầu lên không trung, cao tới 4m, rồi bành mang thở phì phì. Loài trăn bò dưới đất chỉ dũi dũi đầu, chứ không bao giờ cất đầu cao như thế. Đó chính xác là con rắn hổ mây khổng lồ, lớn tương tự như con mà nhóm kiểm lâm này gặp hai tháng trước. Nhiều khả năng đây chính là con rắn khổng lồ mà các anh đã gặp hôm nó về sát chốt tóm con chồn. Con rắn vừa cất đầu lên, anh Tuấn hét lớn: “Chạy chúng mày ơi!”. Thế là cả nhóm kiểm lâm cùng chạy té tát về chốt.
Lúc đó, nhóm kiểm lâm này mới hiểu vì sao, một số hộ dân sống rải rác trong rừng, cách chốt kiểm lâm Cây Gừa khoảng 2-3 cây số liên tục bị mất chó. Nhiều khả năng con hổ mây này không kiếm được mồi, nên mò về chỗ có người ở để săn chó nuôi. Đàn khỉ lông vàng thường về chốt Cây Gừa anh em kiểm lâm đếm được tới 35 con, nhưng số lượng cứ giảm dần, giờ chỉ còn 13 con. Có thể con hổ mây này đã xơi tái phần lớn đàn khỉ.
Những ngày sau lần gặp hổ mây khổng lồ, đêm nào cũng vậy, anh em kiểm lâm đều nghe thấy tiếng ào ào như gió cuốn ở rừng tràm, quanh quẩn chốt kiểm lâm. Biết rằng con hổ mây đang ở gần chốt, nên anh em kiểm lâm sợ hãi không ngủ được. Khi đó, chốt kiểm lâm chỉ dựng tạm bằng mấy chiếc cột, lợp lá tràm, bọc thêm tấm bạt bên trên để chống dột. Mấy kiểm lâm chả khác gì con mồi trước miệng rắn. Sau vài đêm mất ngủ, anh em kiểm lâm chốt Cây Gừa sợ hãi quá, lại kéo về gặp lãnh đạo Vườn quốc gia U Minh Hạ. Mọi người nhất loạt đòi bỏ chốt, chứ ở đó sợ lắm, con rắn không săn được mồi, đói bụng, thì anh em mất mạng như chơi. Thấy sự việc có vẻ trầm trọng, lãnh đạo Vườn quốc gia U Minh đã làm chuyến khảo sát xuống chốt Cây Gừa. Các phương án được đưa ra gấp rút, đó là dựng chốt bằng gỗ, có cửa chắc chắn và quây chốt bằng lưới B40. Dựng vách nhà thì anh em kiểm lâm đồng ý, nhưng dựng lưới thì không, bởi lưới B40 chẳng ăn thua gì với con rắn. Nếu nó mò vào chốt, thì tấm lưới chả khác gì cái rọ nhốt anh em kiểm lâm, để nó có thể bình tĩnh thưởng thức từng con mồi. Cứ để nhà trống, nó mải ăn người này, thì người kia còn có cơ hội tẩu thoát. Ngoài việc dựng nhà chắc chắn, chốt kiểm lâm còn được phân một khẩu súng, do anh Hải quản lý. Tuy nhiên, lãnh đạo quy định rõ, chỉ được dùng súng để bắn dọa, xua đuổi con rắn, trừ khi nó tấn công người. Mỗi kiểm lâm cũng được cấp một con dao mác rất dài và sắc, luôn đeo bên mình để phòng thủ. Ngoài ra, chốt kiểm lâm Cây Gừa cũng là đơn vị duy nhất ở vườn quốc gia được cấp đèn sạc rất mạnh và máy Icom, để cấp báo khi bị rắn hổ mây tấn công. Tuy nhiên, sau khi được trang bị tận răng, thì con hổ mây khổng lồ đó xuất hiện thưa thớt dần. Anh em kiểm lâm ở đây chưa nhìn thấy nó thêm lần nào nữa.
