GRUNGE VIETS – OMG, WHAT THE HECK is this?
Không phải dissin’ hay gì – nhưng Grunge mà các bạn đang theo đuổi ở Việt Nam thực sự chỉ là một phần rất nhỏ, nhỏ, nhỏ, nhỏ thôi. Thực sự không phải từ mình mà ngay cả các bạn thích Grunge cũng đã có nhiều câu hỏi rằng “Anh ơi, có cách nào để follow Grunge sờ tai mà không phải mặc áo in hình band nhạc rock, quần jeans skinny phối cùng flannel và đi boots không anh?”. Quả vậy, có vẻ chúng ta đã hơi bị “bội thực” về một cái gọi là “Grunge ở Việt Nam”.
Nào – hãy tìm hiểu xem Grunge là gì nhé?
Theo Wiki và từ điển Oxford, Grunge /ɡrənj/ là một từ miêu tả sự bụi bặm mà có thể nói là bẩn – thô lỗ (Dirty/Dirt), một phong cách nhạc rock được sáng tác bởi raucous guitar sound and lazy vocal delivery ( Một thứ âm thanh khàn và giọng ca lười =)) ). Rộng hơn, Grunge là một thể loại nhạc rock và sub-culture xuất hiện vào những thập niên 80s, nở rộ ở Mỹ - đặc biệt là quê hương của nó, Seattle và ảnh hưởng xung quanh. Grunge là sự kết hợp giữa punk và metal trong rock. Vậy – Grunge không phải đơn thuần là 1 style thời trang, đó là âm nhạc, là phong cách sống và văn hóa.
(Vậy, grunge hiện nay hình như hơi sạch sẽ các bạn ạ. Đó là sự biến chuyển về văn hóa).
Grunge không phải là thời trang mà chúng ta thường nghĩ – thậm chí Grunge sơ khai còn không đi theo tiêu chuẩn của thời trang lúc đó nữa. Từ Seattle, những gã nhạc rock sống lang thang (Trước khi nổi tiếng) – khờ dại đi theo đam mê của mình. Một thành phố ngập tràn trong mưa, bùn lầy và giai cấp bình dân, những cửa hàng từ thiện rất nhiều. Và đó khởi đầu cho một từ “Thrift Shop” – Thrift shop là 1 cửa hàng dành cho mục đích từ thiện, không phải là chuyên bán đồ secondhand. Toàn bộ đồ ở đây là do những người không sử dụng đồ đó nữa, họ mang tới cửa hàng thrift/một là tặng, hai là bán với mức giá rẻ. Toàn bộ doanh thu thu được từ bán đồ, sau khi trừ các chi phí duy trì hoạt động của cửa hàng – sẽ dùng cho mục đích charity/từ thiện. Vậy là từ Thriftshop mà chúng ta sử dụng ngày nay cũng có phần lệch lạc.
Thrift và Grunge – có liên hệ mật thiết với nhau. Vì những gã thanh niên mê rock, ngủ vật vờ trên những chiếc sofa bỏ đi, không thể nào có tiền mà ăn mặc lả lướt được. Họ phải mua quần áo từ những tiệm thriftshop mình kể trên và mặc trên người. Dĩ nhiên, không phải món nào cũng lành lặn và cũng đúng size mà người ta chọn. À thế là những cái sự vá, thêu, DIY bắt đầu hình thành (Mà ngày nay chúng ta hay gọi là custom í) – những chiếc áo rách được thêu patch khéo léo, những chiếc quần oversize được crop lại, phụ kiện cũng tự tạo nên. Còn việc mặc rộng thùng thình – đó đã là chuyện quen thuộc. Neil Young, Kurt Cobain, Smashing Pumpkins, Soundgarden tất cả đều trải qua câu chuyện như thế. Khi họ thành công, tư tưởng sử dụng đồ và thời trang đó – đã ăn vào máu của họ và cũng là thứ để nhắc nhở về quá khứ nghèo khổ của mình, tượng trưng cho sự vùng lên của giai cấp lao động và bình dân và được công nhận bởi những gã bề trên. Bump! Grunge phát triển từ đó. Vậy Grunge không chỉ gói gọn trong những thứ mà các bạn đang mặc, Grunge nó là tất cả/ là mọi thứ mà các bạn có thể DIY được – vì thứ thời trang này, xuất phát từ những cửa hàng từ thiện.
