#HannahEdApplyStory - Nữ sinh chuyên Anh giành 9 học bổng đại học ở Mỹ
Những ngày qua Cẩm Nhiên miệt mài ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, hoàn thành chương trình học trước khi sang Mỹ vào tháng 8.
Nữ sinh được 9 trường mời gọi với mức học bổng cao gồm Cornell, Denison, DePauw, Drexel, Miami, Mount Holyoke College, Southern Methodist, Umass Amherst, Carleton. Không mất nhiều thời gian quyết định, nữ sinh 18 tuổi chọn Đại học Cornell thuộc nhóm Ivy League - đại học có uy tín nhất trên thế giới với mức tài trợ 254.000 USD (gần 6 tỷ đồng) trong bốn năm.
"Đây là một trong số ít trường quan tâm nhiều về khả năng thực tế của học sinh hơn là điểm số. Ngoài ra, trường có một viện nghiên cứu về nhân lực tại nơi làm việc - vấn đề em rất quan tâm", Nhiên cho biết.
Nhiên kể, biết đại học Mỹ có hai đợt tuyển sinh trong năm, trả kết quả vào tháng 12/2020 và tháng 4/2021. Kỳ vọng nhất vào Đại học Cornell, nữ sinh nộp hồ sơ đợt đầu nhưng nhận kết quả không như mong đợi. Trường chưa nhận ngay mà để hồ sơ xét cùng các ứng viên đợt sau.
"Em rất hụt hẫng, lo ngại. Tỷ lệ trúng tuyển đợt sau thường thấp hơn do số lượng cạnh tranh cao", Nhiên nói về cảm xúc lúc đó. Dù đã nhận được học bổng khá tốt của nhiều trường khác, song niềm ước mơ vào Cornell quá lớn khiến cô quyết tâm đợi kết quả cuối cùng.
Bài luận 650 từ được nữ sinh gửi cho đại học Conell được thực hiện trong 5 tháng, từ quá trình lên ý tưởng, viết nháp và trau chuốt ngôn từ. Ban đầu, cho rằng phải có một chủ đề lớn lao thì bài luận mới nổi bật, cô thường xuyên bị "bí" ý tưởng giữa chừng. Được sự cố vấn và lời khuyên của mọi người, Nhiên nhận ra yếu tố quan trọng là cách bày tỏ đam mê, thế mạnh để trường thấy được con người thật của mình.
"Em dành nhiều thời gian trong hè để định hướng bản thân và thấy may mắn chọn được hướng đi đúng. Đó là khoảng thời gian khá áp lực nhưng rất ý nghĩa, em được hiểu chính mình hơn qua những câu chuyện quá khứ", Nhiên chia sẻ.
Chủ đề bài luận của cô là sự kết hợp giữa hai vấn đề nữ quyền và tranh biện. Lấy cảm hứng từ món đồ chơi yêu thích lúc nhỏ, Nhiên lồng ghép câu chuyện từng bỏ chơi búp bê vì bị chê điệu và việc em tái thành lập câu lạc bộ tranh biện của trường. Từ đó, em khẳng định việc thích sự nữ tính không đồng nghĩa với việc mình không thể theo đuổi những sở thích học thuật khác. "Mỗi người là những cá thể riêng biệt, hoàn thiện và mang sự đối lập", Nhiên nói.
Trong bài luận phụ, ứng viên được yêu cầu trình bày một vấn đề xã hội quan tâm. Nhiên đã kể về hành trình hơn 2 năm tham gia Eunoia Project - dự án được một cựu học sinh trường Lê Hồng Phong thành lập năm 2017, nhằm giúp mọi người có cái nhìn sâu hơn về hội chứng tự kỷ.
Trong bài luận, cô chia sẻ về lần đầu nói chuyện với các bé tự kỷ, cả hai đều gặp khó khăn. Khi đó, Nhiên đã tập cắt ngắn những câu dài, rút thành câu đơn để dễ dàng giao tiếp với các bé. Cô nhận ra rằng, muốn giúp ai đó cần đặt bản thân vào họ để hiểu nhau hơn, rồi kết thúc bài luận bằng việc bày tỏ muốn được hành động để thấu hiểu và giúp đỡ mọi người.
