“KẾT TẬP CÁC BÀI PHẬT NÀO.
(Trân trọng kính mời quý độc giả hoan hỷ xem bài viết PHẬT NÀO để hiểu sự thật mà suốt mười mấy thế kỷ qua đã được che đậy giấu kín, Ngày nay đã đến lúc sự thật phải phơi bày, kính mong quý vị hãy nghĩ về tương lai Phật Giáo mà can đảm mạnh dạn tìm lại Chánh Pháp, học lại giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni).
PHẬT NÀO (phần 1)
HỎI: Xin cho hỏi là Phật A Di Đà sinh ra ở nước nào, sinh năm nào, mất năm nào, thuyết giảng những kinh gì, có liên quan đến Phật Thích Ca không?
ĐÁP: Phật A Di Đà không có thật trong lịch sử, được nói đến từ hai quyển kinh mỏng là kinh A Di Đà và kinh Quán Vô Lượng Thọ. Hai bản kinh này được hai tác giả vô danh viết ra vào khoảng 1000 năm sau khi Phật Thích Ca nhập niết bàn. Tuy nhiên người viết đã dàn dựng nội dung là Phật Thích Ca đã giới thiệu về Phật A Di Đà, khiến cho những người có lòng tin vào Phật Thích Ca bắt đầu chuyển sang tin Phật A Di Đà.
Sau này những nhà nghiên cứu khoa học đã phân tích lời văn, đối chiếu với các bộ kinh, so sánh hoàn cảnh, và khẳng định chưa bao giờ Phật Thích Ca nói nửa lời về Phật A Di Đà lúc còn tại thế.
HỎI: Thế tại sao bây giờ đi chùa nào cũng nghe niệm A Di Đà Phật chứ ít nghe niệm Thích Ca Mâu Ni Phật? Nếu Phật A Di Đà không có thật thì tại sao nhiều người tin như vậy?
ĐÁP: Truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân là hư cấu mà được đọc đi kể lại, dựng thành phim, mãi rồi có cả tín ngưỡng thờ Tề Thiên Đại Thánh luôn. Quan Vân Trường chỉ là một viên tướng võ biền, bị chém chết, mà được thờ như thánh suốt mấy nghìn năm vì những lời đồn đại hiển linh sao đó. Rất nhiều tín ngưỡng do truyền miệng mãi rồi trở thành có thật luôn. Kinh về Phật A Di Đà lại khôn khéo mượn uy tín của Phật Thích Ca nên được truyền bá, rồi thay thế Phật tổ Như Lai Thích Ca Mâu Ni luôn.
HỎI: Thôi thì dù không có thật nhưng mình cứ tin tưởng lễ bái tụng niệm thì cũng tốt chứ sao ạ?
ĐÁP: Ban đầu thì có vẻ tốt, vì nội dung đơn giản, không cần động não tư duy sâu xa, khỏi học nhiều kiến thức, khỏi công phu tinh tế phức tạp, nên được rất nhiều người hưởng ứng. Nhưng vì đơn giản quá, đến khi loài người bước vào giai đoạn phát triển cao, tư duy cao cấp lên, thì niềm tin và lối tu Phật A Di Đà liền bộc lộ nhược điểm, không thu hút người trí thức nữa, không đủ sức ép tăng ni tu sĩ tinh tấn tu hành mẫu mực siêu thoát nữa, nên làm cho các chùa vắng dần, Phật giáo suy yếu nhanh chóng.
HỎI: Thế thì bây giờ phải làm sao để Phật giáo phát triển hưng thịnh lại?
ĐÁP: Đạo Phật đúng của Phật Thích Ca thì rất khó, rất có hệ thống bài bản, từ thấp lên cao, từ đơn giản đến tinh vi phức tạp, nhưng đủ sức để thuyết phục giáo hóa những chúng sinh có trình độ văn hóa cao. Nhưng muốn vậy thì chính những tu sĩ phải am tường giáo lý, thực hành nghiêm túc, tự mình trở nên thánh thiện, thì sẽ là tấm gương sáng cho mọi người tìm về tu hành theo. Chùa sẽ đông vui, Phật giáo sẽ hưng long bền vững.
XIN CÁM ƠN.
ST
------------‐-------------------------------------------
PHẬT NÀO (phần 2)
HỎI: Tôi nghe nói có nhiều người tu niệm Phật rồi cuối đời biết trước giờ chết, ra đi an lành tự tại. Như thế rõ ràng việc niệm Phật A Di Đà cũng có kết quả tốt mà.
ĐÁP: Nghe nói, chỉ có nghe nói, nghĩa là không chứng kiến tận mắt cuộc đời tu hành của vị đó, không hiểu sâu trong nội tâm của vị đó, không biết công hạnh vị đó gồm những gì. Rất nhiều người tu đạo Nho cũng biết trước ngày chết. Một số người già ăn hiền ở lành cũng biết trước ngày chết dù chẳng hề biết niệm Phật gì. Còn điều này nữa, ta CÓ NGHE bao nhiêu người vất vả niệm Phật mà chết rất khổ sở không? Con số này cũng không hề nhỏ. Vậy thì chìa khóa của cái chết tự tại lại nằm ở chỗ khác rồi.
HỎI: Tịnh độ tông là truyền thống lâu đời của một bộ phận rất lớn trong đạo Phật, không ai dễ gì từ bỏ niệm Phật để đổi qua thiền đâu.
ĐÁP: Có ai kêu ai đổi qua tu thiền đâu. Còn nói là truyền thống lâu đời thì đạo Phật do chính đức Phật truyền dạy mới là truyền thống lâu đời nhất. Mọi pháp môn phát sinh sau này, dù cách đây nghìn năm, vẫn là không phải truyền thống lâu đời nhất đâu. Còn việc tu thiền là rất khó, chỉ những ai đã hiểu thấu đáo, quyết tâm rất cao, mới có thể bước vào công phu tu thiền được. Tu thiền thì không ai dụ ai được.
HỎI: Rất nhiều tu sĩ có bằng cấp cao vẫn tu niệm Phật A Di Đà mà, nghĩa là hệ tư tưởng Phật A Di Đà vẫn được người trí thức chấp nhận mà.
ĐÁP: Nếu ai có học lịch sử Phật giáo đàng hoàng thì đều biết rõ kinh điển về Phật A Di Đà chỉ xuất hiện sau Phật Thích Ca nhập niết bàn 1000 năm. Nếu ai không biết rõ điều đó thì có nghĩa là không ăn học đàng hoàng. Còn bằng cấp thì xin không có ý kiến, vì không biết học ngành gì, không biết học thật hay học giả, bằng thật hay bằng mua. Riêng bằng cấp trong Phật giáo thì còn cần phải có giới hạnh đạo đức đi kèm nữa mới bảo đảm giá trị của Đạo Phật.
HỎI: Các chùa tu Tịnh độ tông dành nhiều thời gian để tụng kinh, và tụng rất hay. Đó cũng là cách dẫn dụ người vào đạo chứ.
ĐÁP: Đánh giá việc tụng kinh hay, hoặc dẫn dụ người vào đạo hiệu quả hay không, là hãy nhìn số người đến chùa đông dần hay vắng dần. Nếu số người đến chùa càng ngày càng đông thì có nghĩa là cách tụng kinh đó hay và hiệu quả. Nếu số người đến chùa càng ngày càng vắng thì có nghĩa là cách tụng kinh đó, điệu tụng kinh đó, bài kinh tụng đó, hết hiệu quả rồi. Ngoài ra còn một cách đánh giá hiệu quả bài kinh tụng dựa theo khả năng nghiêm trì giới luật đạo đức nữa. Nếu càng tụng mà càng nghiêm trì được giới luật thì kinh đó có hiệu quả. Còn ngược lại, càng tụng mà mất dần khả năng nghiêm trì giới luật thì kinh đó phải coi lại...
CÁM ƠN
ST
--------------------------------------------------------
PHẬT NÀO (phần 3)
HỎI: Sẽ có nhiều người sốc nặng khi nghe nói rằng Phật A Di Đà chỉ là hư cấu. Một số người sau khi sốc sẽ đi tìm sự thật là gì, có đúng thế không. Một số người sau khi sốc sẽ hoang mang không biết tin ai. Một số người sau khi sốc sẽ tức giận khăng khăng bảo vệ niềm tin Phật A Di Đà bất chấp sự thật lịch sử.
ĐÁP: Có sốc gì rồi cũng phải chấp nhận sự thật, vì đạo Phật là đạo của trí tuệ và của sự thật. Trước sau gì tất cả mọi điều hư cấu trong các tôn giáo sẽ bị phơi bày. Không riêng gì đạo Phật, những tôn giáo khác rồi cũng bị các nhà nghiên cứu khoa học truy tìm lục lọi phân tích để gỡ ra những điều hư cấu ẩn chứa trong hệ thống giáo lý tín điều của mình. Chỉ có điều ai tiến bộ sớm thì biết sớm, chấp nhận sớm, thế thôi.
HỎI: Dù sao tôn giáo cũng có tính chất tình cảm, niềm tin, bây giờ lột trần ra hết thì gây tổn thương cho nhiều người quá. Người ta tín ngưỡng Phật A Di Đà lâu nay, bây giờ nói thẳng Phật A Di Đà chỉ là hư cấu thì đau thấu tâm can.
ĐÁP: Việc nói thật về Phật A Di Đà không phải là "lột trần", mà là giải phóng con người khỏi một điều không đúng sự thật. Sự thật là gì, là kinh A Di Đà không phải do Phật Thích Ca thuyết. Sự thật là gì, là Phật Thích Ca không hề giới thiệu cõi Tây phương cực lạc nào cả.
Trên đời có nhiều sự thật mà sau khi phát hiện ta đau đớn tan nát cõi lòng, nhưng sau đó ta sẽ rất nhẹ lòng.
HỎI: Nhiều thế kỷ qua nhờ niềm tin với Phật A Di Đà, với cõi Tây phương cực lạc, mà nhiều người biết tu hành nhân đức. Bây giờ phá đổ hết thì tàn nhẫn quá.
