15/09/2019
CÔNG PHƯỢNG, VĂN HẬU, LEVI, SOFM VÀ NHỮNG NHÀ LEO NÚI OLYMPIA: ĐI HAY Ở?
Trong trận đấu với Thái Lan vừa diễn ra hôm 05/09, Công Phượng đã có một pha “sút hụt” khiến cho chúng ta tiếc nuối. Nếu sút trúng tâm bóng, rất có thể chúng ta đã rời khỏi Thái Lan với một chiến thắng tối thiểu. Một trong những nguyên nhân chính yếu được chỉ ra rằng, Phượng có quá ít thời gian thi đấu chuyên nghiệp trong thời gian vừa qua.
Trong 7 tháng vừa qua, số trận Phượng được chơi chính thức ở cấp câu lạc bộ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Từ Incheon đến STVV, từ Hàn Quốc đến Bỉ, chàng trai mang tên một loài hoa nở rực rỡ mùa hè bôn ba khắp nơi, trong một bài chia sẻ hiếm hoi, Phượng nói rằng: Em có khát khao ra bên ngoài.
Phượng từng là “mồi câu” của giới truyền thông. Báo chí, đi đầu là VTV, Tuổi Trẻ và Thể Thao 24h, đã từng đánh tan tác Công Phượng với nghi án Phượng sinh năm 1993 hay 1995. Cậu trai này lại tiếp tục dính vào câu chuyện với một nữ ca sĩ. Sau một trận đấu tại giải vô địch quốc gia Việt Nam, một phóng viên cố tình hỏi đến 3 lần về chuyện của Phượng và cô ca sĩ đó. Phượng, cậu trai mới qua tuổi 20 hồi đó, đã chịu những định kiến và búa rìu của truyền thông mà chưa có bất cứ một trường hợp nào sánh bằng. Phượng đã đóng facebook, avatar tại trang cá nhân của cậu ấy chỉ có tấm ảnh chụp hoàng hôn tại Hàm Rồng.
Trước khi Phượng ra nước ngoài, có lẽ em ấy hiểu rằng mình sẽ phải đối diện với những thứ khó khăn ra sao. Những con người vĩ đại, họ sống bằng những quyết định vĩ đại và có những cuộc đời vĩ đại. Phượng có thể không thành công trong con đường đi ra nước ngoài, nhưng những gì Phượng đem lại, đó là việc truyền cảm hứng dám trải nghiệm và dám khát khao cho các cầu thủ trẻ hơn. Đó còn là phong cách chơi bóng, nhãn quan, trải nghiệm môi trường bóng đá tân tiến hơn để đem về giúp cho đội tuyển Việt Nam. Nếu các bạn xem bóng đá đủ nhiều, trong 2 năm qua, Phượng chưa bao giờ khiến chúng ta thấy thất vọng.
Sau Công Phượng, Văn Hậu tiếp bước con đường ra châu Âu, hậu vệ trái có thể coi là xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Cậu em còn rất trẻ và tương lai còn rất nhiều. Mới đây, Hậu đã gây một cơn bão thực sự tại SC Heerenveen khi em ấy chuyển sang đầu quân cho đội bóng này. Chỉ trong vòng 1 tuần, fanpage chính thức của SC Heerenveen đã tăng từ 60 ngàn lên 330 ngàn lượt thích. Những người Hà Lan bay, họ có nói rằng, trước khi Văn Hậu đến, chúng tôi không quan tâm cậu ấy là ai vì những cầu thủ trẻ từ nơi khác đến đây là việc hết sức bình thường.
Đúng đó là với điều hết sức bình thường tại Hà Lan nhưng lại là điều vô cùng bất thường tại một quốc gia cách đó khoảng 8000km đường chim bay. Văn Hậu trở thành cầu thủ thứ 2 của Việt Nam có hợp đồng tại một giải vô địch quốc gia thuộc top châu Âu, cầu thủ đi trước là huyền thoại Lê Công Vinh. Nhưng cách mà Văn Hậu đi, đúng như phong cách chuyển nhượng của bóng đá châu Âu: đặt vấn đề -> thảo luận điều khoản hợp đồng -> khám sức khỏe -> đặt bút ký vào hợp đồng -> ra mắt tại sân vận động và người hâm mộ.
Ông Cess Roozermond, giám đốc điều hành của SC Heerenveen nói rằng: "Tình yêu bóng đá của đất nước này là vô giới hạn. Đó là đất nước có gần 100 triệu dân và có nền kinh tế đang phát triển rất mạnh".