Đồng hồ điểm 8 giờ đêm, chúng tôi nai nịt lên đường. Đèn pin người cầm tay, người đeo ở đầu. Người cầm dao, người cầm gậy cốt để an lòng, rồi cứ thế đi dọc bờ kênh. Thi thoảng lại có một con đường mòn cứu hỏa cỏ rậm lấp lối dẫn vào trong rừng. Anh Tuấn đi trước soi đèn, vạch cỏ xua rắn, chúng tôi lò dò theo sau. Đi một lát, anh Tuấn lại dừng lại, bảo mọi người im lặng để anh lắng tai nghe. Tuy nhiên, chẳng thấy sự di chuyển ào ào như bão cuốn của rắn khổng lồ từ xa vọng lại. Rừng đêm yên tĩnh đến lạ thường. Thi thoảng, từ xa vọng đến tiếng nai tác, tiếng chồn kêu nhang nhác tiếng mèo. Rắn hổ mây khổng lồ chẳng thấy đâu, nhưng chúng tôi chụp được vô số hình ảnh về các loại rắn nước, rắn độc to cỡ cổ tay, ngón chân người. Thậm chí, có cả những chú rắn có râu, nhỏ bằng cái đũa, nằm khoanh tròn trên lá khoai nước mặt kệ ánh đèn pin và đèn flash sáng lòa.
Đêm sau, chúng tôi đã nhử rắn hổ mây khổng lồ bằng cách buộc vịt vào dây thả dưới mương cho nó kêu, đêm sau thử bằng con chó cỏ, rồi đêm tiếp treo chú mèo lên ngọn tràm để giả mồi chồn… Thế nhưng, suốt cả tuần mà rắn hổ mây khổng lồ vẫn không xuất hiện. Anh Nguyễn Tấn Truyền, cán bộ khoa học của vườn quốc gia bảo rằng, anh đã nghe vô vàn chuyện về rắn hổ mây khổng lồ trong rừng U Minh, nhưng bản thân anh, cũng ngang dọc trong rừng mười mấy năm rồi, mà vẫn chưa có duyên gặp được loài rắn này. Anh Truyền chưa tin lắm vào sự tồn tại của nó, nhưng tôi thấy cái cách mà anh em kiểm lâm nghiêm cẩn chuẩn bị cùng chúng tôi luồn rừng tìm rắn, đủ biết sự tồn tại của loài hổ mây khổng lồ là có thật. Chỉ có điều, nó nặng vài tấn, vài tạ, hay vài chục kg, thì còn là một câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp.
Dương Phạm
(Chú thích ảnh: Trò chuyện với giám đốc VQG U Minh Hạ. Cảnh lang lang ở VQG U Minh Hạ)
同時也有2192部Youtube影片,追蹤數超過5萬的網紅Phương Pháp Thành Công,也在其Youtube影片中提到,https://www.PhuongPhapThanhCong.com Twitter: @heytaizen...
「tai vi sao」的推薦目錄:
- 關於tai vi sao 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的精選貼文
- 關於tai vi sao 在 Facebook 的精選貼文
- 關於tai vi sao 在 Tifosi Facebook 的最讚貼文
- 關於tai vi sao 在 Phương Pháp Thành Công Youtube 的最佳貼文
- 關於tai vi sao 在 LÊ Quốc Khánh Youtube 的最佳貼文
- 關於tai vi sao 在 Anh Ba Tử Vi Youtube 的最讚貼文
- 關於tai vi sao 在 11.Tại Vì Sao - RPT MCK | "99%" the album - YouTube 的評價
- 關於tai vi sao 在 TẠI VÌ SAO (RMX) | RPT MCK ft. Limitlxss - YouTube 的評價
- 關於tai vi sao 在 RPT MCK - Tại Vì Sao [LIVE @ 99% Album Listening Party at ... 的評價
- 關於tai vi sao 在 Tại Vì Sao? (Câu Hỏi Chưa Trả Lời) - Dương Nhất Linh [Official] 的評價
- 關於tai vi sao 在 [LIVE] RPT MCK - Tại Vì Sao @ “99%” Album Listening Party ... 的評價
- 關於tai vi sao 在 Tôi không phải là đối tác YouTube, vì sao tôi lại thấy quảng ... 的評價
- 關於tai vi sao 在 Thủ thuật khắc phục nhanh lỗi không xem được YouTube trên ... 的評價
tai vi sao 在 Facebook 的精選貼文
Đưa trang phục, văn hóa Việt tiếp cận dễ dàng hơn với giới trẻ. Tại sao không?
Thực tế mà nói rằng, khó mà ép buộc những người thế hệ mới quan tâm tới các nét văn hóa truyền thống Việt một cách đầy đủ và học thuật nhất. Cái cách mà những bậc tiền bối đi trước đang giáo dục và truyền tải những tinh túy dân tộc theo cảm quan của mình là hơi “nặng nề” và không “thiện cảm” đối với Gen Z (Những người sinh từ năm 1996 đến năm 2010). Để lấy ví dụ cho việc này thì giống như bạn đang ngồi ở một lớp “Đường lối KarlMax và Lenin” hay Ngữ văn, thực sự khó để khiến những người trẻ cảm thụ được các thứ diễn ra không trong thời đại của họ “Những thứ không nhìn tận mắt, sờ tận tay, nghe tận tai”.