ĐÁP: Hãy nhìn kỹ, người ta biết tu hành nhân đức là do tin vào luật Nhân quả Nghiệp báo là chính. Còn vai trò Phật A Di Đà chỉ là hứa hẹn sau khi chết được vãng sinh. Tín ngưỡng về Phật A Di Đà đã gây ảnh hưởng rất lớn nơi một số khu vực Đông Á, cũng góp phần làm cho Phật Pháp mở rộng. Nhưng tiếc thay ở thời đại mới này thì chính tín ngưỡng về Phật A Di Đà lại làm chùa chiền quạnh vắng dần. Tín ngưỡng về Phật A Di Đà không đủ sức đối đầu với công nghệ khoa học hiện đại. Chỉ một cái smartphone bé xíu cũng kéo hết tâm trí con người vào đó làm người ta xao lãng đi chùa.
Thời đại này đành phải nói thật, phải đi đúng con đường Bát Chánh Đạo của Phật Thích Ca thì mới đủ sức nâng cao đạo hạnh của tăng ni, nâng cao trí tuệ của tăng ni, và tạo niềm tin mạnh mẽ cho quần chúng trở lại. Tăng ni mà yếu kém thì người ta rời bỏ chùa liền. Tăng ni phải thánh thiện hẳn lên thì mới thu hút mọi người về với Phật Pháp được.
Ta không có ý xúc phạm ai, nhưng đã đến lúc phải nói sự thật về tín ngưỡng Phật A Di Đà rồi. Ta tôn kính Phật A Di Đà vì khái niệm Phật là chung đồng cả vũ trụ, đều có các thuộc tính giác ngộ, tam minh, nhưng ta phải chọn lọc cẩn thận để đáp ứng thời đại mà kiến thức con người đã tiến bộ rất xa.
Cám ơn.
ST
--------------------------------------------------------
PHẬT NÀO (phần 4)
HỎI: Tịnh độ tông chủ trương niệm danh hiệu Phật A Di Đà để khi chết sẽ được Phật rước về cõi Tây phương cực lạc. Nhờ mục tiêu đơn giản như thế nên Tịnh độ tông đã dẫn dụ được nhiều người theo đạo Phật. Vậy phải tính đây là cái công lớn của Tịnh độ tông chứ?
ĐÁP: Thứ nhất, phương Đông Tây Nam Bắc chỉ có giá trị trên Địa cầu mà thôi. Còn bước ra không gian vũ trụ thì làm gì còn có bốn phương nữa. Địa cầu xoay vòng thì làm gì có bốn phương nữa. Thế nên, nếu nói có một cõi ngoài Địa cầu, nơi không gian xa xôi, mà lại bảo ở Tây phương, thì hoàn toàn bất hợp lý, phản khoa học, rất kém kiến thức.
Thứ hai, nếu số người theo Tịnh độ tông rồi vào đạo Phật, có chắc họ sẽ làm cho Phật Pháp hưng thịnh không, hay sẽ làm cho Phật Pháp điêu tàn thêm? Họ không chịu hướng về giác ngộ, không cần hiểu sâu giáo lý, cứ mất thời gian niệm Phật cầu vãng sinh, không đóng góp công đức gì cho đời, không gây ấn tượng cho lớp trẻ về một đạo Phật trí tuệ, thì sự xuất hiện của họ chỉ làm người ta xa lánh đạo Phật. Vậy đó là công hay tội?
HỎI: Nếu bây giờ cứ nói là Tịnh độ tông không đúng với đạo Phật, cứ nói Phật A Di Đà chỉ là hư cấu, thì có phải là làm chia rẽ đạo Phật không? Vẫn còn rất nhiều người quyết tâm bảo vệ tín ngưỡng Phật A Di Đà mà.
ĐÁP: Nếu ai thật lòng theo đạo Phật thì xin vui lòng theo đúng đạo Phật của Phật tổ Thích Ca với luật Nhân quả Nghiệp báo, với Tứ Diệu Đế, với Bát Chánh Đạo, với Tứ Thiền, Tứ quả thánh, với mục tiêu giác ngộ vô ngã, chứ đừng tự xưng là đạo Phật rồi đi sai kéo người khác đi sai, và cuối cùng phá hư đạo Phật từ bên trong.
Chỉ khi nào ai cũng đi đúng chánh pháp của Phật, đúng Bát Chánh Đạo, thì tự nhiên đoàn kết với nhau, không thể nào chia cách được.
Muốn đoàn kết thì không thể lẫn lộn đúng và sai được. Phải tìm về chung một chân lý thì sẽ có đoàn kết thật lòng. Hơn nữa, nếu cứ che đậy sự hư cấu mãi thì sẽ chẳng còn đạo Phật để đoàn kết nữa đâu, vì người ta chán đạo Phật mất rồi.
HỎI: Thế còn chủ trương Thiền Tịnh song tu thì sao ạ, có vẻ đây là một sự kết hợp tốt đẹp chứ?
ĐÁP: Song tu nghĩa là vừa Thiền cho tâm thanh tịnh đạt giác ngộ vô ngã, vừa niệm Phật cầu vãng sinh à? Làm sao có thể trộn chung hai điều đó trong một nội tâm được, nhỡ phát điên thì sao.
Có những điều cần kết hợp để đi đến mục đích giác ngộ, ví dụ như Phước và Huệ phải kiêm tu, Giới Định Tuệ phải cùng thực hành, Tự giác và Giác tha phải hòa quyện... Nhưng tuyệt nhiên không thể vừa theo Phật lại vừa theo cái không phải Phật dạy.
Cám ơn
ST
--------------------------------------------------------
PHẬT NÀO (phần 5)
HỎI: Phật Thích Ca đã từng nói có vô số cõi Phật ở trong vũ trụ, thì có nghĩa là cõi Tây phương cực lạc của Phật A Di Đà cũng có chứ.
ĐÁP: Phật Thích Ca đúng là có nói đến nhiều cõi Phật trong vũ trụ, nhưng tuyệt nhiên không nói cụ thể cõi Phật nào, lại càng không nói có một vị Phật kêu chúng sinh niệm tên mình mãi thì sẽ rước về cho ở chung. Nếu cõi nào có Phật thì vị Phật ở đó cũng dạy chúng sinh Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo như Phật Thích Ca đã dạy thôi.
HỎI: Nếu tôi niệm danh hiệu một vị Phật hư cấu, nhưng tôi quán tưởng vị Phật đó cũng đầy đủ tính chất giác ngộ giống như Phật Thích Ca, thì đâu có sao, cũng có công đức mà..
ĐÁP: Nếu vậy thì niệm danh hiệu Phật Thích Ca luôn cho đỡ rắc rối, lại làm cho đạo Phật chân thật đỡ hư cấu hơn. Phật là đấng vô thượng, không ai hơn nữa, thì tại sao phải cố tạo ra một vị Phật khác để cạnh tranh với Phật tổ Thích Ca của mình phiền phức vậy.
Nếu ta hiểu rằng có nhiều cõi Phật, thì để hiểu rằng thần lực đạo nhãn của Phật là vô biên vô tận đã thấy hết biết hết mà nói lại cho ta nghe, chứ không phải là để tìm Phật khác cho mới mẻ.
HỎI: Bây giờ đã lỡ làng tạo ra cả một tông phái Tịnh độ rộng lớn, đã lỡ xây chùa đúc tượng Phật A Di Đà khắp nơi, đã lỡ đặt kinh kệ tụng niệm theo tinh thần cầu vãng sinh, làm sao có thể thay đổi được. Hơn nữa, trong tín ngưỡng, một khi đã tin rồi thì người ta bất cần lý lẽ đúng sai phải trái nữa, nói gì cũng vô ích mà thôi.
ĐÁP: Nếu ta thật lòng muốn đi tìm giác ngộ, nếu ta thật lòng tôn kính Phật tổ Thích Ca có thật trong lịch sử, nếu ta muốn các nhà khoa học không chê cười đạo Phật vẫn bị hư cấu, thì ta phải mạnh mẽ thay đổi, dù điều thay đổi đó làm lòng ta tan nát. Việc chấn chỉnh đạo Phật lại cho đúng với Phật Thích Ca sẽ tốn cả vài trăm năm, nhưng ta không bao giờ lui bước. Ta phải đền ơn Phật bằng cách làm cho chánh pháp của Phật bền vững phát triển muôn đời sau. Ta quyết không cho ai thêm thắt hư cấu làm biến dạng đạo Phật của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni.
HỎI: Thế tại sao tu theo Phật thì phải không nói dối, lẽ nào lại có ai dám viết kinh mới rồi mượn danh Phật để truyền bá sao? Ai lại gan cùng mình như thế chứ.
ĐÁP: Không biết dám hay không dám, nhưng rõ ràng đã có những bản kinh do kẻ nào đó tạo mới và mượn danh Phật để truyền bá rồi đó. Vì mượn danh Phật nên đã được rất nhiều người tin theo, tu theo, tràn lan kéo dài qua nhiều thế kỷ, rồi cuối cùng lối tu đó sẽ làm đạo Phật suy yếu luôn.
Ta rất cần các vị chân tu chứng đạt thánh quả để làm chỗ nương tựa cho chúng sinh trong cuộc đời khổ đau này. Mà muốn tu chứng thì các vị đó phải tinh tấn hành trì đúng chánh pháp của Phật, rất vất vả, rất sâu xa, rất trí tuệ. Nhưng nếu ai cũng đua nhau niệm Phật chờ chết vãng sinh thì ngay lập tức mọi động cơ phấn đấu tu hành giác ngộ biến mất liền. Chết có được vãng sinh không thì chẳng ai kiểm chứng, nhưng lúc sống thì không phải tu hành vất vả mẫu mực nữa. Hình ảnh siêu thoát của tăng ni sẽ phai dần. Chùa cũng quạnh hiu vắng vẻ theo.
HỎI: Sao thấy nhiều vị hòa thượng tu Tịnh độ cũng đạo cao đức trọng lắm mà.
ĐÁP: Nếu vị đó thực sự đạo cao đức trọng là vì vị đó vẫn còn thực hành một số đạo lý của Phật Thích Ca như Giới Định Tuệ, Tứ Nhiếp Pháp, Bát Chánh Đạo, Quán Vô Ngã... Nhờ đạo lý của Phật Thích Ca mà vị đó có đạo cao đức trọng. Còn cứ chỉ biết niệm Phật cầu vãng sinh thì sẽ góp phần làm cho Phật Pháp suy tàn.
