Lưu ý dành cho các chị em khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 của Trung Quốc.
(Xin nói trước:
Tôi hoàn toàn đồng ý với câu nói của Thủ tướng: "Vắc xin tốt nhất là vắc-xin được tiêm sớm nhất!"
Đây chỉ là bài chia sẻ từ kinh nghiệm của chính bản thân tôi, một người đã hoàn thành mũi vắc xin thứ 2, loại của Sinopharm)
Mọi người có thể lên Weibo tìm chủ đề #新冠疫苗月经推迟#, vắc-xin COVID-19 (gây) chậm kinh.
Tôi và một số đồng nghiệp nữ tiêm xong mũi 1 thì bị chậm, nhiều thì lên tới hai chục ngày, có người vẫn bình thường 😑 Mũi 2 thì mọi thứ lại bình thường với tôi.
Trước khi tiêm vắc-xin của Sinopharm, tôi có vào trong một nhóm chat (fan Ella tại Trung Quốc) để hỏi về tình trạng của mọi người sau khi tiêm. Mọi thứ đều khá ổn, trừ việc một số người bị rối loạn kinh nguyệt, có chị nói 3 tháng gần đây vẫn chưa bình thường lại. Vài ngày sau, một chị thông báo đã mang thai, trong khi hai vợ chồng lúc này vẫn chưa muốn có em bé. Chuyện là chị sử dụng app tính ngày đã 5 năm nay, kỳ kinh nguyệt của chị trước nay rất đều, thế nên hai vợ chồng thường canh ngày để không dùng biện pháp an toàn khi quan hệ. Không ngờ lần này sau khi tiêm vắc-xin thì "dính chưởng". Chị này tiêm loại của Sinovac. Khi chị đi khám ở bệnh viện, bác sĩ có nói ngày nào cũng tư vấn cho mấy ca như vậy, và chị ấy đùa rằng vắc-xin này là "nước sông Nữ Nhi Quốc".
Viện dì tôi tiêm loại của AstraZeneca, không thấy ai nói về việc bị chậm kinh. Tôi đã đắn đo khá nhiều trước khi viết bài này, cuối cùng vẫn quyết định đăng. Không có loại vắc xin nào là hoàn hảo 100% cả, và tôi phải nhấn mạnh rằng tác dụng phụ không phải sẽ xảy ra với tất cả mọi người, chúng ta cần biết để chuẩn bị, không để "vỡ kế hoạch" trong giai đoạn vốn đã khó khăn này. Nhớ dùng bao nhé mọi người!
#Apry618
「apry618」的推薦目錄:
- 關於apry618 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於apry618 在 Facebook 的精選貼文
- 關於apry618 在 Facebook 的最佳解答
- 關於apry618 在 Ổ Elephant của Apry618 | Facebook 的評價
- 關於apry618 在 Apry Apry (apry618) - Perfil | Pinterest 的評價
- 關於apry618 在 2022Levi anime-運動賽事熱門討論及分析,精選在PTT ... 的評價
- 關於apry618 在 [Vietsub] Ca Tướng Giấu Mặt/Mask Singer mùa 2 - Tập 1 的評價
apry618 在 Facebook 的精選貼文
Bên mình nhiều bạn cười dân Trung Quốc tẩy chay H&M, Nike, Adidas các kiểu nhưng vẫn lên mạng mua ầm ầm 🙄
Các bạn ơi, bên mình me tây me tàu đủ cả, bên họ cũng vậy thôi. Huống chi hàng ngon, có tiền là họ mua. Gì chứ dân chơi dùng hàng hiệu là chuyện quá bình thường. Người dân Trung Quốc không lên mạng chửi chính quyền công khai như bên mình, nhưng không có nghĩa người Trung Quốc nào cũng yêu nước. Tin tôi đi, chiêu bài yêu nước trong kinh doanh chỉ dùng được trong một khoảng thời gian và bộ phận người dân nhất định thôi. Lên Douyin xem phe dùng Huawei và những người bạn chửi nhau với phe dùng iPhone vui lắm 🤣
Trung Quốc có mấy vụ tẩy chay rồi, nhưng vẫn có nhà ngoi lên được, điển hình là Versace. Tới thời điểm tôi gõ những dòng này, H&M (bị coi là đầu sỏ vụ này) không còn tìm thấy được trên Taobao, nhưng Nike, Adidas, Uniqlo thì vẫn còn sống nhăn. Người tẩy chay cứ việc tẩy chay, người mua cứ việc mua.