Câu chuyện lại đi vào vòng tuần hoàn, khi Grunge cùng các nhạc rock trở nên nổi tiếng và thu hút mọi ánh nhìn của bao thanh niên thập niên 80-90s. Người ta muốn trở nên bụi bặm, ngầu như Kurt Cobain, người ta đổ xô đi tự custom đồ và tạo thành thứ gọi là “Thời trang Grunge”. Những gã nhà giàu cũng muốn theo xu hướng và khẳng định mình – nhưng họ không thể nào lại hạ giá mà tới các cửa hàng thrift được. Nhận thấy miếng bánh béo bở đó, các hãng thời trang vào cuộc với tinh thần “Lấy cảm hứng từ Grunge”. Bắt đầu là Marc Jacobs, sau này là hàng loạt các hãng như các bạn đã biết như Saint Laurent Paris, Off-white, FoG, A Mí Rì..
Nhưng đáng nói hơn đó là Marc Jacobs vì có lẽ ông là người tiên phong và được nhắc nhiều nhất khi mà mang cái sự bẩn và chắp vá của Grunge lên sàn diễn thời trang. Vào năm 1992, Marc Jacobs đang là làm việc cho thương hiệu đồng tên nổi tiếng Perry Ellis. Jacobs – 1 cậu chàng fashion designer trẻ măng lúc đó, 29 tuổi – đã đánh liều đưa Grunge, trộn tất cả mọi thứ lên sàn runway với tình yêu của Kurt Cobain, Courtney Love. Áo flannel, granny dresses (váy bà ngoại), Dr. Martens và những chiếc áo knit thêu hình đầu lâu/skull. Cũng vì liều mà ngay lập tức, Marc Jacobs đã bị Perry Ellis sa thải ngay sau đó vì đã phá hỏng hình tượng runway. Nhưng nó lại trở thành biểu tượng của Marc Jacobs và niềm cảm hứng của hàng loạt nhãn hàng thời trang sau này (Có cái tên của Alexander Mc Queen và Hedi Slimane..)
Grunge ngày nay đã mang vẻ “sạch sẽ hơn rất nhiều” so với ngày xưa. Nó phù thuộc vào tư duy và tinh thần của mỗi fashion designer. Cũng có nhiều người nhầm lẫn rằng Grunge là Flannel, nhưng không – flannel được Grunge trở thành làm thứ iconic, nhưng nó không đại diện cho Grunge. Nhưng xin nhắc lại Grunge không phải đơn thuần là thời trang, nó là phong cách sống và miêu tả của 1 thời kì khó khăn, bụi bặm và đậm chất bình dân từ thành phố Seattle hay nước Mỹ thập niên 80s – 90s.
同時也有8部Youtube影片,追蹤數超過2萬的網紅Laura Ribeiro,也在其Youtube影片中提到,a few days in my life making new music, having some dance lessons, trying lots of food and making some too! Love Laura 💕 ▹Instagram - http://instagr...
「grunge fashion 90s」的推薦目錄:
- 關於grunge fashion 90s 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
- 關於grunge fashion 90s 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
- 關於grunge fashion 90s 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
- 關於grunge fashion 90s 在 Laura Ribeiro Youtube 的最讚貼文
- 關於grunge fashion 90s 在 Laura Ribeiro Youtube 的最佳貼文
- 關於grunge fashion 90s 在 Natalia Natchan・itsPiNKII Youtube 的最佳解答
grunge fashion 90s 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
TAKAHIRO MIYASHITA – Cửu vĩ của làng thời trang.