Văn hóa không chỉ dừng ở thời trang, trang phục mà nó còn nằm ở nghệ thuật (Tranh ảnh, âm nhạc, kiến trúc..) và lối sống. Có một sự thật là chúng ta rành về trang phục, sử thi, giai thoại của Trung Quốc nhiều hơn là của Việt Nam. Những bộ phim cổ trang đến từ Trung Hoa luôn thu hút một lượng lớn người xem Việt Nam từ xưa đến nay. “Khang Hi vi hành kí”, “Cuộc sống hậu cung Tử Cấm Thành”, “Từ Hi Thái Hậu” hay “Diên Hi công lược”. Bằng việc đưa các drama tiêu biểu về cuộc sống phong kiến ngày xưa, những cuộc chiến chính trị vua – hoàng hậu – những sự ganh ghét mà ở thời đại nào cũng có. Các nhà làm phim Trung Quốc đã không chỉ duy trì các văn hóa sở tại mà còn truyền bá ra ngoài thế giới, ở đây là Việt Nam. Chúng ta thuộc làu đàn cổ truyền của nhà Thanh là gì, trang phục của giới hoàng thân – quốc thích, của người dân thời Minh, thời Thanh ra làm sao. Câu chuyện gần gũi và sát sàn sạt với đời sống hàng tinh thần hàng ngày của người dân đã làm những thứ văn hóa/trang phục đó trở nên được “tiếp thụ vô tình” một cách thành công.
Hàn Quốc cũng không phải ngoại lệ, phim cổ trang Hàn Quốc cũng đạt nhiều thành tích đáng nể trong việc chinh phục trái tim thị trường Việt. Cũng kiểu drama li kì xen lẫn các câu chuyện sử thi hoặc hư cấu, những thần y Hur Jun – nàng Dae Jang Geum hay gần đây là series hot trên Netflix là Kingdom cũng cho người xem về kiến trúc/trang phục và văn hóa Hàn Quốc xưa.
Sử thi Việt Nam hay không á? Xin thưa là rất hay, rất sống động và các giai thoại về những vua chúa đời Trần, đời Nguyễn, Hậu Lê – Tiền Lê còn kết tinh nhiều thứ liên quan đến văn hóa truyền thống Việt Nam. Kịch tính không? Drama không? Nếu có thể biến những giai thoại, trang sử đó thành phim thì mình đảm bảo không kém gì phim Trung Quốc – phim Hàn cả. Những vụ án đi vào lòng người như Án Lệ Chi Viên hay Thái hậu Dương Vân Nga hay cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, ba lần Hào Khí Đông Á dập tan tác quân Nguyên. Tại sao Quang Trung lại có thể thần tốc đánh quân Thanh chỉ trong vòng 1 tháng, tại sao nhà Nguyễn lại có thể mở mang bờ cõi Đại Việt xuống tận Chiêm Thành. Tại sao kinh thành từ Thăng Long lại chuyển qua Hoa Lư? Để từ đó có thể thấy được độ dày, độ da dạng của văn hóa Việt mà thông qua – chúng ta sẽ học được về kiến trúc, về trang phục và về những thứ liên quan khác như âm nhạc, nhạc cụ, tượng đá. Mà nó còn dẫn tới lịch sử của các ngành nghề truyền thống mật thiết với thời trang như Nuôi tằm, dệt vải, nhuộm chàm…
“Công chúa A vì vua cha bị hãm hại, giáng xuống thường dân và phải sống chui sống lủi trong 1 khu làng nhuộm vải. Hai bàn tay nàng nhuốm xanh thứ nước được lấy từ nhựa cây và các bột màu ghiền từ các củ…” Nghe drama không? Quá hấp dẫn chứ lị. Nhưng qua cách tiếp cận gần gũi đó, người xem ít nhất sẽ nắm được quy trình của việc sản xuất và nhuộm vải truyền thống của người Việt cũng như các trang phục thời đó.
Nhưng sao Việt Nam không làm?
Mình không biết, vì chi phí đầu tư cho 1 bộ phim cổ trang rất là lớn và đòi hỏi các chuyên gia lịch sử, văn hóa nhảy vào. Việt Nam không hẳn là không có nhưng còn rất ít và chưa trở thành bữa ăn tinh thần của nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ Nhưng sự quan tâm là có như các phim “Bình Tây Đại Nguyên Soái” “Thiên mệnh anh hùng” “Thái sư Trần Thủ Độ” đều được công chúng quan tâm. Dù ít dù nhiều, đều có thể dạy được phần nào đó về văn hóa Việt.