Cám ơn.
ST
--------------------------------------------------------
PHẬT NÀO (phần 6)
HỎI: Phật nào cũng là Phật, tu gì cũng là tu, tại sao phải cố chấp chỉ có một Phật Thích Ca làm chi cho chia rẽ.
ĐÁP: Nếu ta không tôn kính Phật Thích Ca nữa, không tu theo Bát Chánh Đạo của Phật Thích Ca nữa, thì ta phải xác định là mình không còn là đệ tử của cái đạo do Phật Thích Ca lập ra.
Những ai thờ Phật A Di Đà, niệm danh hiệu Phật A Di Đà để chờ chết được Phật rước về cõi Tây phương cực lạc, thì dù vẫn nghe mấy chữ phật phật... nhưng thật tình không còn là đệ tử của đạo Phật nữa. Đệ tử của đạo Phật phải đáp ứng được một số tiêu chuẩn nào đó, chẳng hạn như phải tôn kính tuyệt đối Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, phải tin Nhân quả Nghiệp báo, phải thực hành Bát Chánh Đạo, phải hướng về Vô ngã...
Nếu nói Phật nào cũng là Phật, tu gì cũng là tu, thì có thể nói đạo nào cũng là đạo, khỏi cần đạo của Phật Thích Ca luôn. Chân lý là cái gì rất tinh tế chứ không phải là dễ dãi.
HỎI: Những người đã lâu tin vào Phật A Di Đà, bây giờ lấy khoa học để chứng minh rằng Phật A Di Đà chỉ là hư cấu thì họ bị sốc và phẫn nộ. Họ sẽ dùng mọi lý lẽ và biện pháp để bảo vệ tín ngưỡng Phật A Di Đà của mình mà không cần phải trái đúng sai. Điều này đe dọa xuất hiện khuynh hướng chia rẽ và xung đột.
ĐÁP: Nếu tu đúng thì ta luôn luôn trở thành người ôn hòa hiền lành sáng suốt, thoát khỏi sự chi phối của cảm tính. Ví dụ như người tu đúng chánh pháp của Phật Thích Ca, có lòng tôn kính Phật tuyệt đối, nhưng không bao giờ làm gì xáo trộn cho xã hội khi bị chống phá. Họ biết kềm chế và xoay xở dù vất vả hơn. Phẫn nộ, đập phá, chống đối... thì đơn giản dễ làm, không cần tu hành gì cũng làm được. Còn kềm chế, sáng suốt, xoay sở khéo léo, giữ cho mọi việc bình yên thì mới khó, phải có đạo lực tu hành mới làm được. Nếu họ càng phẫn nộ, không chịu hiểu ra một sự thật, thì lại càng chứng tỏ con đường của họ đi trật.
HỎI: Đạo Phật có nhiều tông phái, nhiều hệ phái, nhiều pháp môn, tám vạn bốn nghìn pháp môn tu hành, thì ta phải chấp nhận Tịnh độ tông với tín ngưỡng Phật A Di Đà cũng được thôi mà.
ĐÁP: Thuở ban đầu đạo Phật chỉ có một. Tám vạn bốn nghìn pháp môn tu hành là ám chỉ cho nhiều cách dụng công để diệt trừ phiền não vọng tưởng vô minh để đạt được mục đích duy nhất là giải thoát giác ngộ. Tám vạn bốn nghìn pháp môn đều xoay quanh Bát Chánh Đạo, đều xuất phát từ Bát Chánh Đạo, không ra khỏi Bát Chánh Đạo.
Còn những tông phái nào, pháp môn nào mà xa rời Bát Chánh Đạo thì phải hiểu đó là làm cho đạo Phật suy tàn.
Một số tông phái hiện nay, dù đã rẽ sang hướng khác, nhưng tính ra cũng còn pha trộn với vài đạo lý căn bản của Phật Thích Ca nên vẫn còn kêu là đạo Phật. Nếu họ không khẩn trương rà soát kiểm tra điều chỉnh giáo lý lại cho đúng với chánh pháp của Phật Thích Ca thì không bao lâu nữa họ sẽ thành ngoại đạo hoàn toàn.
HỎI: Ngoài tín ngưỡng Phật A Di Đà là hư cấu, hình như cũng còn một số pháp môn tu hành khác cũng không phải do Phật Thích Ca thuyết?
ĐÁP: Hãy cứ xác định cho bằng được tín ngưỡng Phật A Di Đà không phải do Phật Thích Ca thuyết, rồi tự nhiên những cái ngoại lai gài vào đạo Phật sẽ tự phơi bày ra.
Tóm lại, nơi thời đại văn minh hiện nay, khoa học công nghệ thông tin máy tính như hiện nay, ta phải nhanh chóng kiểm tra điều chỉnh thanh lọc rà soát lại toàn bộ Phật Giáo để dựng lại đúng chân lý của Phật Thích Ca đã tuyên thuyết nhằm tạo sức mạnh giáo hóa cho chúng sinh trong tương lai.
Cám ơn.
ST
--------------------------------------------------------
PHẬT NÀO (phần 7)
HỎI: Nếu cho rằng Phật A Di Đà chỉ là hư cấu thì chẳng nhẽ người tu niệm Phật bao nhiêu năm qua không có công đức gì chăng ?
ĐÁP: Nếu ta quan sát kỹ sẽ thấy những người tu niệm Phật bao nhiêu năm qua đã có các công đức nhờ vào những điều làm được ngoài thời gian niệm Phật như có bố thí, trì giới, cúng dường, nhẫn nhục, công quả, phụng sự xã hội, thậm chí cũng tham gia hiến máu nhân đạo nữa. Họ cũng lễ Phật, nhiều Phật, nhiều Bồ tát với ý niệm các vị ấy đều giác ngộ giải thoát cao siêu. Họ lễ các vị thánh tưởng tượng với ý niệm rất đúng đắn nên vẫn được phúc lành. Họ đã lễ bái sự giác ngộ giải thoát của Phật qua danh hiệu nhiều vị Phật Bồ tát hư cấu, nhưng miễn là tôn kính sự giác ngộ giải thoát thì vẫn có phúc.
Ngẫm cho kỹ, công đức mà họ làm được đều do lời dạy của Phật Thích Ca cả.
HỎI: Nếu họ đã có công đức thì cứ để yên cho họ niệm Phật đi, nói ra sự thật về Phật A Di Đà để làm gì?
ĐÁP: Đã đến lúc phải nói thật vì chúng sinh thời nay đã có trình độ trí thức cao hơn ngày xưa, phương tiện truyền thông dữ liệu sưu tầm cũng dễ dàng hơn ngày xưa, nên trước sau gì mọi chuyện cũng phơi bày. Thà người trong Phật giáo nói lên sự thật còn hơn người ngoài nói với sự chê bai khinh bỉ. Họ khinh bỉ vì cả một hệ thống đệ tử xuất gia và tại gia trong Phật giáo lại bị chuyện hư cấu lừa gạt quá lâu.
Hơn nữa, tình trạng các chùa tịnh độ mất sức thu hút tín đồ là mối đe dọa đến sự tồn vong của Phật Pháp, không thể đứng nhìn được. Lỗi không phải tại ngôi chùa, mà lỗi tại người ở trong chùa không có gì truyền dạy làm cho người trí thức kính phục. Thời đại hội nhập toàn cầu, kinh tế cạnh tranh khốc liệt, việc làm khó tìm, thì tu sĩ ở trong chùa phải có đạo hạnh rất cao siêu, kiến thức phải uyên bác, trí tuệ phải vượt trội, thì mới thu hút được tín đồ cư sĩ. Đường lối niệm Phật A Di Đà chờ chết được rước về cõi nào đó không đủ sức nâng cấp upgrade tu sĩ lên tầm cao của thời đại. Bây giờ phải quay lại Bát Chánh Đạo của Phật Thích Ca, tìm nghĩa lý mênh mông vô tận trong đó, bao gồm đầy đủ việc tu dưỡng đạo đức sâu xa, bao gồm đầy đủ việc cống hiến cho xã hội, bao gồm đầy đủ việc tu tập thiền định, bao gồm mục tiêu giác ngộ vô ngã, thì mới đủ sức nâng tu sĩ lên một tầm cao mới. Ở tầm cao mới này ,tu sĩ ở trong chùa mới đủ sức làm chỗ dựa tinh thần cho bao nhiêu người bên ngoài đủ mọi trình độ mọi tầng lớp được.
HỎI: Muốn các chùa chấp nhận sự thật về Phật A Di Đà chỉ là hư cấu, rồi quay về với chánh pháp của Phật Thích Ca cũng rất khó. Thứ nhất là hệ thống kinh tụng mỗi ngày đã ấn định như thế làm sao đổi qua kinh khác. Mà biết tìm đâu ra kinh đúng của Phật Thích Ca để tụng mỗi ngày. Lấy kinh Pali của Theravada thì quá tội, chẳng hiểu gì.
ĐÁP: Nếu ta chấp nhận sự thật, nếu ta quyết tâm tìm lại đúng đường lối của Phật Thích Ca, thì Phật và chư tôn giả Alahán, chư thiên tử, sẽ gia hộ cho ta tìm được kinh tụng đúng ý của Phật Thích Ca. Sự quyết tâm đến từ sự hiểu ngộ. Không hiểu ngộ, ta sẽ do dự chần chừ mãi không dám làm gì cho đúng. Một khi đã hiểu ngộ rồi thì không có gì là không thể.
Cám ơn.”
ST
同時也有122部Youtube影片,追蹤數超過41萬的網紅An Phương,也在其Youtube影片中提到,Một video ghi lại những sự kiện đáng nhớ những ngày vừa qua! Phần lớn là cười cừơi không đó mặc dù thumbnail thì đang kiểu MV ca sĩ chút =))). Vlog nà...