Một kẻ lầm lì, ít nói, bay bổng – Đó là những gì mà những người bạn trung học miêu tả về Takahiro Miyashita, người được mệnh danh là “Devil Detail” – “Con quỷ của các sự chi tiết”, miêu tả sự cầu kì và detail trong các quần áo của Number (N)ine
Thuở sinh thời, Takahiro Miyashita (sinh năm 1973) đã là một chàng trai yêu thích thời trang và âm nhac. Niềm đam mê thời trang và tư duy về quần áo đã khiến Takahiro nhanh chóng bén duyên với ngành này khi mà đã trở thành stylist assistant cho các tạp chí thời trang của Nhật Bản với độ tuổi còn khá trẻ. Việc học hành của cậu thanh niên này cũng khá bấp bênh, trong một cuộc phỏng vấn với T Magazine năm 2007, Takahiro thừa nhận rằng đã bị nhà trường đình chỉ sớm vì liên quan tới việc sử dụng cần sa trong trường học và hay bỏ tiết :v (Chơi đây cậu ơi).
Biết rõ niềm đam mê của mình là gì, Miyashita lao vào con đường thời trang. Ngay cả môi trường làm việc cũng là một trong những tác nhân xây dựng tình yêu này, đó là Harajuku, con phố và là một nền văn hóa của Nhật Bản. Cái nôi của nhiều fashion designer khét tiếng sau này, nơi những thanh thiếu niên Nhật Bản mặc đẹp nhất tụ tập, thể hiện cái tôi của bản thân mình. Takahiro tự trau dồi kĩ năng về thời trang của mình bằng cách tái thiết kế, xé ra và làm lại (Descontruction) và phối đồ, tùy chỉnh những thứ có sẵn trong tủ đồ của mình – và nay sau đó đạt được hợp đồng làm việc chung với Nepenthes (công ty của Keizo Shimizu), là công ty mẹ của 2 brands đình đám là Needless và Engineered Garment sau này và là một công ty ảnh hưởng rất nhiều cảm hứng từ nền văn hóa đại chúng của Mỹ.
Thời của Miyashita, là thời của các nhà thiết kế thời trang mới của Nhật Bản, giao thoa nhiều giữa nền văn hóa Nhật Bản và Mỹ - bao gồm Junya Watanabe, Undercover’s Jun Takahashi và Engineered Garments’s Daiki Suzuki. Việc làm việc chung với các tạp chí lớn đã tạo cơ hội cho Miyashita đặt chân tới Mỹ. Và ở đây – anh chàng trẻ con hoài bão của chúng ta đã bén duyên với Americana style. Một câu chuyện tương tự với Visvim. Các chuyến đi đã làm cho Takahiro Miyashita đặc biệt yêu thích thành phố Portland, Oregon. Thành phố chứa nhiều nền văn hóa Americana, di sản xa xưa, lối sống – những món đồ cũ kĩ (Và hẳn rồi, có cả weed nữa =)) ) đã tạo nên phong cách thời trang của Number (N)ine hiện nay.
Có thể nhìn qua sự ảnh hưởng của Portland, Oregon lên Number (N)ine thông qua Collection F/W 2008 mang tên “ My Own private Portland” – “Một Portland riêng tư của mình tôi” – bao gồm những clothing chịu sự chi phối của những detail đến từ vùng Tây Bắc cổ điển như áo sơ mi kẻ sọc, mũ lông – grunge cardigane và áo len nubby. Hẳn ai yêu thích Number (N)ine cũng nhận ra rằng Takahiro Miyashita khá yêu thích sử dụng và phối các chi tiết thổ cẩm và hoa văn Navajo (Mình sẽ có một bài chi tiết nói về Navajo này – thứ mình đã sai sót trong bài của John Mayer).
Đến đây – chúng ta có thể khẳng định hai thứ làm nên thời trang của Takahiro Miyashita : đó là Americana và Âm nhạc. Năm 1997, Number (N)ine ra đời và có 1 cửa hàng ở Ebisu, gần khu vực của Harajuku. Một cửa hàng mang cho người đến một cảm giác thật “Miền Tây Hoang Dã”, một “Wild Americana” – không tối tân, mà lại cũ và có phần hơi cổ điển. Khác với cửa hàng mới, và hao hao với Visvim – Takahiro Miyashita như 1 bà vợ trong gia đình cặm cụi gom nhặt những kí ức, những mảnh vụn vặt từ nơi mà ông tìm thấy nhiều cảm hứng nhất. Đất Mỹ. Những chiếc tivi cũ xếp chồng lên nhau, những con búp bê mắt thêu bằng nút, những đầu lâu nạm kim loại vv..vv
Còn sao lại là âm nhạc ư?