ĐẾN TÂN THỜI
Những bộ phim quy mô lớn thì tất nhiên sẽ có một level nhỏ hơn. Đó là MVs của các nghệ sĩ đề cập tới văn hóa Việt. Nhưng các bạn đếm xem có bao nhiêu nghệ sĩ Việt thường xuyên đề cập tới văn hóa truyền thống nước nhà. Đếm trên đầu ngón tay chắc được mấy người, mà có thì mang ảnh hưởng rất nhiều của Trung Quốc.
Có một người mà mình luôn yêu thích vì đã mang nhiều khía cạnh của tinh thần Việt để giới trẻ biết nhiều hơn. Đó chính là Hoàng Thùy Linh.
Mỗi nghệ sĩ sẽ có một hình ảnh để theo đuổi và xây dựng dựa trên mẫu tượng mà nguyên ekip gầy dựng. Một điều hơi chạnh lòng rằng, những nghệ sĩ “dám” đưa những bộ trang phục mang đậm chất dân tộc Việt lên các sản phẩm của họ chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các nghệ sĩ, các ekip, các công ty giải trí hiểu rõ vấn đề “Tự Tôn dân tộc” và “Yêu bản sắc” của đại chúng Việt Nam còn chưa được cao và chắc chắn sẽ không đạt được sự quan tâm nhiều như các bộ trang phục mắc tiền, của những thương hiệu gắn liền với sự giàu sang. Vậy – Hoàng Thùy Linh, lại dám nhảy sang một “niche market” – một ngã rẽ riêng của mình và thành công với nó.
Không chỉ thời trang mà bao gồm cả âm nhạc, những nhạc cụ truyền thống – những giai điệu đi vào tiềm thức văn hóa của dân tộc Việt cũng được thổi hồn của sự hiện đại nữa. Những bài hát “Tứ Phủ” “Bánh trôi nước” “Để mị nói cho mà nghe” đều diễn tả những điển tích, những giai thoại và tác phẩm văn học đã gắn liền với dòng máu Việt, con người Việt.
Nào, hãy nói về thời trang. Hoàng Thùy Linh và ekip khéo léo đưa tất cả những gì mà kho tàng thời trang và văn hóa Việt đã xây dựng cả ngàn năm. Từ áo dài, áo tứ thân, khăn đóng, áo yếm đến những quần áo của dân tộc thiểu sổ như chi tiết thổ cẩm, giày vải, quả pao, những chất liệu vải truyền thống của người Việt. Nhưng mà nó không hề “Nặng nề” với thế hệ trẻ hiện tại – những bộ trang phục truyền thống được giữ vững những nét truyền thống vốn có và được tinh chỉnh thêm nét hiện đại của hơi thở bây giờ. Điều đó có nghĩa là gì – nghĩa là bạn có thể hoàn toàn phối những thứ đó với những món đồ ngoại bang, mắc tiền hiện tại bây giờ và vẫn hoàn toàn phù hợp. Các bạn có thể thấy HTL vẫn diện những chiếc áo cách điệu với chân váy Burberry, giày Nike x PMP cơ mà. Hòa nhập nhưng không hòa tan.
“Thời trang bền vững” “Sustainable Fashion” – trong trường hợp này còn có thêm vào đây. Hoàng Thùy Linh đang thực hiện tốt “Sustainable Fashion”. Ở đâu – đó là việc “Truyền bá văn hóa và thời trang dân tộc”. Yếu tố con người và cộng đồng luôn được xem trọng trong vấn đề bền vững - Ở một bối cảnh, thế hệ trẻ yêu thích những sao sử dụng thương hiệu nước ngoài, thèm khát và muốn được như họ (Chẳng có gì sai) thì vấn đề làm sao để có thị trường và những người tiếp nối, đón nhận những giá trị bản sắc dân tộc Việt Nam luôn là một điều cực kì đau đầu. Với tiến độ như thế này, chẳng mấy chốc – kho tàng thời trang của người Việt sẽ bị mai một dần. Hoàng Thùy Linh là 1 điểm sáng hiếm hoi khi một nghệ sĩ truyền tải được văn hóa truyền thống qua các sản phẩm của mình và làm rất tốt điều đó.