「gan ai」的推薦目錄:
- 關於gan ai 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於gan ai 在 Facebook 的精選貼文
- 關於gan ai 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最佳貼文
- 關於gan ai 在 An Phương Youtube 的最佳貼文
- 關於gan ai 在 Thanh An TV Youtube 的精選貼文
- 關於gan ai 在 Phong Bụi Youtube 的精選貼文
- 關於gan ai 在 Building AI that can generate images of things it has never ... 的評價
- 關於gan ai 在 Facebook AI Introduces A New Image Generation Model ... 的評價
- 關於gan ai 在 amanchadha/coursera-gan-specialization - GitHub 的評價
- 關於gan ai 在 MuseGAN | An AI for music generation - Hao-Wen Dong 的評價
gan ai 在 Facebook 的精選貼文
[#Tản_mạn]
CỨ TIN. RỒI NGÀY SÁNG TRONG SẼ TỚI… 🌷
Tối nay, xong một buổi dạy lớp cấp độ 2 Online, mình đóng máy, mở điện thoại ra check, thì đập vào mắt mình là những dòng chữ thương thiệt thương. Một em học viên ở tận Bắc Âu đã thông báo, con gái em rốt cục đã được về thăm và ngủ lại với em vào hai ngày cuối tuần này. Và em gửi tin nhắn báo liền cho mình như một niềm vui vượt bậc, bởi vì suốt mấy năm qua, do chướng duyên, em kẹt trong mối hôn nhân với người chồng nhiều vũ phu, và hậu quả của sự kiên quyết tách ra, ly hôn là người chồng đã ‘giữ rịt’ lấy đứa con, không cho em bất kỳ quyền liên lạc hay chăm sóc, thăm nom nào. Em đã tìm đến lớp tụi mình trong cảnh nhớ con đến phát điên, những ngày uất ức trong bế tắc đã dẫn em đến nhiều cơn trầm cảm tưởng chừng không có lối thoát.
Cứ qua mỗi cấp độ, gương mặt em dường như tươi thêm lên được một chút. Là tươi trong tâm thế chấp nhận, vì em là một người rất ngoan, khi sau từng cấp độ, tụi mình hướng cho em và các bạn cùng cảnh ngộ hiểu rằng tất cả mọi chướng duyên đến với mình đều là ‘oán nợ’ đến đòi, và khôn ngoan nhất, là cắn răng mà trả sao cho rốt ráo, nhẹ nhàng nhất có thể. Qua đến cấp độ 4, trong khi hầu hết các bạn khác trong lớp đều đã có tin tức tốt lành cho các hoàn cảnh của mình, duy chỉ có em là cười buồn buồn, em nói, dạ, em đã nhìn ra vấn đề của mình rồi cô, giờ mỗi tháng em chỉ bị ‘lên cơn’ còn có một lần thôi, mỗi khi nhớ con quá chịu không nổi, đỡ hơn hồi trước nhiều lắm rồi cô…
Mình chỉ dặn, em đừng nản lòng, cũng đừng bỏ cuộc. Cắn răng mà miên mật sám hối bằng nhiều cách khác nhau, tu tập cho nghiêm túc, hết lòng, một ca khó đến cỡ nào cũng chỉ tối đa là ba năm chắc chắn cũng sẽ có kết quả tốt đẹp hơn thôi. Các bạn trong lớp cũng không để em một mình. Kể từ khi lên cấp độ 2 suốt đến tận bây giờ, lớp em học đã hình thành nên một cộng đồng ‘Bồ đề quyến thuộc’, nơi những con người không có bà con huyết thống gì với nhau, nhưng thương nhau và giúp đỡ nhau hết lòng như người một nhà. Các bạn đã không ngừng động viên, chia sẻ, rủ em cùng đọc kinh, lắng nghe em mỗi khi em lại sắp ‘mất hết kiểm soát vì nhớ con’…
Để rồi hôm nay, mới có hơn một tháng kể từ sau khi lớp cấp độ 4 em học khép lại, em đã có cái tin vui này nóng lòng nhắn cho mình! Em nhắn: “Cô dặn em miên mật sám hối, đọc kinh ba năm, nhưng em làm ròng rã mấy tháng nay đã cho kết quả bước đầu rồi cô ơi! Con gái em đã chủ động xin ba cho về thăm em. Mỗi lúc ‘con người đời’ của em nổi lên cơn nhớ con, thì em luôn nhớ từng chữ cô dạy bảo, mà em cố gắng sám hối và đẩy năng lượng mình lên, vượt qua được thử thách từng ngày từng ngày…. Cám ơn và biết ơn cô cùng nhà MayQ đã gặp gia đình em là các anh chị ‘Bồ đề quyến thuộc’ trong lớp, và cô là người cầm đuốc soi cho tụi em thấy đường mà tự đi khỏi những bế tắc trong cuộc đời mình.”
Ta nói, ngắm mấy tấm hình hai mẹ con họ má kề má, má áp má mà mình xúc động quá.
Những ngày này, mình đang đi vào một lúc vài lớp cấp độ 2 cùng lúc. Lớp cấp độ 2 là lớp chủ yếu thực hành, chia sẻ, mỗi ngày mình hầu như đều có cơ hội ngồi nghe biết bao nhiêu câu chuyện của bao nhiêu cảnh đời. Hôm qua, cuối tuần, mình nghe một loạt những câu chuyện thật buồn của nhiều em học viên mà gia cảnh lên bờ xuống ruộng, bị xâm hại từ nhỏ, hay những câu chuyện chồng ngoại tình, hay những câu chuyện bi đát thân phận long đong không biết trôi đi đâu về đâu… Ngay trong tối nay, ở một lớp cấp độ 2 khác, mình lại tiếp tục nghe những câu chuyện thật thương mà, trong đó, có cô gái ở tuổi ngoài 40, một thân một mình, thất nghiệp, sống trong cảnh hoang mang vì không hiểu mình là ai, mình tới cõi đời này để làm gì mà từ nhỏ đến lớn cô luôn giống như mình là một con người thừa, bị từ chối bởi chính cha và mẹ ruột, rồi người yêu lâu năm… Mình chỉ nói, miên mật sám hối, và tu tập.
Chắc các bạn theo dõi mình đủ lâu trên trang cũng nhìn ra rõ, công thức trị bá bệnh của nhà MayQ cũng chỉ có hai thứ thuốc mà thôi: đẩy năng lượng tự thân lên cao ổn định, và miên mật tu tập. Cái nào cũng đòi hỏi sự Thực hành và Chuyên cần, hết lòng hết dạ Thực hành. Ai chịu Thực hành, người đó chắc chắn thoát khỏi những cảnh khổ sở đa hình đa dạng mà họ đang chịu đựng. Rất nhiều những câu chuyện về những kết quả đầy cảm động của các bạn học viên đã là các ví dụ trực quan sinh động cho hành trình cố gắng này rồi.
Mình nhớ, hồi đó mình từng hay mít ướt kinh khủng. Đọc thư Thay lời muốn nói, tháng nào cũng khóc. Khóc từ lúc đọc thư lần đầu tiên. Khóc khi chọn thư, biên tập cắt gọt lại bớt để đưa vào đường dây kịch bản. Khóc khi ngồi họp với ekip, chia sẻ lại câu chuyện nọ cho mọi người nghe để biết mà cùng chọn bài hát cho lột tả hết vấn đề. Khóc khi chạy chương trình buổi sáng. Và khóc tiếp, khi buổi tối vào chương trình trực tiếp… Vì thời đó, ngoài một nỗi thương thiết tha dành cho những khổ nạn hay những phận đời quá sức đặc biệt, tụi mình chỉ có biết chia sẻ, và dùng sức mạnh của sóng truyền hình để chia sẻ nhằm vơi bớt nỗi đau họ mang gánh, chớ nào có biết làm gì hơn nữa...
Thời gian đầu tiên mới mở các lớp Quản trị cuộc sống với Nhân số học, mình cũng hay khóc. Cứ đọc form chia sẻ đầu vào của các bạn học viên, kể về những khổ nạn hay thăng trầm quá mức của một số bạn, mình lại nghẹn ngào. Thậm chí, muốn trầm cảm theo luôn.
Thời gian về sau này, một ngày, mình nhận ra, hình như bây giờ, lắng nghe những câu chuyện buồn thảm của những thân phận học viên trong lớp, mình hầu như đã không còn rơi nước mắt nữa. Thậm chí, đã có thể ngồi tĩnh lặng mà lắng nghe các bạn ‘rút ruột rút gan’ ra mà dốc hết những khổ nạn đời mình, trong các thời chia sẻ. Mình cũng nhận ra, không phải là mình trở nên ‘trơ lì’, ‘vô cảm’ đi với những nỗi đau của các học viên. Mà bởi vì một sự thật: Mình đã có thể NHÌN RA một phiên bản khác của họ, tươi tắn hơn, mặt sáng hơn, ánh mắt ngời ngời hơn, nụ cười rạng rỡ hơn, cứ sau mỗi cấp độ! Chắc chắn là như vậy!