Nếu như mấy nhà này vẫn dùng bông Tân Cương, không bị Trung Quốc dập thì cũng ăn vả từ bên khác. Lần này chơi hội đồng, và chắc chắn họ đã cân nhắc được - mất rồi mới đưa ra quyết định.
Những nghệ sĩ Trung Quốc là đại sứ thương hiệu hoặc có hợp tác với các hãng này cũng vậy. Họ thừa biết thiệt hại khi đơn phương chấp dứt hợp đồng chẳng là gì nếu so với việc bị thị trường nội địa tẩy chay, lên tiếng dừng hợp tác còn được mang tiếng yêu nước. Thế nhưng họ cũng phải theo dõi tình hình. Dân mạng phản ứng dữ dội, bên chính quyền cũng đánh tiếng thì mới chốt. Bạn nghĩ xem, nếu không thì tại sao ầm ĩ từ tối qua nhưng sáng nay mới bắt đầu có nghệ sĩ lên tiếng dừng hợp tác?
Đó là lý do tôi thấy buồn cười khi đọc mấy bình luận kiểu “nghệ sĩ Trung Quốc yêu nước, có lòng tự tôn dân tộc”. Thôi, tôi xin!
Tiện thể nói luôn. Mấy cô mậu chi bên mình ấy, bỏ cái trò “anh/chị tôi bị ép share đường lưỡi bò” đi nhé. Đường lưỡi bò với Việt Nam mình là sai, còn trong mắt Trung Quốc là đúng. Người ta share thể hiện lòng yêu nước, hút thêm được fans, fans nước ngoài khỏi lo. Các cô nói bị ép thì khác gì bảo idol các cô không yêu nước? Idol các cô biết được không chửi cho mới lạ! Có phải ai cũng như 4X3Y đâu mà chơi thế 😑
#Apry618
🔴🔴Thêm thông tin liên quan🔴🔴
Tối qua dân mạng (hoặc seeder :))) đăng hình, cho biết tag của Li-Ning xưa nay vẫn ghi rõ họ sử dụng bông Tân Cương. Tới 09:32 sáng nay (giờ địa phương) thì cổ phiếu của Li-Ning đã tăng 7,198%. Mặc dù Li-Ning lên hot search Weibo, nhưng có hãng khác của Trung Quốc còn tăng kinh hơn, đó là La Chapelle. Các bạn có thể xem hình ở phần bình luận.
Chương trình của CCTV9 cho biết mỗi năm Trung Quốc phải nhập khẩu tầm 2 triệu tấn bông. Giai đoạn 2020/2021, tổng sản lượng bông của họ ước tính là 5,95 triệu tấn, trong khi nhu cầu là khoảng 7,8 triệu tấn. Trong số đó, Tân Cương sản xuất được khoảng 5,2 triệu tấn, chiếm khoảng 87% tổng sản lượng bông của Trung Quốc, khoảng 67% nhu cầu cả nước.
Ý của anh béo hàng xóm là: Nhà tau dùng còn không đủ, bọn mi không dùng thì tau dùng!
Và cuối cùng, tôi cũng phải nhắc các bạn một việc: Việt Nam có nhiều công ty gia công may mặc cho các thương hiệu bị tẩy chay được kể ở trên. Tất nhiên, cũng phải tuỳ vào thị trường và phân khúc để xem mình chịu ảnh hưởng nhiều hay ít.
apry618 在 Facebook 的最佳解答
Những cô gái được bố mẹ đặt cho cái tên để cầu con trai.
Bạn biết mèo chiêu tài ở các cửa hàng chứ? Bạn có biết việc đặt tên đặc biệt cho con gái để “chiêu” con trai không?
Những ai xem Bảng Phong Thần có lẽ còn nhớ Mã Chiêu Đệ - vợ của Khương Tử Nha. Tên của Mã Chiêu Đệ 马招弟 được giải thích như sau: Nhà họ Mã không có con trai, chỉ sinh được một đứa con gái, bèn đặt tên là Chiêu Đệ để “chiêu” được đứa con trai.
