[LONG SHARE] ĐI DẠY KHI ĐANG LÀM PHD/MSC Ở CANADA TẠI SAO KHÔNG?
Cuối tuần quay hai tuần đi làm của mọi người thế nào rồi? Kế hoạch apply vẫn update thường xuyên chứ? Hôm nay chị đọc được 1 bài viết của anh Phương Đào viết về quá trình đi dạy khi đang làm PhD/MSc ở Canada, cả về việc trợ giảng và việc đi giảng chính, rất hữu ích. Vì ngoài việc nguồn thu nhập khi đang đi học, đi giảng hay trợ giảng còn là cách mà chúng mình tích luỹ thêm kinh nghiệm và kiến thức trong quá trình học. Cách trả lời các bạn sinh viên, quan sát các giáo sư khác giảng dạy chúng mình có thể học hỏi. Học là quá trình tích luỹ dần dần, nghiên cứu cũng vậy. Cảm ơn bài viết của anh Phương, Schofan cùng đọc với chị nhé?
-----------x--X--x--------------
Chào cả nhà, hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn về việc đi dạy khi đang làm PhD (hoặc học Master) ở Canada để các bạn có cái nhìn đầy đủ hơn về việc các bạn sẽ được training như thế nào khi làm PhD ở đây. Việc đi dạy mình nói đến ở đây bao gồm cả đi dạy chính (sessional lecturer) và đi trợ giảng (teaching assistant - TA) cho các giáo sư.
Mình chia sẻ bài này vì mình nhận thấy việc đi dạy là bắt buộc với rất nhiều trường ở Canada và Mỹ và kinh nghiệm đi dạy cũng đóng vai trò khá quan trọng trong việc xin faculty job ở Mỹ và Canada, đặc biệt là ở Canada, khi sinh viên ra trường. Ở Mỹ khi xin job ở các trường thuộc nhóm R1 Universities (Very high research activity), mặc dù họ quan tâm về nghiên cứu của ứng viên nhiều hơn nhưng kinh nghiệm dạy cũng là một điểm cộng cho ứng viên. Còn đối với các trường R2 Universities (high research activity) hay nhóm trường rank thấp hơn thì ngoài research, họ sẽ rất quan tâm đến kinh nghiệm dạy của ứng viên vì các trường này thường là một nửa research, một nửa teaching. Ở Canada thì đa phần các trường đều đánh giá trọng số khá cao cho kinh nghiệm giảng dạy, kể cả các trường tốp đầu như UofT, McGill, hay UBC. Nếu được vào vòng campus interview thì ngoài một bài báo cáo về nghiên cứu của mình, ứng viên phải giảng thử một môn trong vòng 1 giờ đồng hồ trước toàn bộ giáo sư và sinh viên trong khoa. Tuy nhiên nếu học xong PhD các bạn chuyển ra làm ở industry thì việc đi dạy không có ích lợi gì nhiều.
---Về việc trợ giảng:
Thông thường khi học Master hay PhD ở Canada, đặc biệt là PhD, đa phần các khoa và trường đều yêu cầu sinh viên phải đi trợ giảng cho các giáo sư trong khoa ở các môn học liên quan đến lĩnh vực mình học và nghiên cứu. Việc đi trợ giảng này là bắt buộc ở nhiều khoa và trường vì tiền trợ giảng đã nằm trong guaranteed funding package. Thông thường mỗi năm sinh viên phải trợ giảng từ 3-4 môn học khác nhau với số giờ trợ giảng từ 130 đến 150 (ở khoa mình là 150 giờ). Trong học bổng của sinh viên đã có tiền trợ giảng, nên học bổng (phần thưởng) mà họ chính thức nhận được thì không cao, chỉ bằng 1/3 học bổng ở Úc, vì ở Úc sinh viên không phải đi trợ giảng.
Khi đi trợ giảng sinh viên thường phải làm các phần việc như: 1) đọc hướng dẫn assignment giáo sư giao cho, 2) chạy lại thí nghiệm từ đầu đến cuối để đảm bảo thí nghiệm trơn tru trước khi dạy, 3) thảo luận với giáo sư về việc chỉnh sửa hay thay đổi trong hướng dẫn assignment, 4)chuẩn bị slides, 5) giảng trên lớp, 6) trả lời câu hỏi sinh viên qua email, 7) mỗi tuần phải có 1 hoặc 2 office hours mình phải ngồi ở văn phòng để sinh viên đến hỏi nếu cần, 8) chấm điểm sinh viên,.... Nhìn đầu mục này đã thấy việc trợ giảng không hề đơn giản và tốn khá nhiều thời gian của sinh viên vì vừa phải học vừa phải làm nhiều việc khác dễ gây mất tập trung.