Bởi vì trải qua thời gian ngẫm nghiệm và cả có được những 'công cụ diệu dụng' để chỉ người hành động, tụi mình đã không còn bị động, chỉ biết đọc thư khán giả rồi khóc cho những hoàn cảnh của họ, chỉ biết dùng hình thức Chia sẻ câu chuyện như một sự đồng cảm duy nhất, chứ chưa thể vạch ra cho họ một con đường nào phù hợp để đi, một cách thức nào để thoát khỏi nỗi khổ… của cái thời làm Thay lời muốn nói hồi xưa. Bây giờ đây, với ba lớp cấp độ 4 đã được hoàn thành với gần 200 con người mặt mày sáng rỡ, yêu đời, đầy năng lượng, dẫu cho sau lưng họ là biết bao buồn đau và những câu chuyện uất giận, bế tắc muôn màu muôn vẻ…, thì giờ đây, hầu như tụi mình đã không còn cảm thấy bị động, bế tắc cho những nỗi buồn hiện tại, những khổ đau hiện tại mà tụi mình đang lắng nghe từ các bạn học viên cấp độ hai nữa. Thay vào đó, mình cũng đã nhìn ra rất rõ: khổ nạn, chướng duyên đó suy cho cùng cũng chỉ là những ‘cú hích’, thúc đẩy các bạn tìm về với những cách thức tự giải quyết vấn đề cho chính mình, thông qua việc tìm đến những khóa học để thấu suốt các vấn đề cho bản thân, để từ đó, tự mình thực hành và tự mình bước ra khỏi buồn đau, bế tắc, khổ nạn, tự mình giải thoát chính mình khỏi những oán nghiệp chồng chất đã từng gây đau khổ cho mình. Để rồi sau đó, kiểu gì chúng ta cũng sẽ chạm đến một phiên bản tốt hơn, của chính mình! 🤗
Thật thương biết bao khi có thể làm cho biết bao con người hữu duyên tìm đến với tụi mình trong đau khổ yên tâm rằng: luôn có THUỐC CHỮA cho tất cả vấn đề của bạn! Chỉ cần bạn có niềm tin, có kỷ luật, có ý chí và độ kiên trì, rồi thì kiểu gì bạn cũng sẽ tự mình bước ra khỏi những bế tắc, khổ nạn, buồn đau, uất ức ngày hôm nay mà thôi. Câu chuyện ‘bước đầu có hậu’ mà cô học viên ở Bắc Âu vừa cập nhật cho mình tối nay đã góp thêm một minh chứng thật sống động cho sự thật này. Tuy vậy, cần nhớ một điều quan trọng: CHỈ CÓ CHÍNH BẠN mới có thể tự kéo bạn ra khỏi những vấn đề đau khổ, bế tắc này, bạn nhớ nha! Tất cả những gì tụi mình có thể, chỉ là Chỉ Đường cho bạn đi, nhưng không thể Đi Thay cho bạn! Hãy tự bước những bước chân đầy cố gắng, đầy niềm tin, đầy sự kiên trì, chắc chắn sẽ tới một ngày, con đường trước mặt bạn sẽ đầy sự quang đãng và nắng ấm.
Gửi niệm lành cho tất cả,
(27.9.2021 – QH & MayQ Team)
❤️ Bây giờ là gần nửa đêm rồi. Nhưng vẫn muốn gửi tặng nhà mình cận cảnh một nhành lan mới nở, ngậm những hạt sương mai trong veo từ ban công nhà mình, chỗ mình hay ngồi đọc kinh mỗi sáng. Bạn thấy, đến cây cối còn hữu tình. Cứ tin đi, và dồn hết lòng hết dạ năng lượng yêu thương của mình vào, cái gì rồi nó cũng sẽ tốt lên, sẽ đâm chồi, sẽ nở hoa, ngay cả là con người hay bất kể là vấn đề gì, bạn nhớ nhen! 🤗
gan ai 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最佳貼文
Khi nào đánh thức kho báu dược liệu?
(Bài trên tập san kỷ niệm 11 năm VTC News)
Người Trung Quốc xưa vẫn có câu “Người Việt chết trên đống thuốc”, nghe rất cay đắng, nhưng qua nhiều năm làm báo, đi rừng nhiều, tiếp xúc với nhiều thầy lang, những người buôn bán bào chế thảo dược, tôi nhận thấy, có lẽ ngày càng đúng.
Tôi là một trong số những nhà báo ham mê khám phá núi rừng. Gần như núi rừng nào cũng mò đến tìm hiểu, mày mò, khám phá. Mỗi chuyến đi rừng, tôi thường rủ các thầy thuốc, hoặc những người am hiểu về thảo dược quý đi.
Vào rừng, ngoài ngắm cảnh đẹp, cây to, thác lớn, thú dữ, thì thứ thú vị, cuốn hút nhất phải là những loài thảo dược. Mỗi vùng đất, mỗi dải núi, mỗi bình độ, lại có những loài thảo dược riêng, rất đặc hữu và giá trị. Tuy nhiên, thảo dược tự nhiên quý hiếm có giá trị cao gần như ít được sử dụng, chủ yếu người dân nhổ bán sang Trung Quốc, mà không biết là thứ gì.
Cỏ đắt như vàng
Thời điểm 2005, tôi có nhiều ngày ăn ngủ leo núi, xuyên rừng với ông Trần Ngọc Lâm, được gọi là “người rừng”, vì ông sống ở trong một hang đá, trên độ cao 2.800m. Ông Lâm ở trên đó, thu hái thảo dược, trồng thảo dược quý để tự chữa bệnh cho mình.
Những ngày đó, tôi gặp rất nhiều người Mông đi rừng nhổ một loại cỏ nhỏ xíu, lá phát màu óng ánh. Khi đó, vàng chỉ có giá độ 1 triệu/chỉ, nhưng một kg cỏ này có lúc cao điểm lên tới 5 triệu đồng/kg tươi, dính cả rễ, đất. Có lúc giá xuống thấp, thì cũng vẫn bằng một chỉ vàng.
Giá trị khủng khiếp như thế, nên người Mông bỏ hết ruộng vườn, vào rừng săn lùng thứ cỏ ấy. Họ gọi là cỏ nhung, vì cái lá của nó mềm mượt như nhung. Một số nơi gọi là lan kim tuyến, vì nó thuộc họ lan, gân mặt trên lá phát ra màu óng ánh khi soi đèn vào ban đêm. Chính vì thế, dùng đèn pin luồn rừng ban đêm dễ tìm hơn. Cũng có nơi gọi là cỏ kim cương, vì nó phát sáng và quý như kim cương.
Sau này mới biết, có những thời điểm, người Trung Quốc thu mua nhiều để làm giống, thì giá vọt lên cao chất ngất, có lúc họ đủ giống rồi, thì giá lại xuống thấp, bởi họ chỉ thu mua giá chuẩn làm nguyên liệu. Tuy nhiên, với giá trị tiền thời đó, thì khó có thứ thảo dược gì đắt bằng.
Đem cây cỏ nhung đó về Hà Nội, tôi đi hỏi các chuyên gia, các nhà thực vật, song tuyệt nhiên không ai biết nó là thứ gì. Các thầy thuốc ở miền núi cũng đều chẳng biết công dụng của nó. Tôi viết vài bài báo nói về thứ cỏ ấy, thì một thời gian sau, cả nước rộ lên phong trào vào rừng nhổ cỏ nhung.
Trong Tây Nguyên, có những thời điểm học sinh bỏ học, trường lớp vắng tanh, để vào rừng nhổ cỏ nhung. Khi người dân ở những vùng có núi cao trên 1.200m, bỏ hết vào rừng săn lùng cỏ nhung, thì báo chí đưa tin nhiều, song tuyệt nhiên vẫn không nhà khoa học nào biết nó là thứ gì. Tất nhiên, trong các sách thuốc cũng không có mặt nó. Thậm chí, một số nhà nghiên cứu còn bảo giá trị của cỏ nhung ngang lá lốt. Và, đặt nghi vấn người Trung Quốc thu mua kiểu lừa đảo.
Thực ra, cho đến bây giờ, các nhà nghiên cứu Việt Nam vẫn chưa biết giá trị thực sự của nó là gì, khi nó đã rất đắt. Còn, người dân thì ngâm rượu uống, hoặc mua về dùng với lời đồn giải độc, chữa ung thư, đặc biệt những người ung thư phổi săn lùng sử dụng rất nhiều, chẳng biết do nguồn tin nào xui khiến.
Trong một lần sang Trung Quốc, đến Tập đoàn dược Đông Nam, chuyên sản xuất thuốc đông y, thuộc TP. Phúc Kiến, khi vào căn phòng trưng bày các loại thảo dược quý, thì tôi ngỡ ngàng khi thấy trưng bày vật phẩm và hình ảnh trang trại trồng lan kim tuyến rất nhiều.
Trao đổi với ông Hoàng Quyền Thành (Phó TGĐ Tập đoàn dược Đông Nam), thì mới biết tổ tiên ông ta dùng nhiều đời để chữa viêm gan, vàng da. Nó đặc biệt hiệu quả khi điều trị cho trẻ nhỏ. Sách dược chép rằng, người Trung Quốc đã dùng loại thảo dược này trên 1 vạn năm rồi. Ông cũng cảnh báo dùng có giới hạn, vì nó có độc tố hại cho thận. Ông Trần Ngọc Lâm, người dùng lan kim tuyến theo cách của người Trung Quốc, thì quả quyết: “Tất cả những dược liệu điều trị bệnh về gan đều không có độc tố. Nếu có độc tố thì không thể điều trị gan được”.
Điều đáng nói, là ông Hoàng Quyền Thành cho biết, giá trị của lan kim tuyến lúc lên lúc xuống, nhưng trung bình khoảng 30 triệu đồng/kg khô. Tập đoàn của ông, cũng như nhiều tập đoàn khác, đã trồng được nhiều, xây dựng những trang trại khổng lồ để trồng loại cỏ này. Tuy vậy nhu cầu vẫn không đủ. Và, ông ngỏ ý, nếu Việt Nam sản xuất được, tập đoàn của ông có thể nhập khẩu số lượng không giới hạn.
Theo ông Trần Ngọc Lâm, việc trồng lan kim tuyến không có gì khó khăn. Chúng chỉ cần độ cao trên 1.200m đến dưới 2.800m, dưới tán rừng và ẩm ướt. Nếu có đủ điều kiện, chúng lớn rất nhanh, sinh sản như cỏ. Tuy nhiên, theo ông Lâm, thứ này rất khó trồng thành công, là bởi vì, cứ người này trồng, người kia nhổ trộm, không quản lý được. Ở Việt Nam, cũng có một số cá nhân trồng lan kim tuyến, song gần như chỉ trồng chơi làm cảnh. Cũng có doanh nghiệp đầu tư trồng, nhưng chưa có kỹ thuật và quy mô. Điều này vô cùng đáng tiếc.
Nhổ “khoai” đem bán
Cũng thời điểm độ 2005-2006, khi khám phá đại ngàn Hoàng Liên Sơn, tôi gặp nhiều đồng bào Mông đi rừng tìm kiếm “khoai lang núi”. Mỗi người một cái gùi trên lưng. Họ thường đi tìm kiếm vào thời điểm đầu năm và cuối năm. Đầu năm, một loại “khoai lang núi” mọc lên, ra hoa vào mùa hè, rồi lụi. Mùa thu lại có một loại mọc lên, ra hoa vào mùa đông, rồi lụi khi đầu xuân.