Nếu được hỏi rằng: Hậu có sợ ra nước ngoài không? Chắc chắn là không. Một cậu em ở tuổi chưa đầy 20, đã thi đấu tại World Cup bóng đá trẻ, đã đứng Á quân châu Á U23, đã vô địch Đông Nam Á, đã lọt vào tứ kết Asian Cup, vô địch V League vài lần, thi đấu quen thuộc tại đấu trường AFC và là “khách quen” của đội tuyển. Thì tuyệt nhiên không phải là hạng thường thường.
Ở bộ môn thể thao điện tử, có lẽ chúng ta biết đến cái tên Levi hay Sofm.
Sau khi thành công tại GAM Esports 2017, Levi lên đường đầu quân cho 100T Acedemy với một bản hợp đồng chính thức, mức lương dự toán khoảng 120 ngàn USD sau thuế. Lúc ấy, Levi được coi là tuyển thủ nổi tiếng nhất đang thi đấu tại Việt Nam. “Kẻ hủy diệt khu rừng” quyết định đầu quân sang một đội tuyển tại Bắc Mỹ với khát khao chinh phục phương trời xa hơn, nhưng Levi đã không thành công, mặc dù đứng top 1 máy chủ thách đấu Bắc Mỹ, Levi vẫn “lạc trôi” trong những trận đấu hiếm hoi được ra sân.
Và rồi, Levi sang LPL, giải vô địch Liên Minh Huyền Thoại của Trung Quốc trong màu áo JDG và rồi, “thần rừng” của chúng ta đã vẫn trồi sụt mặc dù được tạo điều kiện khá nhiều trong màu áo đội tuyển này. Sau LPL mùa Xuân, Levi quyết định trở về Việt Nam với khát vọng mang GAM trở lại là một thế lực của VCS và góp mặt một lần nữa tại một kỳ chung kết thế giới.
Và rồi, Levi và đồng đội đã giương cao huy hiệu bạc vô địch VCS. Tối hôm qua, Levi cập nhật dòng trạng thái trên trang cá nhân: GAM is back.
Cậu trai ấy đã quay trở lại lúc đội tuyển xưa cũ cần nhất. Cậu trai ấy đã vượt qua những định kiến 0% tỷ lệ thắng và sự chỉ trích cay nghiệt của nhiều người hâm mộ. Họ từng nói rằng, đây không phải là thời của Levi nữa. Sau hơn một năm trở về, gặp 2 trận thất bại nhanh chóng đầu mùa, người ta vẫn hoài nghi rằng Levi 2019 có lẽ chỉ còn “hình nhân thế mạng” của Levi 2017.
Và rồi hình ảnh hôm qua đã chứng tỏ tất cả, Levi vẫn còn ấy, GAM đã hồi sinh và tuyển thủ từng khiến Fnatic, WE, Team Liquid, KingZone DragonX... dành lời ngợi khen đã quay trở lại. Tuyển thủ trẻ Kiaya đã khóc khi được người anh Levi nhường cho vị trí vinh danh cầm chiếc cúp bạc trước hàng ngàn khán giả tại sân thi đấu và hơn 200 ngàn khán giả theo dõi trực tiếp trên VETV.
Trong ngày hôm qua, còn có sự xuất hiện của một tuyển thủ khác, cũng được yêu mến không kém: Sofm.
Thanh niên này từng lọt top 10 thách đấu Hàn, dành cho bạn nào chưa biết, thách đấu Hàn quy tụ dàn tuyển thủ với chất lượng hàng đầu thế giới. Dopa, Faker, PraY, GorillA, Ambition… từng nhầm Sofm thành tuyển thủ trình độ cao nhất của Trung Quốc khi được hỏi.
Sofm là tuyển thủ có trình độ tốt nhất Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam từng sản sinh ra. Sofm đã xuất ngọai thi đấu tại LPL được 3 năm, đầu tiên tại màu áo Snake Esports, sau đó đổi tên thành LNG Esports vào đầu mùa hè vừa rồi. Sofm từng gây tiếc nuối lớn cho người hâm mộ khi để thua trận đấu tranh suất cuối cùng của LPL thi đấu CKTG vào năm 2016. Hôm ấy, thanh niên mới chỉ chạm tuổi 19 đã khóc rức và tay run lẩy bẩy khi thi đấu một lọat 2 trận BO5 “marathon” (Best of 5, hay còn được gọi là 1 trận đấu quyết định bằng 5 game thi đấu).