Chúng ta hay tìm hiểu cội nguồn của cái tên Number (N)ine – theo các nguồn thông tin sưu tầm thì cái tên này có nguồn gốc từ “Revolution 9”, bài hát của nhóm nhạc mọi thời đại The Beatles – ra năm 1968. Một ca khúc được sáng tác bởi Paul McCartney và cặp đôi lịch sử John lennon và Yoko Ono. Xuyên suốt bài hát “Revolution 9” là những âm thanh hỗn hợp và phức tạp – nhưng một điều rõ ràng nhất chính là sự lặp đi lặp lại của giọng 1 người đàn ông “NUMBER NINE, NUMBER NINE, NUMBER NINE”. (Các bạn nên nghe bài này).
Như Lennon đã giải thích – bài hát này như cái tên của nó, một cuộc cách mạng. Điều này đã truyền cảm hứng cho Takahiro Miyashita khi muốn thời trang mình làm ra sẽ là một cuộc cách mạng, và cái tên Number (N)ine ra đời. Một brand mang nặng về sự chú ý tỉ mỉ đến từng detail xuất hiện trên áo. Một sự kết hợp giữa họa tiết và chất liệu trên cùng 1 sản phẩm.
Quần áo mang vibe Americana, còn show của Number (N)ine lại mang nhiều tính âm nhạc của các thần tượng của ông bao gồm Nirvana, Johnny Cash và cả The Beatles. Đó là điều khác biệt của những vị tiền nhiệm như Rei Kawakubo, Yohji Yamamoto – thế hệ sau như Takahiro Miyashita hay Jun Takahashi – đó là quần áo của thế hệ sau thế hệ Vàng Nhật Bản chịu ảnh hưởng khá nhiều từ văn hóa đương đại và hơi thở của những người trẻ. Punk/Rock/Pop/Country và phim ảnh, điều này không khó ngạc nhiên khi chúng ta coi các sản phẩm của UNDERCOVER hay Number (N)ine đều có những collection thể hiện sự ảnh hưởng sâu sắc từ phim ảnh và âm nhạc của thập niên 80s 90s.
Năm 2009, Takahiro Miyashita đã rời khỏi Number (N)ine – sau khi trình làng the last collection mang tên “A closed Feeling” (F/W 2009). Một cái kết buồn mà đẹp cho Miyashita – ngay cả nền nhạc chính cũng từ album “Let it be” – album thứ 12 và là cuối cùng của The Beatles.
Takahiro Miyashita hiện tại đang hoạt động cùng thương hiệu mang tên mình TAKAHIRO MIYASHITA The Soloist – Number (N)ine vẫn còn hoạt động, còn ra thêm dòng sub mang tên N(N). Được đùng dể tôn vinh những gì thành công nhất của Takahiro Miyashita khi còn ở Số 9 – nhưng người cha đã đi, làm sao linh hồn còn ở lại được.
grunge fashion 90s 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
WALLET CHAINS – Chuyện chưa kể.
Xích – sợi xích í – đã là một phụ kiện không thể thiếu trong nền thời trang đường phố (Tính ra từ 2015 đến nay). Ai cũng mang cho mình một sợi xích dài lòng thòng đeo bên hông quần nhưng có thể bạn chưa biết là : “Chúng ta đang đeo sai sợi xích đó”. Nghĩa là sao? Đầu tiên là từ cái tên đi. “Wallet chain” là sợi xích của cái ví – vậy chúng ta đeo trước giờ có cái ví đi kèm không? À- tất nhiên là không. Chúng ta chỉ nối dài chúng từ đỉa quần này tới đỉa quần sau và cái chain chỉ đóng vai trò là làm cho chúng ta thêm cool ngầu thôi. (Mình cũng từng như vậy).