Ngày trước Chiêu Đệ là cái tên rất dễ gặp ở Trung Quốc, cha mẹ gửi gắm mong ước có con trai lên người con gái. Có những cô gái bị gọi là Chiêu Đệ cho tới khi lấy chồng (về nhà chồng lại được gọi theo “họ của bản thân + thị”, đôi khi còn là “họ của chồng + họ của bản thân + thị”).
Với trường hợp Mã Chiêu Đệ, việc đặt tên thành công cốc, vì cuối cùng nhà họ Mã vẫn chẳng có đứa con trai nào. Nếu sau này có con trai, con gái lại thành công thần, xứng với cái tên của mình.
Ngoài “Chiêu”, người ta có thể dùng một số từ khác cũng mang ý nghĩa chào đón, mong ước. Có những nhà trước khi có con trai, sinh được bao nhiêu con gái là bấy nhiêu Đệ. Có nhà dùng chữ nguyên gốc, có nhà dùng chữ cùng âm, gần âm, nhưng tóm lại đều có mong muốn giống nhau cả.
Trong tác phẩm “Báu vật của đời” của tác giả Mạc Ngôn (các bạn có thể tìm đọc bản dịch trên mạng), Lỗ Toàn Nhi lấy chồng tên Thượng Quan Thọ Hỷ nên còn được gọi là Thượng Quan Lỗ thị, sinh 7 đứa con đầu đều là nữ, lần lượt đặt tên là: Lai Đệ, Chiêu Đệ, Lãnh Đệ, Tưởng Đệ, Phán Đệ, Niệm Đệ, Cầu Đệ. Tới lần sinh nở thứ 8 thì được một trai một gái, con trai đặt tên là Kim Đồng, con gái đặt tên là Ngọc Nữ.
Rồi dần dần, cũng có thể do người ta thấy Đệ 弟 nam tính quá, họ đổi sang chữ Đệ có bộ Nữ 女 phía trước. Đệ có bộ Nữ 娣 là cách chị gái gọi em gái, hoặc người vợ gọi em dâu của chồng vào thời xưa. Muốn có con trai, nhưng lại đặt cái tên “chiêu” em gái, có nực cười không?
Chúng ta sống trong thời hiện đại, nhưng tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại, nên chẳng cần cảm thấy khó hiểu khi tới giờ vẫn còn những cô gái mang tên Chiêu Đệ (từ đoạn này xin dùng tên Chiêu Đệ để nói chung, bởi nó tiêu biểu nhất). Một số gia đình biết đâu là giới hạn, chỉ dùng Chiêu Đệ làm tên ở nhà cho con gái, nhưng cũng có những nhà viết hẳn vào giấy khai sinh.
Nếu thời xưa Chiêu Đệ là cái tên quá bình thường, thì ngày nay, con người ta biết thêm khái niệm “bình đẳng giới”, cái tên ấy khiến cô gái bị người xung quanh chê cười, không thì cũng là những ánh nhìn đồng cảm, thương xót. Có những kẻ vô duyên hỏi thẳng: Nhà cô trọng nam khinh nữ phải không? Cha mẹ đẻ thêm được đứa con trai nào chưa? Nhiều chàng trai nghe tên cô gái xong ngại chẳng dám quen. Trung Quốc vốn đã có câu “Cưới vợ đừng cưới gái có em trai”, huống chi nghe qua cái tên đã biết gia đình nhà gái trọng nam khinh nữ. Nhà trai lo vợ không đem được của hồi môn về nhà chồng đã đành, tiền thách cưới còn cao, đều về tay em trai vợ, lấy về rồi vợ vẫn còn dấm dúi cho tiền em trai.
Ngoài Đệ thì ở Trung Quốc còn cái tên nữa dễ khiến người ta nghĩ gia đình ấy trọng nam khinh nữ, đó là Nam 男. Tất nhiên, cần ghép với tên đệm thì mới mang lại cảm giác đó, và người cũng có thể dùng chữ khác đồng âm như 楠. Một số tên thường thấy là Nhược Nam 若男, Tái Nam 赛男, Thắng Nam 胜男. Trừ Khiếm Nam 欠男 (thiếu nam), những tên Nam vừa được liệt kê chưa chắc đã thể hiện rằng cha mẹ muốn con trai, cũng có thể chỉ là mong muốn con gái sánh ngang thậm chí vượt qua được đấng mày râu (trường hợp Thắng Nam thì còn tuỳ, vì gần âm với Sinh Nam 生男). Có gia đình thay Nam bằng Lan 兰, nhưng ở một số địa phương thì 兰 dùng để thay từ đồng âm khác là 拦, mang nghĩa chặn con gái lại để đứa sau là con trai.