Một điểm đẹp nữa đó chính là “Vấn đề nữ quyền” thông qua các sản phẩm âm nhạc của Hoàng Thùy Linh. Từ Đức Mẫu, Mị Nương… đều là những hình tượng phụ nữ thấp cổ bé họng trong xã hội phong kiến và một nét xấu về “Trọng nam khinh nữ” thường thấy của các nước Châu Á. Nên các bạn thấy hình tượng của Hoàng Thùy Linh và các nữ dancer luôn được chăm chút và rực rỡ nhất, một hình ảnh của người phụ nữ Việt thời đại mới đẹp đẽ, năng động và đầy sức hút. Không hề thua kém một ai.
NÓI ĐẾN RAPPER
Rap – thứ âm nhạc đường phố trở thành văn hóa đại chúng trong suốt 02 năm qua tại Việt Nam thu hút hàng triệu quan tâm của giới trẻ. Những nghệ sĩ rappers trở thành siêu sao, được tìm kiếm trên mạng rất rất nhiều. Và lại đếm trên đầu ngón tay, có bao nhiêu người đề cập – hoặc thể hiện các nét truyền thống của người Việt. Đặc biệt là trang phục, mấy người các bạn nhỉ. Suboi, Ricky Star (Bắc Kim Thang), Chú Ba…mmm, ai nữa các bạn kể tên hộ mình chứ mình toàn thấy US rapper không hà.
Đúng, các bạn có thể trách mình là “Quá vô duyên khi yêu cầu như vậy” nhưng “Tài năng đi đôi với trách nhiệm, Nổi tiếng đi kèm với sự truyền bá”. Các rappers bây giờ ảnh hưởng và là kênh tác động tới tâm trí người trẻ một cách dễ dàng và gần gũi nhất. Nhưng nó phải đến từ hai phía
Đó là Người đầu tư và người thể hiện.
Các rappers là con người, cũng phải sống – cũng phải kiếm tiền hay bất kì nghệ sĩ nào cũng vậy. Người đầu tư ở đây chính là các bên rót tiền để những người thể hiện/những người kể câu chuyện là các nghệ sĩ truyền tải được văn hóa quốc gia ra sâu hơn và có khi là cả thế giới.
Hàn Quốc, quốc gia hình ảnh rất giỏi việc nay. Chính phủ sẵn sàng đầu tư hoặc các tổ chức liên quan đến bộ VHTT sẵn sàng chi số tiền khổng lồ để mời các nghệ sĩ trẻ làm các sản phẩm quảng bá văn hóa đất nước, để vừa ra thế giới vừa truyền đạt tới thế hệ kế cận một cách tốt nhất.
Song song, là các công ty giải trí chủ quản cũng đặc biệt xem trọng việc thể hiện tinh thần đất nước qua các sản phẩm là MV của các rappers/các idols. BTS/Bigbang/AOMG..đều có các nghệ sĩ phù hợp để truyền tải nét đó. Thông qua MVs chúng ta lại được thấy trang phục/thời trang và kiến trúc. Gần gũi không – quá gần gũi.
Việc tiếp cận giới trẻ cần những phương pháp mềm mỏng và khéo léo hơn, chứ theo thực tại thì mình không biết rồi mai sau – những thứ như đàn bầu, đàn nhị, áo tứ thân, nón lá, ca trù, ca xẩm, kiến trúc kinh thành Huế, tượng nhà Nguyễn liệu còn ai biết tới nữa không? Cứ tập trung vào cách truyền thống sẽ không gây thiện cảm và nặng nề được.
Sẽ có nhiều người cho rằng đây là 1 hình thức “Culture Approriation” “Chiếm đoạt văn hóa” nhưng chí ít là người ta biết về văn hóa đó đã. Còn sửa sai hay dẫn mọi người đi theo con đường đúng đắn lại là trách nhiệm của những người đi trước và nổi tiếng trong công cuộc duy trì tinh thần Việt.
Cảm ơn mọi người!
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
tai vi sao 在 Tifosi Facebook 的最讚貼文
ĐỪNG ĐỔ LỖI CHO PHIM ẢNH CHÍNH THỐNG, THỨ CẦN PHẢI DẸP BỎ LÀ “GIANG HỒ MẠNG” TRÊN YOUTUBE!
Thiếu tướng Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh lấy ví dụ về phim Người Phán Xử để cảnh báo về sự xuất hiện của một số bộ phim có tình tiết cổ súy cho hành vi vi phạm pháp luật, cần phải quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên không gian mạng phải tự phân loại và chịu trách nhiệm về phim đưa lên. Đúng là hiện trạng xuất hiện nhiều bộ phim cổ súy cho các hành động vi phạm pháp luật, việc quy trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân phổ biến là đúng. Nhưng lấy ví dụ về phim Người Phán Xử là thiếu căn cứ, chưa đầy đủ.