Ngoài ra, trong thời gian chờ đợi, từ cuối năm ngoái đến nay, Nhiên tham gia vào chương trình Nhà lãnh đạo trẻ châu Á (Asia Youth Leaders), thành đại diện Việt Nam giao lưu với những học sinh nước khác. Nữ sinh còn liên lạc và trao đổi với hai giáo sư của trường Cornell về cách xây dựng hệ thống nhân sự cho một doanh nghiệp để đảm bảo bình đẳng trong môi trường làm việc. Em gửi thêm một lá thư cho ban tuyển sinh cập nhật những hoạt động em làm được và bày tỏ khao khát được học tại trường (letter of continued interest).
Không uổng công, hồi đầu tháng 4, cô nhận tin nhắn thông báo kết quả đậu từ Đại học Cornell. Mở điện thoại, nữ sinh hồi hộp đến mức gõ sai liên tiếp email của mình. Vừa thấy dòng chữ chúc mừng, em gọi điện báo tin cho mẹ - người luôn ủng hộ và sát cánh trong "cuộc chiến săn học bổng".
Nhận thấy đa số du học sinh chọn khối STEM (Science - Khoa học, Technology - Công nghệ, Engineering - Kỹ thuật, Mathematic - Toán học), Nhiên băn khoăn vì đó không phải là sở trường của mình. "Đại học là khoảng thời gian sinh viên được trải nghiệm và hiểu sâu những ngành mình đam mê. Em không muốn lãng phí 4 năm để cố theo đuổi một lĩnh vực không phù hợp", Nhiên bày tỏ quan điểm
Đa số các trường đại học Mỹ không ràng buộc sinh viên phải chọn chuyên ngành cố định trong 1-2 năm đầu. Nhiên muốn thử sức nhiều ngành nghề nhất có thể để xem bản thân có thể phát triển tới đâu, chẳng hạn như Kinh doanh quốc tế, Luật kinh tế, Luật dân sự.
Một đam mê lớn của nữ sinh là học tiếng Anh. Từ cấp hai, Nhiên "cuồng" Harry Potter, từng dành một tháng hè để đọc sách, xem hết 7 phần bộ phim. Nhiều lúc, bản dịch không truyền tải chuẩn xác ý tưởng của tác giả nên em muốn được trải nghiệm bằng bản gốc. Nhiên ham đọc sách, trau dồi vốn ngoại ngữ. Hè năm lớp 9, Nhiên tự tìm tài liệu trên mạng ôn trong ba tháng và thi đạt IELTS 8.0.
Từ nền tảng này, Nhiên đỗ vào chuyên Anh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Thấy nhiều học sinh có cùng sở thích tranh biện nhưng không có đất thể hiện, Nhiên cùng một bạn trong lớp tái lập câu lạc bộ tranh biện (LHP Debater Club) của trường sau hai năm dừng hoạt động. Nhờ đó, Nhiên học được thêm cả kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm.
Nữ sinh tích cực tham gia các cuộc thi, tổ chức cộng đồng để mở rộng kiến thức về các vấn đề xã hội và "làm đẹp" hồ sơ xin học bổng. Năm 2019, cô là một trong 3 thí sinh đoạt giải Người nói tốt nhất chương trình The Debaters. Học kỳ một lớp 12, em giành giải đồng của cuộc thi toán học International Youth Math Challenge (IYMC).
Suối thời trung học vừa học vừa tham gia hoạt động ngoại khóa, Nhiên thừa nhận từng gặp khó khăn trong việc cân bằng, phân bổ thời gian. Nữ sinh không coi nhẹ việc nào, tự khích lệ bản thân nghĩ tới kết quả mình sẽ đạt được. "Chỉ tham gia một vài câu lạc bộ, tổ chức nhưng em luôn áp lực bản thân phải cống hiến dài lâu và thực sự để tâm. Khi đó, mình sẽ thấy trưởng thành và phát triển hơn rất nhiều", Nhiên chia sẻ.
Chị Nguyễn Thủy Tiên, cố vấn của Cẩm Nhiên trong quá trình làm hồ sơ du học, nhận xét nữ sinh biết xây dựng kế hoạch chỉn chu và tập trung vào điểm mạnh của bản thân. Nhiên quan tâm tới lĩnh vực luật pháp nên hồ sơ được làm nổi bật sự đam mê của em với chủ đề này.