Tuy nhiên, việc trợ giảng rất có lợi cho sinh viên vì nó giúp sinh viên cải thiện được các kỹ năng giảng dạy cần thiết để phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu sau này như: kỹ năng thuyết trình, chuẩn bị bị slides, trả lời các câu hỏi của sinh viên, cách giao tiếp với sinh viên, học hỏi từ giáo sư,… Hơn nữa, trước khi đi trợ giảng, sinh viên phải hoàn thành 1-2 khóa học TA training về kỹ năng giảng dạy. Thông thường sinh viên sẽ trợ giảng các môn mình học, nghiên cứu, và các môn của giáo sư hướng dẫn mình. Tuy nhiên sinh viên cũng thường xuyên phải trợ giảng các môn khác trong khoa. Việc trợ giảng các môn khác giúp sinh viên có kiến thức tổng quan đa ngành hơn, hiểu biết hơn về các hướng nghiên cứu khác trong nhóm ngành rộng. Làm việc với các giáo sư khác cũng giúp tạo mối quan hệ, cải thiện kỹ năng giao tiếp và hợp tác trong khoa học. Trợ giảng cũng giúp sinh viên quốc tế cải thiện ngoại ngữ.
---Về việc đi dạy chính (cho sinh viên PhD năm cuối hay senior PhD):
Việc sinh viên PhD senior hay năm cuối đi dạy chính ở Canada và Mỹ cũng khá phổ biến, tuy nhiên không phải sinh viên nào cũng đi dạy chính. Thông thường trong khoa sẽ có một số môn học năm 1 và 2 đôi khi cần các sinh viên PhD dạy, đặc biệt là vào kỳ học hè. Vào trước kỳ học hè, khoa sẽ đăng tuyển các vị trí giảng viên tạm thời để dạy môn số môn. Sinh viên có chuyên môn mà môn học yêu cầu hoặc gần hướng có thể apply và khoa sẽ chọn ra người phù hơp nhất. Thông thường khóa mùa hè diễn ra trong thời gian rất ngắn, thường là 2 tháng cho mỗi session. Tuy thời gian dạy chỉ có 2 tháng nhưng việc dạy này sẽ lấy đi của sinh viên khoảng 4 tháng full-time bao gồm việc soạn bài giảng, hướng dẫn bài tập, chuẩn bị dữ liệu thực hành, thiết kế và upload các materials lên hệ thống online, tạo thang chấm điểm, quản lý teaching assistant, chấm điểm sinh viên.
Thông thường cuối kỳ dạy giảng viên sẽ nhận được đánh giá (teaching evaluation) từ sinh viên. Thông thường thì đánh giá này là bắt buộc và kết quả đánh giá sẽ được post public trên website của trường. Sinh viên cũng có thể vào xem các đánh giá này của tất cả các giảng viên hay giáo sư đã từng dạy môn đó trước đây để quyết định xem có nên chọn học môn đó hay không. Bảng đánh giá này có thể dài từ 10-20 trang với các mục đánh giá chi tiết bao gồm cả việc so sánh điểm từng phần của giảng viên đó với mức trung bình của khoa và trường. Bảng đánh giá này sẽ sẽ rất hữu ích khi đính kèm vào với bộ hồ sơ xin faculty job sau này, đặc biệt là ở các vị trí đòi hỏi nhiều về kỹ năng và kinh nghiệm giảng dạy. Việc học PhD ở Bắc Mỹ thường lâu và vất vả hơn ở một số nơi khác vì sinh viên phải mất rất nhiều thời gian vào việc thi vượt rào (4-5 tháng) và trợ giảng (150 tiết/năm). Tuy nhiên việc đi dạy sẽ giúp các bạn được đào tạo rất nhiều kỹ năng để hoàn thiện bản thân cho con đường nghiên cứu khoa học cũng như giảng dạy sau này.
Tuy có nhiều cái lợi như bạn sẽ có kinh nghiệm dạy, có thêm thu nhập, nhưng việc dạy sẽ lấy của bạn rất nhiều thời gian và có thể làm chậm tiến độ nghiên cứu của mình. Hè vừa rồi mình cũng nhận dạy một môn thống kê, và trước khi dạy mình cũng suy nghĩ và cân nhắc rất kỹ mới nhận. Như mình đã nói ở trên là nó lấy của mình mất gần 4 tháng làm việc cật lực. Cùng lúc đó mình cũng lấy dữ liệu thực địa cho 2 dự án khác nữa nên mình phải hoạt động hết công suất. Tuy vất vả nhưng bù lại kết quả lại rất tốt, được đánh giá rất tốt từ sinh viên, và mình cũng đưa bản đánh giá này vào việc apply job hiện tại của mình.