Cùng thời với Người Phán Xử, xuất hiện một hình tượng không phải ở trong phim, mà ở ngoài đời thực, một “khởi nguồn” cho các phong trào làm phim, làm Youtube liên quan đến chủ đề xã hội đen, tình anh em giang hồ, đó là Khá Bảnh.
Hình tượng Khá Bảnh nổi tiếng đến mức khiến nhiều ngôi sao hạng A cũng phải chào thua. Khá Bảnh đi đến trường học thì được đám học sinh chào đến tung hô và xin chữ ký, Khá Bảnh tham gia sự kiện nào thì sự kiện đấy đông nghẹt người. Khá Bảnh xuất hiện trên mạng xã hội, trên các MV nổi tiếng, được các hãng quảng cáo thuê, mà những mẩu quảng cáo của Khá Bảnh cũng sặc mùi vô thiên vô pháp… Từ sau hiện tượng Khá Bảnh, xuất hiện nhiều hiện tượng ăn theo, như Huấn Hoa Hồng - đã cải tà quy chính, rồi Phú Lê, Dũng Trọc Hà Đông, Thật Mạnh, Khánh Sky… Rồi ngay cả những ngôi sao nổi tiếng ở làng giải trí cũng “học tập” theo, một loạt các phim lấy chủ đề giang hồ được ra lò, đạt đến hàng vài chục triệu lượt xem, rồi sản xuất các phần phim ăn theo để đưa ra rạp, lên trending Youtube “dễ như ăn kẹo”.
Từng có một thời điểm, cứ lướt mạng là thấy những hình ảnh về giang hồ, đến mức bội thực và ngao ngán, nhưng gần như tình trạng này ít được dẹp bỏ, ít được quan tâm và thiếu sự quản lý hay điều chỉnh.
Khá Bảnh bắt đầu được biết đến từ năm 2017, cùng thời với Người Phán Xử. Ngô Bá Khá chính thức nổi bật và bùng lên từ đầu năm 2018. Mặc dù Khá Bảnh bị bắt, nhưng xu hướng làm những sản phẩm liên quan đến giang hồ còn bùng phát mạnh hơn mà không có nhiều chế tài răn đe hay quản lý. Mô típ chung của những sản phẩm ăn theo Ngô Bá Khá tương đối rõ ràng: nói về tình nghĩa anh em trong giang hồ, khoe hình tượng xăm trổ, ca ngợi lối sống giang hồ đường phố diễu võ giương oai, hay hoàn lương rồi lại buộc quay lại giang hồ. Tuyệt nhiên những bộ phim giang hồ mạng kiểu này rất ít và hầu như không có sự xuất hiện của các cơ quan chức năng, giang hồ tự xử với nhau theo luật giang hồ.
Còn Người Phán Xử nói về các tập đoàn tội phạm, có quy mô, chuyên nghiệp, móc ngoặc với quan chức, thanh trừng các phe phái yếu thế. Tính chất trong Người Phán Xử ở một mức độ cao hơn, thiên về chính luận và hình sự.
Lấy ví dụ trong phim Sinh Tử, xuất hiện những cán bộ cấp cao tham nhũng, nhận hối lộ, đổi trắng thay đen tại một tỉnh “hư cấu” Việt Thanh, như Trần Bạt - Phó giám đốc Sở, Phạm Văn Khôi - Viện phó Viện Kiểm sát nhân dân, Đào Duy Thông - Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, rồi phim còn liên quan đến cả cấp Thứ trưởng. Phim Sinh Tử phản ánh góc khuất thực sự từ một số cán bộ thái hóa biến chất. Nhiều người còn cho rằng nhân vật Mai Hồng Vũ trong phim được “lấy cảm hứng” từ nhân vật Phan Văn Anh Vũ - tức Vũ “nhôm”, khi cùng thao túng bất động sản, móc nối quan chức, hối lộ để tiện bề làm việc…
Hay như Mê Cung, nằm trong loạt seri Cảnh sát hình sự nói về sự đấu trí giữa cảnh sát hình sự và một gã tội phạm là Fedora. Phim có nhiều tình tiết về các vụ án dã man, khá bênh, nhưng cũng làm nổi bật các hình tượng chiến sĩ mưu lược, rõ ràng.