"Dù không có kết quả học thuật quá cao, Nhiên đã đầu tư vào những thứ em giỏi nhất, đây là điều mà nhiều bạn học sinh cấp ba chưa làm được", chị Tiên nói.
Nguồn: fan page Du Học Sinh Việt
#scholarshipforvietnamesestudents #hannnahed #hannahedapplystory #applystory #duhoc #hocbong
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「hannahedapplystory」的推薦目錄:
- 關於hannahedapplystory 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
- 關於hannahedapplystory 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
- 關於hannahedapplystory 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
- 關於hannahedapplystory 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最佳貼文
- 關於hannahedapplystory 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
- 關於hannahedapplystory 在 大象中醫 Youtube 的最佳解答
- 關於hannahedapplystory 在 #HannahEdApplyStory | Facebook 的評價
hannahedapplystory 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
#HannahEdApplyStory - Cô gái Hải Phòng 2 lần trượt ĐH giành học bổng viện nghiên cứu top đầu thế giới
Đoàn Thị Hải Dương sinh năm 1993, là con út trong gia đình có 3 chị em ở thành phố Hải Phòng. Từ nhỏ Dương mơ ước trở thành một bác sĩ nên rất thích môn Sinh học.
Dù không đỗ vào trường chuyên như mong muốn nhưng suốt 3 năm học tại trường THPT dân lập Hàng Hải em luôn cố gắng để đạt thành tích tốt nhất. Năm lớp 10 em bắt đầu nghĩ đến chuyện du học khi có em họ giành được học bổng tại Nhật Bản, Dương nhớ lại.
Để thực hiện dự định, Dương chăm chỉ “cày” tiếng Anh và Sinh học. Nhà không có điều kiện đi học thêm nên em mày mò mua sách tự ôn tập. Năm 2013, Dương thi vào Đại học Y Dược Hải Phòng, chuyên ngành bác sĩ Y học dự phòng nhưng không đỗ.
Dương quyết tâm ở nhà ôn thi thêm 1 năm nữa, lần này em đăng ký ngành Y khoa nhưng tiếp tục thất bại. Cuối cùng, Dương đành chuyển hướng nộp hồ sơ nguyện vọng 2 vào Đại học Hải Phòng ngành Công nghệ sinh học. Được thực hành nhiều nghiên cứu về Sinh học thực vật giúp Dương hào hứng hơn và tìm được hướng nghiên cứu riêng cho mình.
“Sau khi tốt nghiệp đại học năm 2017, nhận thấy hồ sơ chưa đủ mạnh để đi du học, em xin làm nghiên cứu viên bộ môn Sinh học phân tử ở Viện Di truyền Nông nghiệp. Tại đây em được nhiều giáo sư đầu ngành hướng dẫn, tiếp cận nhiều máy móc kỹ thuật hiện đại và có cơ hội sang Philippines thực tập 3 tháng”, Dương chia sẻ.
Trải nghiệm môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp nước ngoài thôi thúc Dương nộp hồ sơ xin học thạc sĩ tại Hàn Quốc. Tháng 6/2017, Dương vượt qua phỏng vấn của giáo sư Kim Jae Yean và được nhận học bổng thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Gyeongsang.
Đến xứ sở kim chi, Dương gặp trở ngại đầu tiên về sự khác biệt ngôn ngữ và văn hoá. Tiếp đến là áp lực học tập và làm việc tại phòng thí nghiệm với cường độ cao.
“Dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng em mất hơn 1 tháng làm quen, bắt nhịp công việc từ 9h sáng đến 11h đêm. Nhiều lúc, em ngồi làm thí nghiệm đến sáng. Nếu mọi người thực hiện được trong lần đầu tiên thì em phải làm tới 2, 3 lần mới thành công. Vì thế, em vẫn kiên trì và tự nhủ càng phải quyết tâm hơn, không được từ bỏ”, Dương nhớ lại.