Cũng có những cái tên nghe thuận tai hơn, thể hiện kín đáo hơn. Bạn nghĩ sao về Niệm Nhi 念儿, Thiếu Đình 少婷? Không loại trừ khả năng bố mẹ đặt tên Niệm Nhi nghĩa là mong mỏi con trai, còn Thiếu Đình là dừng sinh thêm con gái (lộ liễu hơn thì có Đình Muội).
Tra tên trên trang web của Bộ Công an Trung Quốc, chỉ cần lấy một họ phổ biến + Chiêu Đệ 招娣 đã cho ra con số vài nghìn người. Trung Quốc bao nhiêu họ, rồi những Phán Đệ, Mộng Đệ, Lai Đệ... và biết bao kiểu ghép từ đồng âm nữa, bạn nghĩ kết quả sẽ như nào?
Khi một cô gái được đặt cái tên được đánh giá là nam tính, cũng có thể do bố mẹ mong con gái mạnh mẽ, “cân quắc bất nhượng tu mi”, nhưng một khi đã như Chiêu Đệ, Khiếm Nam thì chẳng có gì để bàn cãi nữa. Có bao nhiêu tên hay tên đẹp, tôi không tin có gia đình nào có văn hoá, yêu thương con gái lại đặt cho con cái tên dễ khiến nó bị người đời cười chê cả.
Năm 2011, báo chí viết về 285 bé gái Ấn Độ được chọn cho mình cái tên mới để bắt đầu cuộc sống mới. Các em có cái tên cũ là Nakusa hoặc Nakushi, với ý nghĩa không được mong đợi. Con số 285 chỉ là một phần nhỏ, ở một đất nước như Ấn Độ thì còn rất nhiều phụ nữ phải mang theo cái tên đó cả đời.
Trung Quốc thì đỡ hơn. Công dân Trung Quốc từ đủ 20 tuổi sẽ được tự quyết định đổi tên, miễn có lý do chính đáng và giấy tờ đầy đủ. Có rất nhiều Chiêu Đệ, Nhược Nam đang chờ đủ 20 tuổi để được đổi tên mới. Dù mất tới vài tháng trời chạy đi chạy lại làm thủ tục, nhưng họ vẫn vui vẻ chấp nhận để được bắt đầu cuộc sống mới. Cái tên họ chán ghét nhiều năm sẽ chỉ còn là quá khứ, và sự tự ti vì cái tên cũng sẽ nhờ đó mà biến mất.
Cuối cùng, cũng phải nói rằng không chỉ đặt tên con theo ý nghĩa không tốt mới đáng phê phán. Chắc hẳn các bạn cũng từng được đọc về những cái tên quá dài, quá kỳ quặc. Và không chỉ con gái, con trai được đặt tên quá nữ tính cũng đem lại rắc rối cho nó. Đừng đem đứa con ra làm trò đùa, để nó thành nạn nhân vì hứng thú nhất thời của bố mẹ, để rồi nó phải ghét bỏ chính cái tên của mình trong suốt thời gian dài.
#Apry618
apry618 在 Apry Apry (apry618) - Perfil | Pinterest 的推薦與評價
Averiguá lo que Apry Apry (apry618) descubrió en Pinterest, la colección de ideas más grande del mundo. ... <看更多>
apry618 在 2022Levi anime-運動賽事熱門討論及分析,精選在PTT ... 的推薦與評價
Ổ Elephant của Apry618. about 5 years ago. [Vietsub] 6 phút rưỡi tóm tắt live-action Đại Chiến Titan/Attack on Titan 1+2. ... <看更多>
apry618 在 Ổ Elephant của Apry618 | Facebook 的推薦與評價
Ổ Elephant của Apry618 。 111268 個讚· 25 人正在談論這個。 Fan cuồng Trần Gia Hoa. ... <看更多>