Liệu khi xem Sinh Tử, người ta có kéo nhau, rỉ tai nhau đi hối lộ để “tiện bề cho công việc” hay không? Hay là người ta thấy rằng phim phản ánh sự thực khách quan về một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất. Trong Sinh Tử có những cán bộ biến chất, nhưng cũng có nhiều cán bộ thanh liêm, không bị chi phối bởi tiền bạc và trên hết, tiến trình phim là một sự đấu tranh của thiện - ác, của công minh liêm chính - thoái hóa biến chất. Cuối cùng thì những cán bộ tha hóa, biến chất cũng đều bị trừng trị rất nặng, người thì bị tử hình, người thì chung thân. Người Phán Xử cũng có một cái kết mà “chính thắng tà” khá rõ ràng với khán giả.
Trước đây, chúng ta từng mê mệt với “Cảnh Sát Hình Sự”, với những băng nhóm tội phạm, với những tội ác, với những cảnh sát mưu trí. Thậm chí giai điệu của bộ phim còn được rất nhiều người thấm nhuần: “Có bàn chân lặng lẽ giữa dòng đời như nước cuốn. Chập chờn trắng đen không thể nhìn thấy đáy….”.
Phim về đề tài tham nhũng không có nghĩa là khuyến khích tham nhũng, phim về đề tài xã hội đen không có nghĩa là cổ súy xã hội đen. Muốn có những chiến sĩ cảnh sát anh hùng, muốn công lý được thực thi phải có... tội phạm. Nếu chấm dứt dòng phim trinh thám, tội phạm... thì coi như cũng chấm dứt những hình ảnh anh hùng.
Những bộ phim truyền hình trên VTV được chiếu trên các khung giờ vàng khoảng từ 20h đến 22h, trong khung thời gian này, lứa tuổi học sinh, thiếu niên rất khó để tiếp cận với các bộ phim do nằm trong khung giờ học tập. Ngoài ra, trên mạng chỉ có những đoạn nhỏ tóm tắt tính tiết phim. Còn phim ảnh “giang hồ mạng” thì được phát triển tràn lan, không kiểm soát, chỉ cần điện thoại với ứng dụng Youtube là có thể xem một cách dễ dàng, không có kiểm soát độ tuổi, không kiểm soát thời gian xem.
Ngoài ra, nếu áp đặt một lệnh cấm các phim chính thống Việt không làm về đề tài tội phạm, trinh thám, giang hồ...nhưng nếu các phim chiếu rạp, phim truyền hình nước ngoài với chủ đề tương tự vẫn được nhập về. Vậy thì khác gì "bóp" ngành công nghiệp phim ảnh Việt Nam? Đó sẽ là một lệnh cấm khá là nửa vời, thiếu triệt để.
Có thể Người Phán Xử là khởi nguồn cho một "phong trào" nhà nhà, người người làm phim về xã hội đen, nhưng đổ lỗi cho bộ phim như vậy là cổ súy bạo lực là thiếu chính xác. Cần nhớ rằng, đám con nít thấy Khá Bảnh, Phú Lê... là vây quanh xin chữ ký, hô vang rầm rộ như là một minh tinh, một thần tượng trong khi là những tên tội phạm.
Những bộ phim giang hồ mạng, được phát triển và xây dựng thiếu kiểm soát, được thả nổi mà thiếu sự quản lý mới đang gây ra nhiều bất ổn, tệ nạn, ảnh hưởng xấu đến giới trẻ, người dân. Chứ không phải là một tác phẩm chính luận như Người Phán Xử.
---
#tifosi
tai vi sao 在 Phương Pháp Thành Công Youtube 的最佳貼文
https://www.PhuongPhapThanhCong.com
Twitter: @heytaizen
tai vi sao 在 LÊ Quốc Khánh Youtube 的最佳貼文
Trong video này, mình sẽ phân tích những lý do làm nên chiến thắng của Marc Marquez ở trường đua Sachsenring.
Các bạn có thể ủng hộ mình qua số tài khoản: 0251002559129, Vietcombank, để mình có thêm động lực tiếp tục làm những video mới phục vụ các bạn. Cảm ơn rất nhiều!
Kết nối với mình qua Facebook / Connect with me via Facebook: https://www.facebook.com/leqkhanh29
#lequockhanh #FabioQuartararo #MiguelOliveira #MarcMarquez #GermanGP #RepsolHonda #HondaRC213V #MotoGP #YamahaM1 #KTMRC16
tai vi sao 在 Anh Ba Tử Vi Youtube 的最讚貼文
VẬN HẠN 6 Tháng Cuối 2021 Nử Mạng TÂN DẬU 1981
Sao Thổ Tú, đây là sao Xấu mang đến rối rắm, nạn tai làm ăn không thuận lợi, nhiều trở ngại, điều tiếng. Cần cẩn trọng thị phi tai tiếng, đề phòng người nử hãm hại sau lưng, gia đạo bất hòa. Xấu nhất vào tháng 5 và tháng 8 âm lịch.