Nếu bạn nào xác định làm trong academia sau khi tốt nghiệp thì mình khuyên nên dạy ít nhất một môn nếu như có thời gian và việc dạy không làm chậm tiến độ làm PhD của bạn quá nhiều. Vì nó có lợi cho việc xin faculty job sau này và khi bạn đã tốt nghiệp rồi thì rất khó có cơ hội được dạy chính.
Hy vọng chia sẻ này của mình có ích. Chúc mọi người một ngày vui vẻ.
Thân,
Phương Đào
----------------
<3 Tag và chia sẻ bài viết đến bạn bè em nhé <3
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
「ubc faculty」的推薦目錄:
- 關於ubc faculty 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
- 關於ubc faculty 在 Mini Choi Facebook 的最讚貼文
- 關於ubc faculty 在 Nick Ng's Phaneron Facebook 的最讚貼文
- 關於ubc faculty 在 UBC Faculty of Forestry - Home | Facebook 的評價
- 關於ubc faculty 在 UBC Faculty of Land & Food Systems - YouTube 的評價
- 關於ubc faculty 在 Building Faculty Learning Communities: New Directions for ... 的評價
ubc faculty 在 Mini Choi Facebook 的最讚貼文
UBC SYMPHONY ORCHESTRA
Led by Jonathan Girard, the director of orchestras at the University of British Columbia School of Music, UBC Symphony Orchestra educates and promotes gifted young musicians. To enhance interconnections for the students and to celebrate the UBC community, UBCSO will invite current students and alumni as performers. On November 23, UBC Symphony Orchestra welcomes faculty members as soloists in Finzi’s Eclogue for Piano and Strings, Op. 10 with Terence Dawson, piano; Britten’s Serenade for Tenor, Horn, and Strings, Op. 31 with J. Patrick Raftery, voice and Valerie Whitney, horn. Also on the program is Elgar’s Variations on an Original Theme, Op. 36 “Enigma”.
If you are a UBC student, you are eligible to get Free rush tickets. Come in person and bring your student ID at the Chan Centre Ticket Office two hours before the performance.
Venue: The Chan Centre for the Performing Arts.
Date: Nov 23, 2019
7:30 pm - 9:30 pm
#WaVancouver #UBC #UniversityOfBritishColumbia #UBCSO #UBCSymphonyOrchestra #Music #ChanCentre #JonathanGirard #UniversityOfBritishColumbiaSchoolOfMusic #Vancouver #WeAreWaVancouver
ubc faculty 在 Nick Ng's Phaneron Facebook 的最讚貼文
This is Buchanan building, where the Faculty of Arts is. Naturally, I come here a lot for classes or whatnot. However, that wasn't the case four years ago, or at least not when I first got into UBC.
After the first term of my first year, I quickly realized that a science degree wasn't a good fit for me. I liked economics but I wasn't sure if transferring would be a good idea. Feeling lost, I went to the academic advising office at Buchanan block D. And I'm so glad I did.
Needless to say I applied for a transfer to the Faculty of Arts and my application went through. It might not sound like a big deal and it meant a lot personally at the time. I felt so relieved because for the first time I felt like I finally found something that resonated with me, something that I could be passionate and nerdy about.
Even though that passion switched a little (from Economics to Philosophy), I couldn't have pursuit either without all the incredibly helpful Arts academic advisors.
The Academic Advising office at the Faculty of Arts is one my favorite places on campus. They have some of the friendliest individuals at UBC. They never judge. I feel safe in this space. I always feel much better and less anxious after visiting them. I'm sure a lot of my fellow classmates can relate.
And here I am in my last term at UBC, finishing my Bachelor of Arts in Honours Philosophy and a minor in Economics.
I came here today to sort out some credits double-counting thing and to confirm that I have all the courses I need to graduate. "Yup, everything shows up beautifully. I think you're all set and you are graduating soon!" my advisor said.
Thank you, UBC Arts Academic Advising.
ubc faculty 在 UBC Faculty of Land & Food Systems - YouTube 的推薦與評價
Grounded in science, the Faculty is a leader in integrated research and education that addresses global issues surrounding health and sustainable land and ... ... <看更多>
ubc faculty 在 Building Faculty Learning Communities: New Directions for ... 的推薦與評價
Chapter 6: Developing a Statewide Faculty Learning Community Program The Ohio ... Assessing FLCs Authentic Assessment and FLCs: The UBC Faculty Certificate ... ... <看更多>
ubc faculty 在 UBC Faculty of Forestry - Home | Facebook 的推薦與評價
Faculty of Forestry at the University of British Columbia UBC Faculty of Forestry, 2424 Main Mall, Vancouver, BC, Canada V6T 1Z4. ... <看更多>