Nhiều người hâm mộ tiếc nuối rằng, nếu Sofm về Việt Nam, Sofm chắc chắn sẽ được đến với thế giới.
Trong mười tám nhà vô địch leo núi, chỉ có 3 người trở về làm việc tại Việt Nam.
Họ có là nhân tài của Việt Nam không? Chắc chắn là có.
Nhưng nếu đặt câu hỏi rằng, Việt Nam có thực sự nên giữ họ ở lại không? Chưa chắc câu trả lời đã là có.
Levi, Sofm, Công Phượng, Văn Hậu… đều là những nhân tài của Việt Nam. Nhưng, chúng ta vẫn muốn họ ra đi.
Việt Nam không phải là một quốc gia phát triển, giữ những người này ở lại, sẽ là một sự phí phạm, họ xứng đáng với những nơi cao hơn và xa hơn. Chúng ta không thể trực tiếp giúp họ được nữa nhưng vẫn luôn đứng từ sau ủng hộ. Chúng ta chấp nhận đóng vai trò là một kẻ cứu rỗi, nếu họ thất bại hay khó khăn, họ luôn có con đường để về.
Phượng có thể vô danh ở Bỉ, nhưng ở Việt Nam, cậu ấy là một thần tượng, là nguồn cảm hứng. Văn Hậu chưa chắc đã thành công tại giải vô địch quốc gia Hà Lan, nhưng khi về tuyển, chắc chắn cậu ấy vẫn là một tuyển thủ quốc gia. Levi từng ngụp lặn không thành tích ở Mỹ, nhưng giờ cậu ấy đã đường hoàng đi ra với thế giới, Sofm thi đấu ở Trung Quốc nhưng vẫn được mời về tham gia Allstar Việt Nam.
Việt Nam luôn có chỗ cho những con người hướng về Tổ Quốc.
Một bạn du học sinh Anh từng bình luận rằng: Thật dễ để yêu những thứ mới lạ, không trách được những người yêu nước bạn hơn, vì trong thế giới mở, tư duy mọi người thoáng hơn, nên họ chọn cách sống nào mà họ nghĩ là thoải mái phù hợp với họ. Đó là một nhu cầu chính đáng. Còn đợt vừa rồi về tâm sự với cô giáo em, cô bảo em rằng tình yêu nước cũng là một loại tình yêu, mà tình yêu là duyên số và định mệnh.
Năm 1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thuyết phục thành công kỹ sư Trần Đại Nghĩa, kỹ sư Võ Quý Huân và bác sĩ Trần Hữu Tước từ Pháp trở về Việt Nam và tham gia Việt Minh. So với Pháp, Việt Nam lúc ấy chỉ có chiến tranh, đói nghèo, bom đạn, thậm chí người dân Việt Nam lúc ấy còn đòi kém. Nhưng họ vẫn chọn về phụng sự Tổ Quốc.
Martin Lò, Filip Nguyen, Alexander Dang, những tuyển thủ này đều muốn về Việt Nam và khoác áo đội tuyển. Đến như Hoàng Vũ Samson, một anh da đen chính hiệu, cũng làm clip hát quốc ca, mặc áo đội tuyển và bày tỏ ý định phục vụ Tổ Quốc. Jason Quang-Vinh Pendant, tuyển thi đấu ở Ligue 2 trong màu áo Sochaux-Montbéliard vẫn để lá quốc kỳ Việt trong dòng mô tả. Anh ấy nói rằng: "Việt Nam là một phần trong tôi. Ngày nào đó, nếu ĐT Việt Nam ngỏ lời, chắc chắn tôi sẽ phải cân nhắc cẩn thận. Đó thực sự là một niềm tự hào lớn".
Giáo sư Vũ Hà Văn, đang công tác tại Yale, đã trở về Việt Nam, ông trở thành Giám đốc khoa học Viện Big Data. Hay như tiến sĩ Bùi Hải Hưng, cũng đã trở về Việt Nam đầu quân cho Viện Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo AI – VinAI Research. Cả hai viện này đều thuộc VinTech, một đơn vị con của Vingroup.