Concept điển hình nhất của “Wallet Chain” là một sợi xích nối dài từ phía cạp quần trước cho tới một chiếc ví (có thể là long wallet) để phía túi quần sau. “Wallet chain” cũng như 1 dạng trang sức, giúp phần outfit đẹp hơn nhưng vốn dĩ trong “Fashion” – mọi thứ tạo ra đều có mục đích của nó – nên “Wallet Chain” đảm nhận một nhiệm vụ nữa là giữ phần ví của người dùng không bị rớt ra ngoài (Nếu không cẩn thận) và đó cũng chính là lí do vì sao mà nó mang tên là “Wallet chain”.
Vậy lịch sử của “Wallet chains” là như thế nào?
Đúng – “Wallet chains” sẽ không xuất hiện trong lịch sử và từ điển thời trang nếu không có wallet/chiếc ví. Như mình đề cập ở phía trên – wallet chain được làm ra để giữ chiếc ví ở phía sau. Vậy nhắc tới con mà không nhắc tới bố thì sẽ bị kì cục – lịch sử sơ gọn về chiếc ví.
Đầu tiên là Coins/ Đồng xu – những đồng xu nặng nề và mệnh giá không cao chỉ phù hợp cho các bà, các mẹ đi chợ. Nhưng lúc đó người ta cũng tạo ra các túi vải nhỏ, may bằng vải thô và buộc bên cạnh người (Tiền thân của Coin Pouch – túi đựng xu). Do sự bất tiện của đồng xu nên con người nghĩ ra một loại tiền tệ mới có thể thay thế được – và tiền giấy ra đời. Không chính xác lắm nhưng vào khoảng năm 1690 tại Massachusetts. Đồng tiền giấy ra đời đi kèm song song là với sự xuất hiện của chiếc ví.
Thuở sơ khai, ví/wallet thường được làm bằng da bò hoặc da ngựa. Vốn dĩ được ưu tiên làm da – vì nó có thể chống nước, bụi một phần nào đó . Chiếc ví nhanh chóng trở thành một thứ không thể thiếu trong đời sống con người. Nhưng có những kẻ “lười biếng’ – muốn giàu sang dựa trên công sức người khác – Kẻ Móc túi hoành hành – những kẻ dễ dàng có thể móc ví ra khỏi bạn mà không hề hay biết.
Thế là ý tưởng này sinh – tại sao không làm ra 1 thứ gì đó giữ được chiếc ví của mình gắn liền chung với phần quần/áo mà kẻ khác không thể móc, hay móc mà chúng ta vẫn có thể biết được mà ngăn chặn kịp thời. Và thế là “Wallet chain” ra đời với ý nghĩa là có thể giữ được chiếc ví trong túi và bảo vệ khỏi những kẻ móc túi nhanh tay.
Khởi nguồn sử dụng “Wallet chains”
Những người sử dụng “Wallet Chains” đầu tiên có lẽ đến từ các bikers. Văn hóa bikers đã nhân giống và duy trì “Wallet chains” trong suốt thời gian trải dài từ thập niên 50s tới tận ngày nay. CHỉ đơn giản với mục đích là giữ chiếc ví của bikers không bị rớt khi đang lái xe với tốc độ cao trên đường trường.
Tiếp theo – đó là PUNK của những năm 70s. Sử dụng đồ leather, combat boots… đó là thời trang mà chúng ta sẽ nghĩ tới Punk – nhưng thực thà mà nói, punk culture vay mượn rất nhiều từ thời trang của các bikers. Mà các bạn cũng toàn thấy các artist punk hay sử dụng hình ảnh đi trên con motorbike hầm hố còn gì. Biker chỉ phát triển “wallet chain” trong nội bộ những người chơi xe với nhau, còn Punk mới là thứ văn hóa đã truyền bá về “Wallet chains” cho toàn cả thế giới.
Nhưng đi cùng với nó là bắt đầu sự sai lệch về giá trị sử dụng của chiếc “Wallet chains”. Đầu tiên – đúng với OG thì wallet chains được làm để giữ chiếc ví cố định trong túi quần – tránh những kẻ móc túi- tránh hiện tượng rơi rớt ra ngoài khi lái xe hoặc đang biểu diễn ca nhạc hay đứng trong đám đông. Thì Wallet chains – dưới sự bảo hộ đầy quyền lực của những punker/ những rocker đình đám – đã mang một hình ảnh “Cool cool” dành cho những người xem. Người ta bắt đầu quên đi mục đích ban đầu của “Wallet chains” mà chuyển sang hướng “Fashionable” “Thời trang” nhiều hơn.