Chuyên ngành Dương học về chỉnh sửa gen thực vật bằng công nghệ CRISPR/Cas và phát triển các công cụ chỉnh sửa gen mới với hiệu quả cao hơn. Nhờ sự cố gắng không ngừng, Dương đạt được nhiều kết quả tốt và bảo vệ đề án đúng thời hạn. Nhưng một tuần trước khi nhận bằng thạc sĩ vào tháng 8/2020, Dương nhận tin bố mất do bệnh nặng. Do dịch COVID-19 đang phức tạp, không có chuyến bay về Việt Nam, cô gái trẻ vô cùng buồn bã.
“Bố luôn khuyến khích, động viên em vượt qua thất bại để theo đuổi hành trình nghiên cứu. Không được chăm sóc và gặp ông lần cuối em rất buồn, cộng thêm khó khăn tại lab, em rơi vào suy sụp, trầm cảm kéo dài, bản thân có cảm giác kém cỏi và dự định học tiến sĩ bị hoãn lại”, Dương kể.
Sau một thời gian vực dậy tinh thần, đầu năm 2021, Dương tiếp tục hoàn thành hồ sơ, thư giới thiệu (cover letter) để "apply" chương trình tiến sĩ.
Trong thư, Dương giới thiệu qua về bản thân, thành tích và kinh nghiệm có được phù hợp với đề tài nghiên cứu. “Qua đó em khẳng định năng lực, mục tiêu đề ra nếu nhận được học bổng. Điều khó nhất là viết sao cho ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin và có sự thuyết phục”.
Cô gửi hồ sơ vào Viện Max Planck for Plant Breeding kết hợp với Đại học Duesseldorf (Đức). Rút kinh nghiệm từ những lần trước, Dương tự tin trình bày về ý tưởng, kiến thức, phát huy các kỹ năng và đặt thêm câu hỏi cho giáo sư.
Một điều mà Dương nhận ra là mạnh dạn đề xuất hướng nghiên cứu hay giải pháp mới cho đề tài sẽ tạo ấn tượng tốt với hội đồng tuyển sinh. Vượt qua 2 vòng đầu, Dương bước vào vòng phỏng vấn thứ 3 với các thành viên trong lab và được đánh giá khá tốt.
“Sau 3 năm ở Hàn Quốc em học được cách thích nghi với áp lực cao trong việc làm nghiên cứu khoa học. Phải tin tưởng vào bản thân mình, biết được giá trị của mình ở đâu, nhận ra ưu điểm và nhược điểm của mình là gì? Để khi nhận được bất cứ lời khen ngợi hay chê bai, thành công hay thất bại vẫn không bị lung lay, kiên trì theo đuổi đề tài”, Dương nói.
Sáng 6/9, Dương nhận được thư báo đậu học bổng của giáo sư và có mức lương là 2.800€/tháng trước thuế. Dương sẽ tiếp tục học ngành Sinh học phân tử, nối tiếp hướng nghiên cứu ở bậc thạc sĩ là chỉnh sửa hệ gen thực vật và công nghệ nhân giống cây trồng mới để tạo ra các giống cây ưu việt ứng phó với biến đổi khí hậu.
Dương cho rằng bản thân đã từng không có kết quả cao, luôn bắt đầu chậm hơn các bạn. Tuy nhiên, chưa bao giờ em dừng lại, nỗ lực thực hiện từng chút một để có kết quả hôm nay.
Dương lựa chọn học tiến sĩ vì thật sự đam mê nghiên cứu khoa học. Em cũng xác định mình sẽ nhận được gì, mất gì và sẵn sàng chịu trách nhiệm với quyết định đó.
Link: https://bit.ly/3zJuATw
Nguồn: vietnamnet
#scholarshipforvietnamesestudents #hannahed #hannahedapplystory #applystory #duhoc #hocbong
hannahedapplystory 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
#HannahEdApplyStory - Nữ sinh Ams nhận học bổng 7 tỷ đồng vào ĐH Chicago
University of Chicago (Uchicago) là trường đại học nằm trong top 10 trường đại học tốt nhất nước Mỹ, năm 2019 trường được xếp hạng #6NU – top 6 đại học quốc gia Mỹ, chỉ đứng sau một số trường như Princeton, MIT, Harvard, … và còn được đánh giá cao như các trường thuộc khối Ivy League.