Các bạn có biết đến B Ray không? Thanh niên này từng chửi cộng sản như được mùa nhưng vẫn trở về Việt Nam và đã “quàng khăn quàng đỏ”. Nếu Việt Nam hậm hực thì bây giờ, sẽ chả có cái tên B Ray trong showbiz Việt. Rồi rất nhiều những nghệ sĩ hải ngoại khác, họ đang dần trở về Việt Nam và họ luôn sẵn sàng được tạo điều kiện. MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên, vốn là con của phó tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ đã trở về Việt Nam hoạt động, bà còn từng tham gia Shark Tank Việt Nam để gọi vốn.
Hay như Johnny Trí Nguyễn, Dustin Nguyễn, Victor Vũ, Charlie Nguyễn… đã trở về Việt Nam và họ đã góp phần khiến cho nền điện ảnh Việt Nam lột xác. Hay như Trần Hùng John, thanh niên này đã có một hành trình đi bộ xuyên Việt để tìm lại phần “Việt” trong một người Mỹ. Hắn đã kể lại hành trình của hắn qua tác phẩm “John đi tìm Hùng” được xuất bản cách đây mấy năm.
Đơn giản hơn, Huyme, Jv, Toàn Shinoda… cũng đều là những du học sinh cả và họ cũng đều chọn con đường về Việt Nam.
Những nhà vô địch đường lên đỉnh leo núi của chúng ta. Các bạn ấy đã chọn con đường, theo mình nghĩ là hoàn toàn tốt đẹp và không có gì để chê trách. Úc vốn là một quốc gia phát triển, phúc lợi tốt và họ ở lại đó đều không sai. Nhưng, đó không phải là lý do để chúng ta nói rằng, Việt Nam là một nơi đen tối và kém cỏi hay Việt Nam không trọng dụng nhân tài.
Các em học sinh ở những cuộc thi tuần, thi tháng, thi quý và 3 em còn lại trong trận chung kết, các em ấy phần lớn vẫn sẽ ở lại Việt Nam và rõ ràng, đây là những người mà chúng ta cần và nuôi dưỡng. Mất đi 1 nhân tài không có nghĩa là chúng ta mất tất.
Những nhà leo núi ấy, họ có cuộc sống bình thường ở bên nước bạn. Họ chỉ là những con người bình thường giữa bao người, thậm chí có những nhà leo núi chỉ làm những công việc hành chính, giảng dạy, mình thấy hơi tiếc cho họ, họ chọn cách an nhiên hơi sớm, họ từng vượt qua rất nhiều người để rồi lại chọn một cuộc sống như bao người khác. Nhưng nếu giả sử họ về Việt Nam, họ hoàn toàn có cơ hội để trở thành những người con thành công hơn của đất nước vĩ đại này. Shark Dũng, cũng là một du học sinh trở về nước đấy thôi. Hay nói một ví dụ siêu to hơn nhé, tỷ phú Vượng, tỷ phú Thảo cũng là những du học sinh ấy thôi.
Nếu các bạn xem Shark Tank Việt Nam, sẽ thấy rất nhiều du học sinh trở về nước, lập startup, mở công ty. Họ góp phần làm gia tăng miếng bánh GDP của Việt Nam, đem những gì ở nước bạn về giúp ích cho nước mình. Tại sao cứ phải lo sợ về gần 20 chục nhà leo núi sẽ đi học tại Úc và ở lại Úc?
Đừng có đổ lỗi cho con ông cháu cha hay quan hệ, điều đó chỉ cho biết rằng bạn là một kẻ thất bại.
Việt Nam dành cho tất cả chúng ta.
Tất cả chúng ta đều là những con người mà Việt Nam cần có, dù chúng ta có xuất phát điểm bình thường hay đã là những thiên tài, chọn đi hay ở, sống ở đâu là quyền của mỗi người. Việt Nam không giữ được nhưng sẽ luôn là một nơi để tất cả chúng ta có thể về và tìm bình yên. Việt Nam đang phát triển và có vô cùng nhiều cơ hội, sống và trải nghiệm ở bất cứ nơi đâu, cũng hãy hướng về đất nước này. Gửi đến những người Việt ở nước ngoài, hãy tin rằng tất cả những con người đang làm việc, sinh sống, cống hiến ở tại Việt Nam đang phấn đấu hết sức để đưa Việt Nam vĩ đại thêm một lần nữa. Để một lúc nào đó, các bạn có thể về, cùng với con cháu, nói rằng tự hào đã là một người con của Việt Nam.
Chúng tôi sẽ khiến những người đã rời bỏ sau đó quay miệng lại xúc phạm đất nước này phải hối tiếc.