Hạn: Huỳnh Tuyền, đề phòng phòng bệnh nặng. rất bất lợi về sức khỏe. Đây được coi là đại hạn đại hạn về sức khỏe kém, bệnh tật nghiêm trọng khó khỏi.
Vận Niên: Xà Hãm Tỉnh (Rất xấu).
Mang hình tượng rắn bị nhốt dưới giếng (hay rơi xuống giếng) chủ về rất nhiều khó khăn và điềm rủi trên hầu hết các phương diện.
Tháng 7 – Bính Thân (hoả)
Mệnh: Mộc sinh Hoả: bản mệnh sinh xuất tháng cẩn thận sức khoẻ bổn mạng không được tốt.
Thiên Can: Tân (kim) hợp Bính (hoả) thiên can thuộc ngủ hợp.
Địa Chi: Thân, Dậu tự chủ, bình hòa nhau; không hại, hình, xung nhau, cũng không tương hợp.
Tháng 8 – Đinh Dậu (hoả)
Mệnh: Mộc sinh Hoả: bản mệnh sinh xuất tháng cẩn thận sức khoẻ bổn mạng không được tốt.
Thiên Can: Đinh (hoả) khắc Tân (kim) tháng khắc thiên can công việc gặp nhiều chống phá cẩn thận tiểu nhân hãm hại trong cv gây hao tốn.
Địa Chi: Dậu & Dậu năm sinh tháng tuổi cẩn trọng gia đạo ko vui.
Tháng 9 – Mậu Tuất (mộc)
Mệnh: Mộc đồng hành: bản mệnh tốt sức khoẻ không gặp khó khăn, phúc tinh và tài tinh được hưởng lợi.
Thiên Can: Mậu (thổ)& Tân (kim) không xung, không hợp là trạng thái cân bằng, tự chủ.
Địa Chi: Tuất & Dậu lục hại, cẩn trọng gia đạo tình cảm không vui.
Tháng 10 – Kỷ Hợi (mộc)
Mệnh: Mộc đồng hành: bản mệnh tốt sức khoẻ không gặp khó khăn, phúc tinh và tài tinh được hưởng lợi.
Thiên Can: Kỹ (thổ)& Tân (kim) không xung, không hợp là trạng thái cân bằng, tự chủ.
Địa Chi: Hợi & Dậu tự chủ, bình hòa nhau; không hại, hình, xung nhau, cũng không tương hợp.
Tháng 11 – Canh Tý (Thổ)
Mệnh: Mộc khắc Thổ bản mệnh khắc tháng cẩn trọng bổn mạng sức khoẻ không tốt đẹp.
Thiên Can: Canh (kim)& Tân (kim) không xung, không hợp là trạng thái cân bằng, tự chủ.
Địa Chi: Tý & Dậu nằm trong bộ tứ hành sung nhưng không cạnh nhau nên không phải chính xung, gia đạo tình cảm cẩn trọng có chuyện không vui.
Tháng 12 – Tân Sửu (Thổ)
Mệnh: Mộc khắc Thổ bản mệnh khắc tháng cẩn trọng bổn mạng sức khoẻ không tốt đẹp.
Thiên Can: Tân (kim), đồng hành cv thuận thành nhiều hanh thông.
Địa Chi: Sửu & Dậu thuộc tam hợp Tỵ, Dậu, Sửu là dấu hiệu của nhiều may mắn không chỉ cho gia đạo mà còn cho cả công việc.
tai vi sao 在 TẠI VÌ SAO (RMX) | RPT MCK ft. Limitlxss - YouTube 的推薦與評價
RPT MCK & LIMITLXSS PRESENT : TẠI VÌ SAO (RMX) | RPT MCK ft. LimitlxssMore about Limitlxss :Facebook ... ... <看更多>
tai vi sao 在 RPT MCK - Tại Vì Sao [LIVE @ 99% Album Listening Party at ... 的推薦與評價
RPT MCK lần đầu tiên biểu diễn trực tiếp ca khúc " Tại Vì Sao " - 1 trong 16 bài nằm trong album "99%" tại sự kiện 1900 @ 99% Album Listening ... ... <看更多>
tai vi sao 在 11.Tại Vì Sao - RPT MCK | "99%" the album - YouTube 的推薦與評價
11. Tại Vì Sao - RPT MCK | "99%" the album#taivisao #mck #99%Executive Producers: RPT MCK & LOPE PHẠMAlbum Producer: LOPE PHẠMA&R Vũ Ngọc ... ... <看更多>