Bên cạnh đó, Uchicago nổi tiếng là ngôi trường có tỷ lệ chấp nhận học sinh cực thấp – chỉ khoảng 7% và năm 2018 ghi nhận mức thấp kỷ lục 5.9% (theo Chicagomaroon).
Vậy đâu là lý do khiến cô gái Việt Vũ Lê Hoàng Mai – học sinh Anh 1 trường Ams được nhận vào ngôi trường danh giá này với học bổng toàn phần gần 7 tỷ đồng? Liệu có phải bởi hậu thuẫn tài chính, có giải thưởng quốc tế hay bài luận thể hiện bản thân như một “ngôi sao”?
Hoàng Mai là một cô gái nhỏ nhắn với nụ cười tươi và luôn giữ bản thân bận rộn với việc học tập hoặc nghiên cứu một thứ gì đó. Em có sở thích đọc sách trinh thám, sách về vật lý lượng tử và các thông tin về ứng dụng khoa học vào đời sống.
Hoàng Mai chia sẻ em rất đam mê học và đọc sách, đặc biệt là các tri thức về vật lý: bao gồm lý thuyết lượng tử (về vũ trụ, hạt cơ bản, thuyết đa tuyến tính của không – thời gian…) tới các ứng dụng vật lý hiện đại vào các lĩnh vực sản xuất thực tiễn.
Hoàng Mai xác định từ sớm đi du học Mỹ là con đường nhanh nhất giúp tiếp cận với môi trường và nguồn kiến thức tinh hoa của thế giới bởi vậy em đã có sự chuẩn bị từ sớm.
“Em bắt đầu học SAT từ năm lớp 10 và ở lần đầu vào tháng 12 năm ngoái kết quả chưa được ưng ý. Sau đó em thi lại lần hai vào tháng 3 năm nay và đạt kết quả 1570/1600 SAT.
Dù muốn kết quả thi tốt hơn nữa nhưng em muốn dành thời gian học thêm các môn SAT II. Sau đó em cũng thi ba môn Toán – Lý – Hoá và mỗi môn đều được 800/800 SAT”, Hoàng Mai kể.
Không chỉ dừng lại ở điểm số SAT thuộc top 1% thế giới, Vũ Lê Hoàng Mai còn có các thành tích ấn tượng về học tập: TOEFL 114/120, điểm trung bình lớp GPA 9.0 và đạt giải Ba quốc gia môn Tiếng Anh.
Em cũng là người sáng lập của 2 dự án vì cộng đồng: Evy – Tri thức cho em: dạy thường thức cho trẻ em khắp mọi vùng miền trên Việt Nam và Physics Now – website cung cấp tri thức vật lý và tổ chức các buổi thí nghiệm vật lý ứng dụng cho học sinh từ lớp 6 – lớp 9 trên địa bàn Hà Nội.
Ở Hoàng Mai có đầy đủ các yếu tố của một học sinh toàn diện. Tuy nhiên, khi chia sẻ về thời điểm ra quyết định chọn trường Đại học Uchicago để nộp đơn, em đánh giá đó là một quyết định “táo bạo nhất trong đời” của mình: “Khoảng 6 tháng trước khi bước vào giai đoạn lên kế hoạch chọn trường, em có nhắm đến top 20 trường tại Mỹ.
Thời điểm đó em không nghĩ đến những trường thuộc top cao hơn như Harvard, Chicago bởi theo em quan sát thì thường những bạn có Huy chương Vàng quốc tế và khả năng tài chính mạnh sẽ có lợi thế hơn nhiều. Em chỉ có giải quốc gia và mức chi trả trung bình khá do vậy em chọn trường thấp hơn một chút”.
“Nói về quyết định thay đổi apply tới tận Uchicago, đến giờ em vẫn không tin mình đã làm như vậy”, Hoàng Mai chia sẻ. “Thực ra em có đăng ký tư vấn hỗ trợ viết luận qua một trung tâm, và các thầy cô nhận xét cá tính và con người em thực sự hợp với Uchicago.
Tuy hồ sơ em hơi yếu nhưng vẫn có một tia hy vọng mong manh. Em có thể nỗ lực ở bài luận cá nhân và các hoạt động ngoại khoá để bù đắp. Và cuối cùng em quyết định liều mình thử sức với mục tiêu được trường defer (không nhận ngay nhưng sẽ xét duyệt ở kỳ tháng 3)”.