Những củ “khoai lang núi” nhìn loằng ngoằng như con rết, không có gì đẹp đẽ. Đi vài ngày trong rừng, họ lấy được đầy gùi, cõng ật ưỡng xuống núi. Một anh người Mông bảo: “Có thằng Tàu sang, mang cái củ này bảo bên Tàu đói quá, nhờ vào rừng tìm cho củ khoai loại như con rết này để về ăn, thế là tao đi nhổ thôi. Cả bản đi nhổ, ngày có khi được cả tấn”.
“Người rừng” Trần Ngọc Lâm cười bảo: “Toàn là sâm quý đấy. Người Tàu sợ gọi là sâm thì dân đòi giá cao, nên cứ gọi là khoai núi, thì mua được giá rẻ”. Khi đó, loại “khoai lang núi” này có giá chỉ 200 ngàn đồng/kg. Sau tiếp xúc với một số đầu mối buôn dược liệu, mới biết đó là sâm tiết trúc, sâm đốt trúc, dân gian gọi là tam thất hoang.
Người Trung Quốc bảo rằng, có nhiều loại sâm tiết trúc, nhưng giá trị không chênh nhau nhiều. Từ loại tiết trúc mọc ở dãy Hoàng Liên Sơn, đến Lào, tận núi Ngọc Linh, giá trị không khác nhau mấy và người Trung Quốc thu mua theo giá chung. Có những thời điểm giá lên cao, cũng là do Trung Quốc gom giống, có thời điểm xuống thấp, là nhu cầu nội địa họ đáp ứng được.
Càng đi rừng nhiều, tìm hiểu nhiều, tôi nhận thấy sâm tiết trúc là loại thảo dược cực kỳ giá trị. Tiếc rằng, chúng đã bị nhổ gần như sạch bách bán sang Trung Quốc. Và, sang Trung Quốc, mới thấy những trang trại trồng sâm tiết trúc trải dài hết dãy núi này đến dải núi khác, mênh mông bát ngát bằng cả miền Bắc Việt Nam, cung cấp cho cả thế giới sử dụng.
Trong dòng sâm tiết trúc, hiện tại, đắt nhất là loại mọc ở núi Ngọc Linh, gọi là sâm Ngọc Linh, ở địa phận Quảng Nam và Kon Tum. Tên thực tế được định danh khoa học là Sâm Việt Nam. Loại tự nhiên, quý ngang nhau là mọc ở bên Lào, cũng thuộc dải núi Ngọc Linh, bởi nó cùng địa hình, địa chất, khí hậu. Tuy nhiên, tôi đã thử nghiên cứu, kiểm định chất lượng, thì nhận thấy, một loại sâm tiết trúc ruột đen ở dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa phận Lai Châu có hàm lượng Saponin tổng hợp loài sâm cao gấp đôi ở núi Ngọc Linh.
Chính vì thế, trên thị trường nhiều năm qua, loại sâm ở Lai Châu thường được đem vào Ngọc Linh để bán với thương hiệu sâm Ngọc Linh. Hiện tại, loại sâm này có giá trung bình khoảng 100 triệu/kg. Loại củ hoang dã, củ lớn, rất khó định giá, thậm chí đến cả tỷ đồng/củ độ 7-8 lạng.
Loại sâm tiết trúc có giá trị thứ 2, là loại mọc ở một quả núi giữa huyện Na Hang và Lâm Bình (Tuyên Quang). Suốt mấy năm qua, rộ lên chuyện người dân ở hai huyện này vào rừng lần tìm, nhổ sạch sẽ không còn một mống sâm tiết trúc nào. Giá bán ngang ngửa sâm Ngọc Linh, loại nhỏ 40-50 triệu, loại củ to cả trăm triệu/kg.
Tò mò với chuyện sâm xuất hiện ở Tuyên Quang, tôi lên xã Sinh Long tìm hiểu, thì biết, mấy chục năm trước, có mấy bản người Dao sống ở trong rừng già, mang giống sâm từ Trung Quốc về trồng làm thuốc. Họ trồng trong vườn, trên nương, trong rừng, bất cứ chỗ nào gieo trồng được là rải hạt, để nó tự mọc, tự sinh. Thế rồi, khoảng 30 năm trước, Nhà nước có chính sách hạ sơn, vừa bảo vệ rừng già, vừa tạo điều kiện sống tốt hơn cho những bản người Dao này. Ruộng nương bỏ hoang, những cụm sâm tiết trúc cứ tự ra hoa, kết trái, tự sinh trưởng. Thi thoảng, họ lại đi bộ cả ngày về bản, nhổ vài kg, đem xuống chợ bán với giá vài trăm ngàn/kg.
Đùng một cái, con buôn phát hiện đó là sâm quý, thổi lên là sâm Ngọc Linh, bán giá vài chục triệu đồng. Thế là toàn dân trong vùng vào rừng, bới đất, lật lá tìm sâm, nhổ sạch bách không còn một mầm mống nào nữa. Loại sâm quý ở Tuyên Quang chính thức tuyệt chủng.
Những ngày này, từ giữa năm 2019, lại rộ lên những thông tin hàng trăm người Mông kéo nhau vào các khu rừng ở Lâm Đồng, Đăk Lắk để khai thác một loại sâm tiết trúc mới phát hiện. Mỗi ngày, cả tạ, thậm chí cả tấn sâm được đưa ra khỏi rừng. Đây cũng là một loại sâm tiết trúc có giá trị, khá giống với loại sâm ở Tuyên Quang, nhưng không phải Sâm Việt Nam, loại có ở Ngọc Linh và Lào Cai, tuy nhiên, vì chưa có nghiên cứu cụ thể về nó, nên con buôn đang giả mạo sâm Ngọc Linh để bán với giá cắt cổ, vài chục triệu đồng/kg. Chắc chắn một điều, khi loại sâm này chưa được nghiên cứu gì, thì đã bị nhổ sạch.
Dải Tây Côn Lĩnh cũng có một dòng sâm tiết trúc khá tốt. Thân chúng nhỏ như cái đũa, ruột tím pha trắng, pha vàng nhạt, ăn giòn sần sật, rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, dãy núi khá nhỏ, lại nằm ngay Trung Quốc, nên nó nhanh chóng tuyệt chủng.
Giờ đây, khoảng chục dòng sâm tiết trúc, đa dạng nhất là quanh dãy Hoàng Liên Sơn, đã bị nhổ gần như sạch sẽ. Giờ là lúc người Việt nhận ra giá trị của nó, thì cũng là lúc nó đã sạch bóng rừng già. Giá sâm giờ cao hơn Trung Quốc rất nhiều, nên có lẽ tới 90% sâm tiết trúc (tam thất hoang) có mặt ở thị trường Việt Nam là của Trung Quốc. Người Trung Quốc trồng sâm rất giỏi, kỹ thuật canh tác đã trải 500 năm, nên sâm lớn rất nhanh, giá trị không thể so sánh với loại mọc hoang dã trong rừng Việt Nam. Ngay cả sâm tiết trúc dòng Ngọc Linh (Sâm Việt Nam), người dân ở các châu như Kim Bình, Hồng Hà, Vân Sơn, thuộc tỉnh Vân Nam cũng đã trồng rất nhiều và bán tràn lan ở Việt Nam với giá rất cao. Có thể nói, 90% sâm Ngọc Linh bán ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, vào Việt Nam qua các cửa khẩu tiểu ngạch ở Lai Châu.
Qua tìm hiểu, tôi được biết, các dòng sâm quý này, người Trung Quốc thu mua giống từ Lai Châu, rồi nhân giống, gieo trồng. Chúng có đủ các đặc tính, hoạt chất của sâm Ngọc Linh, nên làm giả sâm Ngọc Linh hoàn hảo. Nói là làm giả sâm Ngọc Linh, nhưng nó chỉ không được trồng ở núi Ngọc Linh, chứ rõ ràng nó là sâm tiết trúc dòng Ngọc Linh. Thậm chí, một số nhà nghiên cứu ở Viện Dược Liệu còn ngỡ ngàng, khi hàm lượng saponin chính MR2 của loại sâm Lai Châu trồng ở Trung Quốc lại cao bất thường. Nhiều khả năng, trình độ cách tác, chăm bón của họ là siêu đẳng.
Viết đến đây, lại thêm đáng tiếc, là bởi, đây là loại dược liệu rất quý, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gọi là “Quốc bảo Việt Nam”, nhưng chúng ta lại đang tự làm giảm giá trị của nó bởi gọi tên theo chỉ dẫn địa lý. Hồi dược sĩ Đào Kim Long tìm ra sâm trên núi Ngọc Linh, ông đã hét lên sung sướng, bởi đã tìm thấy loài sâm có ở Lào Cai. Tức là, ý ông, đã tìm thấy cây sâm Lào Cai ở núi Ngọc Linh. Thế hệ những người già ở Ngọc Linh, vẫn gọi chúng là sâm đốt trúc, sâm tiết trúc. Tên khoa học của nó là Sâm Việt Nam. Cái tên Sâm Việt Nam vừa rộng, vừa thể hiện được thương hiệu quốc gia, lẽ ra phải nên dùng rộng rãi. Giống như cùng là nhân sâm, nhưng nó có tên sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc, mới thể hiện được giá trị. Việc gọi là sâm Ngọc Linh, là tự giới hạn thị trường cho loại sâm quý này.
Bản thân tôi, cũng có nhiều lần vào các vùng trồng sâm ở Trà My (Quảng Nam) khảo sát cùng các doanh nghiệp, để tìm đất trồng sâm. Tuy nhiên, việc trồng sâm rất khó khăn. Người dân trong đó khá khép kín, không thích người lạ xâm nhập. Họ sợ mất mát, lộ vị trí vườn sâm. Cây sâm có giá trị rất cao, nhưng kỹ thuật canh tác thủ công rất kém, nên sản lượng rất thấp. Ngoài ra, người trồng sâm chịu đủ các loại rủi ro. Thiệt hại nhiều nhất là do chuột. Có những gia đình bị chuột ăn sạch vườn sâm. Thiệt hại lớn thứ hai, là bị trộm cắp. Sâm trồng giữa rừng, thời gian thu hoạch quá lâu, không thể trông nom quanh năm suốt tháng được, nên sểnh ra là mất. Đồng bào phải cấm rừng, cắm chông, giăng bẫy để bảo vệ vườn sâm, nên khách lạ chẳng khác gì kẻ thù. Cũng vì những lý do đó, mà việc đầu tư phát triển trồng sâm là cực kỳ khó khăn và rủi ro.