Và bắt đầu từ Punk – Wallet chains chính thức trở thành một phụ kiện thời trang hơn là một phụ kiện dành riêng cho chiếc ví.
Sau punk – mà punk/rock ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa đại chúng và những dòng chảy tiếp theo của thời đại. Thập niên 70s đi qua – thập niên 90s đi tới với phong cách Grunge mà kẻ đầu lãnh chắc không phải ai khác là Kurt Cobain (Nivarna) – sau đó là Soundgarden và Pearl Jam. Bên cạnh âm nhạc thì thời trang cũng “ăn sâu” vào bao nhiêu cái đầu thời lúc đó – và tất nhiên “Wallet chains” cũng không phải là ngoại lệ.
Grunge King – Kurt Cobain cũng là 1 người khá thích sử dụng “Wallet Chains” và đó cũng là 1 tác nhân đưa chains vào trong nền văn hóa thời trang.
Nhưng khi Grunge yếu thế thì wallet chains cũng dần đi vào quên lãng cho đến khi nó được calling một lần nữa tại Hiphop và Streetwear. Trong Hiphop – đặc biệt là Rap – Chains như là 1 thứ trang sức ma mị đối với các dân chơi, không chỉ đơn thuần là sợi xích thông thường – Wallet Chains thường được đính đá (Ice * Ice * Ice) và thường đính kèm với 1 chiếc ví mắc tiền thể hiện độ chơi của các rappers. Các Bboy cũng thích thường mang wallet chains – bên cạnh việc giữ ví khi nhảy thì độ bóng của wallet chain trên chiếc quần jeans/khaki cũng là 1 màu thể hiện sự mạnh mẽ của mình. Skateboarding – subculture “Sinh sau đẻ muộn” so với các nền văn hóa trên cũng là 1 nơi wallet chains phát huy tính năng vốn có của mình.
Và -tất nhiên, những thứ văn hóa mình nói trên – dẫn tới thứ mà chúng ta gọi là “Streetwear” bây giờ. Nền văn hóa thời trang đường phố với sự mix match giao thoa giữa nhiều thứ văn hóa trước đó (Punk/Rock/Grunge/Rap/Hiphop/Skate) đã tái hình ảnh với wallet chains với sự sử dụng ngày càng nhiều. Và cái hơn của thời đại này so với thời gian trước là thời đại 4.0 – mọi hình ảnh outfit của các bạn sẽ dễ dàng lên social media/ Instagram với hàng triệu người theo dõi, góp phần đưa hình ảnh của Wallet chains trở thành 1 thứ không thể thiếu với người thích thời trang mà cũng quên dần giá trị đầu tiên của nó.
grunge fashion 90s 在 Laura Ribeiro Youtube 的最讚貼文
a few days in my life making new music, having some dance lessons, trying lots of food and making some too!
Love Laura 💕
▹Instagram - http://instagram.com/lauraribeiro.x
●LISTEN TO MY MUSIC●
▹Spotify - https://spoti.fi/32gT32B
▹Soundcloud - https://soundcloud.com/lauraribeiro-x
▹Apple Music - https://music.apple.com/jp/artist/laura-ribeiro/1478686380
––––––––––––––––––––––––––––––
Hey, I’m Laura Ribeiro. I am Brazilian-Portuguese, raised in London.
I moved to Tokyo in 2014.
I work as a full-time model, and am a singer-songwriter musician.
My channel is based on lifestyle, beauty & fashion videos. I have always loved documenting everything, and being able to look back.
thanks for watching, don't forget to subscribe ♡
––––––––––––––––––––––––––––––
Music is by Epidemic Sound, an annual subscription where you can use unlimited music in your projects. Here's my referral link: https://www.epidemicsound.com/referral/rjd3ee/
#TokyoVlog #Japan
a few days in my life / making new music, dance lessons + food
grunge fashion 90s 在 Laura Ribeiro Youtube 的最佳貼文
Tshirt Link: https://lauraribeiro.stores.jp
Subscribe & don't forget to LIKE this video to help my algorithm, thank you!