#tifosi
同時也有93部Youtube影片,追蹤數超過1萬的網紅愛睏熊,也在其Youtube影片中提到,2021 《爐石戰記》大師職業賽 | 2021 Hearthstone Grandmasters 比賽影片來源:https://www.youtube.com/watch?v=xwUROj1e8hA&ab_channel=%E7%88%90%E7%9F%B3%E6%88%B0%E8%A8%98 ...
「faker top 10」的推薦目錄:
- 關於faker top 10 在 Tifosi Facebook 的精選貼文
- 關於faker top 10 在 iLoda Facebook 的最讚貼文
- 關於faker top 10 在 最強聯盟Best League Facebook 的最佳解答
- 關於faker top 10 在 愛睏熊 Youtube 的最讚貼文
- 關於faker top 10 在 愛睏熊 Youtube 的最佳貼文
- 關於faker top 10 在 愛睏熊 Youtube 的最讚貼文
- 關於faker top 10 在 The Top 10 Faker Plays in Competitive League of Legends 的評價
- 關於faker top 10 在 Faker Top 10 Career Plays | Lol esports - YouTube 的評價
- 關於faker top 10 在 10 Most INSANE FAKER OUTPLAYS In League of Legends ... 的評價
- 關於faker top 10 在 T1 Faker - Top 10 plays - YouTube 的評價
- 關於faker top 10 在 Top 10 Faker Plays - YouTube 的評價
- 關於faker top 10 在 Faker Top 10 Career Plays Lol esports - YouTube 的評價
- 關於faker top 10 在 Top 10 Faker Plays - Dot Esports - Facebook 的評價
- 關於faker top 10 在 Faker Top 10 Career Plays | Lol esports. - YouTube 的評價
- 關於faker top 10 在 League of Legends top 10 players - Pinterest 的評價
faker top 10 在 iLoda Facebook 的最讚貼文
TOP 5 tướng mạnh nhất cũng nói lên tên tuổi của Faker
#boxstudio
faker top 10 在 最強聯盟Best League Facebook 的最佳解答
TOP把IG隊內的怪物徹底打醒
(請配合文字服用)
Duke望著手裡剩餘不多的s6體驗卡,他想,到底要不要用呢?這時,他突然想起來,自己還沒有德杯冠軍呢,於是他打開了體驗卡。旁邊的寧王高燒不退,迷糊之間,看著旁邊的Duke,隊服好像變成了紅色………
北美100T的訓練室內正在打排位的Bang猛地扔下耳機站起身來“這股氣息!難道浩成哥他…”
首爾,SKT訓練室,李相赫突然感覺到一股寒意,他彷彿意識到了什麼,正在Rank BP階段的他沉思良久,選下了上單艾克,同時換上了那一年紅色王朝的皮膚。直播間炸開了鍋,觀眾都在好奇為何一向堅持原畫的Faker使用了皮膚,Faker只是淡淡說了一句:“這是在致敬他的回歸。”
南非GKD戰隊黑皇在野雞賽場險拿首勝,在這荒蕪的國度,他無盡想念曾經的輝煌。突然間!他像是感應到了什麼,一臉莊重的望向天空,東方的天際。一股熟悉的氣息騰騰升起,彷彿要貫穿這天地,黑皇閉上雙眼,深深吸了一口氣,舉起左拳撫上心頭:他回來了!
遠在土耳其的Wolf放下了手中的烤肉,向東望去,那有一道紅色的光柱沖天而起,其內艾克之影閃爍。“這個氣息,是浩成哥,到底是誰把他逼到這種地步。”
S6冠軍艾克的皮膚逐漸亮了起來,紅色的氣韻逐漸從杜克的身後匯入.....