Tỉnh Lai Châu vô cùng rộng lớn, rừng núi trùng điệp, dãy Hoàng Liên Sơn dài mấy trăm cây số ngất ngưởng trời xanh. Nơi đó, mọi điều kiện đều phù hợp với cây sâm tiết trúc, loại rẻ nhất có giá 5-10 triệu/kg, loại đắt nhất có giá tới cả tỷ đồng/kg, giống sâm bản địa vẫn có trong rừng, thậm chí giống cực nhiều đang được ươm bên Trung Quốc, tại sao lại không có doanh nghiệp nào đầu tư trồng loại dược liệu đầu bảng quý này? Mọi cơ hội đều nhường hết cho Trung Quốc? Nếu trồng khắp Lai Châu và Ngọc Linh, với thương hiệu sâm Việt Nam, chẳng phải sẽ tăng được sản lượng rất nhiều, phục vụ được rộng rãi người dân, và xuất khẩu được thì rất tốt?
Củ khoai tốt như sâm
Những năm tháng đi rừng, nhìn cảnh người Trung Quốc thu mua các loại dược liệu quý mà buồn lòng. Chỉ đến khi chúng tuyệt chủng khỏi rừng già, thì chúng ta mới quan tâm, tìm hiểu.
Thất diệp nhất chi hoa (đồng bào miền núi gọi là củ rắn cắn) cũng đã bị đào bới đến tuyệt chủng. Sâm Hoàng Liên Tiến Vua cũng bị người Trung Quốc thu mua cả rễ, cả dây. Người dân rải rác trồng trong rừng, thu hoạch lẻ tẻ, chứ cũng chẳng có doanh nghiệp lớn nào làm.
Tam thất bắc thì cũng nhen nhóm người dân trồng, mỗi hộ có khu vườn vài ngàn mét vuông, nhưng rồi cứ lụi dần, bởi kỹ thuật canh tác kém, không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào của các chuyên gia (mà có lẽ, chẳng có chuyên gia nào của Việt Nam đủ tầm trồng được nó).
Còn hiện tại, dọc dải Yên Tử, người dân vẫn đang ồ ạt vào rừng đào bới loại chè hoang làm thuốc, nhổ tận gốc, trốc tận rễ bán sang Trung Quốc, với giá vài trăm ngàn đồng/kg. Những bông chè hoa vàng có giá vài triệu đồng/kg, người Trung Quốc rất thích. Họ mua cả hoa, cả gốc rễ về nấu cao, mà chúng ta vẫn chẳng biết họ dùng làm gì, chữa bệnh gì. Rừng mỗi ngày một cạn kiệt dược liệu quý.
Ngay cả, một loại củ, mà tôi gọi vui là “sâm khoai”, là thứ củ rất đáng quan tâm, nhưng cũng bị bỏ ngỏ và phát triển tự phát, rất đáng tiếc. Thị trường cũng đang dần dành cho người Trung Quốc mất rồi.
Loại củ này, chính bản thân tôi là người “khai quật” nó khỏi rừng già, đưa lên mặt báo Điện tử VTC News, từ cái tên Địa tàng thiên.
Hồi đi rừng với ông Trần Ngọc Lâm, cứ mệt, lại đào củ này ăn. Ngọt mát cuống họng, hồi phục sức khỏe rất nhanh. Sau, lên xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) thấy đồng bào Hà Nhì trồng lác đác trong vườn, trên nương, rừng. Họ gọi là Hoàng sìn cô (hoặc Hoàng Shin cô). Nhìn nó như củ khoai, nên có lúc gọi là “sâm khoai”, vì nó rẻ như khoai, bổ như sâm.
Ông Trần Ngọc Lâm mang ý tưởng sản xuất loại trà giải độc, ngừa nhiều bệnh, nhất là bệnh ung thư, nên ông quan tâm đến loại củ này. Các thiền sư Tây Tạng sử dụng loại trà này hàng ngày giải độc hiệu quả. Người Tây tạng gọi nó là trà Trường Sinh Thang khi dịch sang tiếng Việt. Củ Hoàng sìn cô này được sấy khô đến mức cứng queo, rồi nghiền thành bột. Nó mang lại vị ngọt hậu, thanh nhẹ cho trà.
Vì thấy loại củ này rất thú vị, ăn rất ngon, bổ dưỡng, vị ngọt nhưng đặc biệt tốt cho người tiểu đường, nên ông Trần Ngọc Lâm đã động viên bà con ở Y Tý di thực từ rừng già về trồng rất nhiều ở nương rẫy. Bản thân tôi cũng viết một số bài báo nói về loại củ này và sức lan tỏa rất nhanh.
Trong một lần sang Trung Quốc cùng tiến sĩ Nguyễn Thế Lương, Giảng viên Đại học Nam Kinh, tôi đã mang củ Hoàng sìn cô này theo để tìm hiểu về nó. Hóa ra, Hoàng sìn cô vốn có trong tự nhiên, kéo dài từ Tây Tạng, xuống Vân Nam, và miền núi phía Bắc của Việt Nam. Trong siêu thị hoa quả của Trung Quốc bày bán loại củ này với giá trên dưới 10 tệ/kg tươi. Trong các cửa hàng dược liệu cũng bán khô để làm thuốc.
Người Trung Quốc gọi nó là Tuyết liên quả (tên khá giống Hoa sơn tuyết liên), với ý nghĩa là “quả sen trên tuyết”. Vùng Vân Nam núi cao, tuyết rơi rất lạnh, thích hợp với loại củ này. Sen có nghĩa là quý, thanh khiết, và lại mọc trên tuyết thì còn gì đẹp bằng.
Người Trung Quốc dùng nó làm thực phẩm nấu ăn, hầm với gia cầm, nấu xương, ăn rất bổ dưỡng. Họ đóng gói tươi bán trong siêu thị để ăn luôn, có mùi vị thanh mát, giòn ngọt. Các nghiên cứu của Trung Quốc khẳng định nó giàu các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể: amino axit, vitamin, protein, canxi, kẽm, magiê…
Điều đặc biệt Tuyết liên quả có hàm lượng đường Fructooligosaccharide cao nhất nhưng lượng calo lại thấp. Giàu chất xơ hòa tan nhưng cơ thể lại không hấp thu chất carbohydrate, vì thế loại quả này rất thích hợp với người bệnh tiểu đường và người béo phì.
Ngoài ra, Tuyết liên quả còn có tác dụng điều hòa dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, nhuận tràng, bảo vệ và cải thiện chức năng tiêu hóa. Nó điều hòa khí huyết, giảm lượng đường trong máu, lipid, huyết áp, ức chế sự phát triển của cholesterol và bệnh tiểu đường.
Tác dụng của nó quý vậy, nhưng giá của nó lại rẻ như khoai. Tôi tham quan một số trang trại trồng loại củ này và được biết, một héc-ta cho thu hoạch tới vài chục tấn củ, năng suất cực kỳ cao.
Mặc dù loại củ này rất tốt, bổ dưỡng, vừa là thực phẩm, vừa là thuốc, trồng cực dễ, thu hoạch sản lượng cao, nhưng gần như chẳng có cơ quan nào quan tâm, chẳng có nhà khoa học nào nghiên cứu. Từ việc di thực của ông Trần Ngọc Lâm, nhân dân trồng tự phát, những người bán lẻ đưa ra thị trường lặt vặt, một vài bài báo giới thiệu, thì người dân bước đầu biết đến loại củ này. Thế nhưng, vì trồng tự phát, không có quy hoạch, nên chỉ thu tươi ồ ạt vào đợt cuối năm, rồi lại biến mất khỏi thị trường.
Bản thân tôi và ông Trần Ngọc Lâm, vẫn nỗ lực giới thiệu, để các doanh nghiệp tiếp cận, lập được vùng trồng, chế biến được thứ củ này thành đồ ăn, nước uống, phục vụ nhân dân. Nhưng, hầu như, nhiều doanh nghiệp chỉ muốn nhập nguyên liệu từ nước ngoài, trong đó hầu hết là Trung Quốc về đóng gói rồi bán cho nhanh, đỡ chịu rủi ro.
Mới đây, trên đường từ Lai Châu về Hà Nội, qua Sapa, thấy những sạp hàng bày bán ven đường, đầy rẫy củ Hoàng sìn cô. Khách thấy lạ hỏi han, thì được giới thiệu là “củ sâm Hoàng Liên Sơn đấy”. Tôi nhìn là biết, đó là những củ Tuyết liên từ Trung Quốc đã tràn vào Việt Nam. Thứ củ bổ dưỡng, dễ trồng, năng suất cao, dễ làm giàu này, rồi cũng sẽ dành hết lợi nhuận cho người Trung Quốc mà thôi.
(tác giả với sâm tiết trúc Lai Châu ở độ cao 2.000m dãy Hoàng Liên Sơn. Đây chính là loài cùng dòng vớ sâm Ngọc Linh, và hình ảnh một ngày chế biến sâm Lai Châu, ngâm mật ong và rượu)
gan ai 在 An Phương Youtube 的最佳貼文
Một video ghi lại những sự kiện đáng nhớ những ngày vừa qua! Phần lớn là cười cừơi không đó mặc dù thumbnail thì đang kiểu MV ca sĩ chút =))). Vlog này vui đến phút cuối cùng, ai bỏ lỡ ráng chịu à nhennnn :") hahaha~
Xét nghiệm COVID-19 - Haul ăn vặt văn phòng - Chơi không hậu quả... | MY LIFE LATELY | An Phương
https://youtu.be/pOhqwLaS2ts
Monthly faves của thím phưn có:
- Trà sữa Phượng Hoàng (đặt trên Now là ra!)