––––––––––––––––––––––––––––––
Modeling in Japan: https://bit.ly/3toFc8r
My Japanese Apartment Series: https://bit.ly/3cJ3Muu
Tokyo Vlog Series: https://bit.ly/2YEe6Mj
Life in Japan Diaries: https://bit.ly/3oIAyyk
––––––––––––––––––––––––––––––
▹Instagram - http://instagram.com/lauraribeiro.x
––––––––––––––––––––––––––––––
Hey Lovessss, been loving this darker look lately, so decided to record a video that no one requested :P
Love Laura
––––––––––––––––––––––––––––––
●LISTEN TO MY MUSIC●
▹Spotify - https://spoti.fi/32gT32B
▹Soundcloud - https://soundcloud.com/lauraribeiro-x
––––––––––––––––––––––––––––––
Hey, I’m Laura Ribeiro. I am Brazilian-Portuguese, raised in London. I moved to Tokyo in 2014.
I work as a full-time model, and a singer-songwriter musician. My channel is based on lifestyle, beauty & fashion videos. I have always loved documenting everything, and being able to look back.
thanks for watching, don't forget to subscribe ♡
––––––––––––––––––––––––––––––
●MUSIC IN THIS VIDEO●
EpidemicSound.com
#TokyoVlog #Japan #makeup #grunge
grunge fashion 90s 在 Natalia Natchan・itsPiNKII Youtube 的最佳解答
I also wear lash extensions so I don't have to do much to my eyes. I recommend them if you're always in a rush like me. (๑•̥̥̥́ω•̀ू๑)
I'm an american girl from Missouri, who's lived in Japan for 4 years. I make music and youtube videos. doya♡
Music used in this video
https://soundcloud.com/itspinkii/babydoll-girlfri3nd-prod-8rokeboy
https://soundcloud.com/itspinkii/tamagotchi
Toner ♥ Botanics all bright with Hibiscus Cleansing Toner
Primer ♥ Maybelline Master Prime 300
Foundation ♥ Etude House Precious Mineral BB 19
Concealer ♥ Maybelline Camo Correcting Pen 50
Concealer ♥ Kate stick Concealer A
Powder ♥ THREE loose powder translucent 01
Eyebrow ♥ Loreal Brow Definer, Dark Brunette
Eyebrow Powder ♥ THREE pressed eyebrow duo 01
Contour Palette ♥ ETUDE house touch on contour palette
Eyeshadow ♥ Urban Decay Naked Palette Smoky (white; thirteen, brown; radar)
Highlight ♥ Kat Von D alchemist holographic palette (pink: opal, violet; amethyst)
Blush ♥ Loreal Paradise enchanted scented blush 191
Butter Highlight ♥ Murumuru butter highliter pf10577
lip pencil ♥ mac lip pencil soar ab7
lip pencil ♥ Sephora rouge gel lip liner 33
gloss ♥ Mac DazzleGlass Baby Sparks
Check out my other channel for original music videos ?
Please Like and Subscribe!
and Follow me here~
・Instagram ttps://www.instagram.com/itspinkii
・Twitter https://twitter.com/itspinkii
・Facebook https://www.facebook.com/itspinkiii/
・ My music https://soundcloud.com/itspinkii
・tumblr http://natalianatchan.tumblr.com/
この間、インスタグラムで「どんな動画出してほしい」と聞いたら、メイクやファッションもっと出してほしいと言う返事がきた!みなさん観てくれてあざーす!
この動画で使った音楽
https://soundcloud.com/itspinkii/babydoll-girlfri3nd-prod-8rokeboy
https://soundcloud.com/itspinkii/tamagotchi
登録といいね!おねしゃ〜す!
English Channel: https://www.youtube.com/c/natchannele...
こっちもね!
・インスタ https://www.instagram.com/itspinkii
・ツイーター https://twitter.com/itspinkii
・フェイスブック https://www.facebook.com/pg/itspinkiii
・ なっちゃんの曲 https://soundcloud.com/itspinkii
・英語のブログ http://natalianatchan.tumblr.com/
この動画のBGM
https://soundcloud.com/burokkurubeats/we-held-hands-once