韓國SKT總部,此時的扣馬教練正在辦公室踱步,重建SKT昔日榮光把這位三冠教練弄得焦頭爛額,桌子上的S6合照格外顯眼,"對了,浩成這小子……好久沒見他了…… "說著打開了德杯直播……心中暗忖到:S6我讓他拿出30%的實力,今天看樣子終於把一半實力給逼出來了……火力全開的浩成我只見過一次… …現在想想還有點後怕!如果說相赫曾經是神,那浩成就是宇宙萬物……
Duke輕輕的按下了R,那一刻,雪白的“極”緩緩的燃燒起來,一身紅裝,眼前出現了艾克的影子:“我本可以打的輕一點”。
Duke臥室內。那一件珍藏至今的雙星SKT隊服。其中一顆星緩緩暗去了。Faker在基地內,停下了手,“浩成,何苦呢。”
最後一刀落下,砍爆了TOP的基地。Duke起身,千萬縷紅色氣息消散,只聽飄渺處傳來一聲:“你已經沒有時間了,最後一次。” Duke望向遠處,黯然淚目。金色的雨落下,遠沒有了世界賽的激動,無論是S6還是S8,“哥哥們,我頂不住了。” Duke喃喃道。
faker top 10 在 愛睏熊 Youtube 的最讚貼文
2021 《爐石戰記》大師職業賽 | 2021 Hearthstone Grandmasters
比賽影片來源:https://www.youtube.com/watch?v=xwUROj1e8hA&ab_channel=%E7%88%90%E7%9F%B3%E6%88%B0%E8%A8%98
本頻道剪輯各系列爐石戰記賽事精華,讓各位在短時間內了解精彩賽事內容,也希望頻道對整個遊戲環境帶來正面影響。
爐石戰記比賽影片版權皆屬於暴雪娛樂公司,分享爐石比賽片段,協助推廣爐石戰記電競賽事。
This channel has edited various series of exciting programs to let everyone know the exciting content of the game "Heartstone", and hope that the channel will have a positive impact on the entire environment.
The copyright of the game video of Hearthstone belongs to Blizzard Entertainment. Share "Hearthstone" game clips and promote the "Hearthstone" game.
#爐石戰記
#比賽
#Hearthstone
#HSEsports
![post-title](https://i.ytimg.com/vi/ULCT0WjWiS8/hqdefault.jpg)
faker top 10 在 愛睏熊 Youtube 的最佳貼文
2021 《爐石戰記》大師職業賽 | 2021 Hearthstone Grandmasters
比賽影片來源:https://www.youtube.com/watch?v=olqRSIWGI5Y&t=5s&ab_channel=%E7%88%90%E7%9F%B3%E6%88%B0%E8%A8%98
本頻道剪輯各系列爐石戰記賽事精華,讓各位在短時間內了解精彩賽事內容,也希望頻道對整個遊戲環境帶來正面影響。
爐石戰記比賽影片版權皆屬於暴雪娛樂公司,分享爐石比賽片段,協助推廣爐石戰記電競賽事。
This channel has edited various series of exciting programs to let everyone know the exciting content of the game "Heartstone", and hope that the channel will have a positive impact on the entire environment.
The copyright of the game video of Hearthstone belongs to Blizzard Entertainment. Share "Hearthstone" game clips and promote the "Hearthstone" game.
0:00 開頭
1:00 演戲
2:25 好痛好痛喔~
3:47 誰剛剛在嘴暗牧的
5:15 遊戲結束
6:55 鬼進
10:50 假裝沒事
#爐石戰記
#比賽
#Hearthstone
#HSEsports
![post-title](https://i.ytimg.com/vi/dvenCkTMqtU/hqdefault.jpg)
faker top 10 在 愛睏熊 Youtube 的最讚貼文
2021 《爐石戰記》大師職業賽 | 2021 Hearthstone Grandmasters
比賽影片來源:https://www.youtube.com/watch?v=olqRSIWGI5Y&t=5s&ab_channel=%E7%88%90%E7%9F%B3%E6%88%B0%E8%A8%98
本頻道剪輯各系列爐石戰記賽事精華,讓各位在短時間內了解精彩賽事內容,也希望頻道對整個遊戲環境帶來正面影響。
爐石戰記比賽影片版權皆屬於暴雪娛樂公司,分享爐石比賽片段,協助推廣爐石戰記電競賽事。
This channel has edited various series of exciting programs to let everyone know the exciting content of the game "Heartstone", and hope that the channel will have a positive impact on the entire environment.
The copyright of the game video of Hearthstone belongs to Blizzard Entertainment. Share "Hearthstone" game clips and promote the "Hearthstone" game.
0:00 開頭
2:16 小鬼抽
3:18 羅傑算盤萬事如意
7:42 黏太緊 黏太緊
10:59 賺個屁阿
#爐石戰記
#比賽
#Hearthstone
#HSEsports
![post-title](https://i.ytimg.com/vi/NeB3iZpR33A/hqdefault.jpg)
faker top 10 在 The Top 10 Faker Plays in Competitive League of Legends 的推薦與評價
... <看更多>