- Bánh rán cô Bơ (anh Nam có comment ở dướiii)
- Xịt ngăn mồ hôi Perspi-Guard: https://shopee.vn/perspi_mall
- Bộ đôi Skin1004 Madagasca Centella Hyalu-Cica Brightening Toner và Blue Serum: https://bit.ly/3w5HxGh
- Ổ cứng SSD Samsung T5 1GB (https://tiki.vn/o-cung-di-dong-gan-ngoai-ssd-samsung-t5-mu-pa1t0b-1tb-hang-nhap-khau-p8141066.html?spid=11628096)
Một số thông tin khác:
Vlog này quay chủ yếu vào những ngày của tháng 5, lúc chưa giãn cách xã hội
Tháng này thím phưn vlog chủ yếu những lúc đi làm để cả nhà có thể hiểu thêm về công việc của mình
Bên cạnh là blogger thì mình còn làm báo nữa. Toà soạn của thím phưn hiện đang có các em đến thực tập nên rất xôm và zui =))). Tụi mình chỉ dám quay cuối giờ làm thui hahahaha
Cảm ơn Dũng, @dang291096 @vnhnhunhu và @ndieep_ đã cameo nhiệt tình cho người chị. Cameo hôm nay còn @bychloenguyen nữaaa
Phần outfit hoặc makeup thì cứ comment nha rùi thím phưn reply chooo
À mình cố tình đeo khẩu trang ngược á. Do phần gọng sắt của miếng khẩu trang làm sống mũi mình đau quá, đeo nhiều còn bị sưng lên nữa huhuhu nên phải lộn ngược nó lạiii
Quay bằng Sony ZV1
Edit bằng Final Cut Pro
Cảm ơn cả nhà đã đọc đến đâyyyy! Dạo này ở nhà nhiều hơn nên thím phưn cũng có thời gian quay clip áaaa. Mng vote chủ đề điiiii! Hay hay khó khó nhaaa hahahaha. Đừng quên folllow chíc chóc @anphuongtruong và @tqnam247 đảm bảo content xàm bất ngờ =))))
—————————————
Mình hiện diện ở khắp mọi nơi,
Instagram: @letsplaymakeup - https://www.instagram.com/letsplaymakeup/?hl=en
Facebook: @letsplaymakeupchannel - https://www.facebook.com/letsplaymakeupchannel/
Email: letsplaymakeupchannel@gmail.com
—————————————
gan ai 在 Thanh An TV Youtube 的精選貼文
5 SAO LU BAO #15 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️
BỮA TỐI SANG CHẢNH CÙNG NGƯỜI ĐẶC BIỆT TẠI THE DOME
✨✨ Toàn các món nghe tên thôi đã thấy đắt xắt ra miếng ?: Gan ngỗng áp chảo, Thịt bò nướng hảo hạng, Sò điệp Nhật sốt terriyaki,... thì Lu sẽ dành đãi ai đây? ?
? Nhà hàng The Dome Dining & Drinks
Địa chỉ: Lầu 2, Số 2 Đồng Khởi, Quận 1, HCM
Xem thêm Series 5 SAO LU BAO tại:
TẬP 1 - BUFFET TÔM HÙM 5 SAO: https://youtu.be/M_yTucS_RbY
TẬP 2 - ROOFTOP BAR 5 SAO: https://youtu.be/s__jYk1Nge4
TẬP 3 - TRÀ CHIỀU 5 SAO: https://youtu.be/judqR0WHBK8
TẬP 4 - BUFFET DIMSUM 5 SAO: https://youtu.be/XT4gm9D_MZQ
TẬP 5 - 24H SANG CHẢNH Ở LANDMARK 81: https://youtu.be/svFBM8_8yBc
TẬP 6 - NHÀ HÀNG STEAK 5 SAO: https://youtu.be/NH4eOi2bUSw
TẬP 7 - BUFFET HẢI SẢN 5 SAO CỦA THE LOG: https://youtu.be/Wf8jt_mO3xM
TẬP 8 - BỮA TỐI TRÊN KHÔNG 5 SAO: https://youtu.be/0T7N_MXGrak
TẬP 9 - TIỀN TRIỆU ĂN BUFFET NEW WORLD: https://youtu.be/sr3qVzfTfzw
TẬP 10 - ĂN TÔM HÙM 6 VỊ TẠI BUFFET LOTTE: https://youtu.be/hCG7VHY8Gyc
Tập 11 - BUFFET BÒ ÚC 5 SAO: https://youtu.be/xFWX231in5A
Tập 12 - BUFFET Á - ÂU CHANH SẢ SOFITEL: https://youtu.be/XfNNuOtykj0
Tập 13 - ĂN OMAKASE 1.700.000++ TẠI NHÀ HÀNG NHẬT 5 SAO: https://youtu.be/hNaQPos3C0M
Tập 14 - BUFFET DIMSUM 650.000++ BLACK VINEGAR: https://youtu.be/oOLpnXXBtV0
Tập 15 - BỮA TỐI CHUẨN ÂU TẠI THE DOME: https://youtu.be/lvbW9bKIbdA
____________________________________
Hãy nhấn SUBSCRIBE/ĐĂNG KÝ tại http://bit.ly/ThanhAnTV để theo dõi những video mới nhất từ Thánh Ăn TV nha các bạn ❤
❤ FOLLOW KÊNH YOUTUBE ĐỜI THƯỜNG CỦA LU: https://bit.ly/3tvCg9x
?♀ FOLLOW MY INSTAGRAM:
- @thanhantv.official: https://bit.ly/3s0VLoR
- @ruluchen95: https://bit.ly/3wIL7qf
❤ FOLLOW MY TIK TOK:
- @thanhantv.official: https://bit.ly/2POl4gW
- @ruluchen95: https://bit.ly/39V4JxC
▶️ FOLLOW MY FANPAGE: http://www.facebook.com/thanhantv/
?GIAO LƯU VỚI LU TẠI HÀNH TINH HAM ĂN: http://bit.ly/HanhTinhHamAn (Group Facebook)
? LIÊN HỆ HỢP TÁC - QUẢNG CÁO: [email protected] (Ms.Quyên)
.......................
© Bản quyền thuộc về THÁNH ĂN TV
© Copyright by THÁNH ĂN TV ☞ Do not Reup
#thanhantv #5saolubao
gan ai 在 Phong Bụi Youtube 的精選貼文
“Mời mọi người đi vệ sinh, không cần phải hỏi, khỏi mua xăng dầu, chạy xe vào luôn. Có phòng tắm cho mát, ngủ võng uống miếng nước rồi hả đi”, đó là tấm bảng nhỏ được treo trước cây xăng Thuận Bình Yên (ngụ xã Bình , huyện Châu Thành, An Giang).
Cây xăng này nổi tiếng cực kỳ thân thiện. Mình chứng kiến, một bác nông dân đi đồng về ghé vào đổ 20.000 đồng tiền xăng, lập tức nhân viên chạy vào lấy tặng cho chai nước suối lạnh. Kêu bác vào tắm cho sạch người, nằm võng nghỉ ngơi. Lúc ra, nhân viên tặng cho ly trà đường.
Kế bên cây xăng là quán cơm phục vụ cho tất cả mọi người. Vào ngày 18 Âm lịch miễn phí tất cả và có tặng rất nhiều thuốc nam trị các loại bệnh: gan, thận, bao tử, xương khớp…
Quán cơm chỉ bán giá 10.000 đồng/đĩa, tặng kèm cơm thêm mang về và thậm chí không có tiền vào ăn miễn phí cũng được nhân viên tận tình chăm sóc.
Xung quanh quán, treo rất nhiều điều răn dạy làm thiện, tích đức. Trong đó Phong Bụi ấn tượng những câu người chủ quán dặn dò khách lẫn nhân viên: “Xin quý ông bà cô bác đừng hại nhân viên của tôi bằng cách cho tiền bồi dưỡng. Vì tiền ai cũng tham. Nếu nhân viên của tôi vi phạm sẽ buộc cho nghỉ việc”.
Các nhân viên làm việc ở đây hàng ngày đều được căn dặn phải ăn mặc lịch sự, nói chuyện tế nhị, hài hòa, làm vui lòng khách. Bên cạnh đó, khách đến quán gặp trời mưa sẽ được tặng chiếc áo mưa.
Mình rất thích quán này, dù có đi ngược đường cũng dành bụng đói để tìm đến ăn trưa khi về An Giang.
?PHONG BỤI Chào bạn đã đến kênh PHONG BỤI. Cuộc đời này rất ngắn, mình sẽ ghi lại những câu chuyện ý nghĩa để cùng lan toả tình cảm.
Liên hệ điện thoại (Zalo/Viber; Phone contact): 0394.266.204 hoặc 0967.838.970.
Trong mỗi video đều có nêu rõ địa chỉ và số điện thoại nhân vật. Xin phiền lòng xem kỹ nội dung nếu các bạn muốn liên lạc.
? Email: Levanphong19@gmail.com.
? Facebook: http://bit.ly/facebookphongbui
? Tiktok: https://www.tiktok.com/@phongbuitv
Nếu các bạn muốn ủng hộ nhân vật trong video có thể gửi đến số tài khoản: 0331.000.517.644 (Ngân hàng Vietcombank Chi Nhánh TP HCM, Le Van Phong). Xin vui lòng ghi rõ nội dung: "Người gửi + tên nhân vật muốn gửi" để tránh nhầm lẫn. Trân trọng cám ơn.
? Đăng ký kênh Phong Bụi: https://www.youtube.com/channel/UCtnTXC2fwtnpBvZIdENwksg?sub_confirmation=1
-----
?PHONG BUI Welcome to channel PHONG BUI. This life is very short, I will write down meaningful stories to spread my feelings together. Contact information is included in video content.
© Copyright by Phong Bui☞ Do not Reup #PhongBui
gan ai 在 Facebook AI Introduces A New Image Generation Model ... 的推薦與評價
Facebook AI Introduces A New Image Generation Model Called 'IC-GAN' That Creates High-Quality Images of Unfamiliar Objects And Scenes. ... <看更多>
gan ai 在 amanchadha/coursera-gan-specialization - GitHub 的推薦與評價
Programming assignments and quizzes from all courses within the GANs specialization offered by deeplearning.ai - GitHub ... ... <看更多>
gan ai 在 Building AI that can generate images of things it has never ... 的推薦與評價
We're sharing details on how we built a new image generation model called Instance-Conditioned GAN. Unlike traditional GANs, IC-GANs can create... ... <看更多>