Sau đó là quãng thời gian Hoàng Mai miệt mài tham gia vào các hoạt động ngoại khoá và viết luận. Hoàng Mai tham gia vào một dự án giảng dạy và hướng dẫn các bạn học SAT yếu hơn.
Em cũng xin tham gia vào xây dựng ứng dụng từ vựng học SAT của một công ty công nghệ giáo dục. Hoàng Mai hoàn thành dự án Evy – tri thức cho em và tổ chức thành công buổi offline dạy các em học sinh cấp 2 về vật lý ứng dụng.
“Chính nhờ tham gia các hoạt động, em có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống và bản thân mình. Xen kẽ các hoạt động em tiến hành lên ý tưởng và viết nháp bài luận cá nhân. Tuy có nhiều ý tưởng nhưng em thường được phản hồi là chưa phản ánh hết cá tính bản thân, chưa nêu bật được con người của mình và cần trải nghiệm hơn nữa.
Mãi sau khi hoàn thành app từ vựng học SAT và được tìm kiếm nhiều nhất trên Apple store, em mới chốt xong ý tưởng. Ý tưởng đó lại phải sửa thêm gần 10 lần nữa mới ra bản cuối cùng. Tuy vất vả nhưng em lại thấy đó là một quá trình trưởng thành. Em nhận thức được nhiều khía cạnh về cuộc sống và hiểu bản thân mình hơn”.
“Trong đó, khó nhằn nhất là bài luận bổ sung không giới hạn từ về mạng sống. Đề bài đưa ra khái niệm về đa mạng như con cáo trong truyền thuyết có 9 cuộc đời, nhân vật pacman trong trò chơi điện tử có 3 cơ hội sống… và yêu cầu em tự đưa ra một khái niệm và giải thích về ý nghĩa số mạng sống của khái niệm đó.
Em đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định viết về 2 cuộc đời: sống theo bản ngã cá nhân và sống theo kỳ vọng xã hội của con người hiện đại. Lúc hoàn thành bài luận, em cảm thấy đó là một trong những thử thách khó nhất trong đời mình”, Hoàng Mai bồi hồi kể.
Chia sẻ rõ hơn về bài luận cá nhân – một yếu tố quan trọng trong bộ hồ sơ, Hoàng Mai nhớ lại: “Ban đầu em có ý tưởng viết về bình đẳng giới, tuy nhiên sau đó em chỉ đưa ý tưởng này thành một phần của bài viết.
Em muốn viết về sự tương phản đối lập của chính em: một cô gái học trường chuyên nhưng vẫn có chút nổi loạn của tuổi trẻ. Em chơi nhạc rock nhưng điều đó không có nghĩa là em không thích học Văn. Một bạn vẽ rất đẹp nhưng không nhất thiết bạn ấy phải theo con đường nghệ thuật.
Đôi khi chúng ta, nhất là những người trẻ như chúng em, vô tình bị ảnh hưởng bởi ý kiến của số đông và nghe theo trong khi bản thân trong khi những đánh giá không thực sự phù hợp với ý muốn của bản thân mình.
Rất dễ hiểu khi xã hội có xu hướng “xếp” các cá thể (bằng cách giản hoá các các tính riêng biệt) vào các nhóm lợi ích, các hoạt động, các phân nhóm xã hội, nhưng khi những rào cản này ngăn chúng ta nhận ra bản thân thực sự, với tất cả các khía cạnh của bản thân, chúng ta cần phải thoát ra, để thấy chúng ta như chúng ta, không phải là cá tính mà mọi người cho là chúng ta”.
Bên cạnh bài luận cá nhân mà bất cứ trường đại học ở Mỹ nào cũng yêu cầu, trường University of Chicago còn có những bài luận riêng biệt.
Và những nỗ lực của cô gái 17 tuổi đã được đền đáp. Em đã nhận được thư chấp nhận của Hội đồng tuyển sinh trường với mức học bổng là toàn phần.
Hoàng Mai đã đập cửa phòng bố mẹ lúc 4 giờ sáng, ngay khi em biết tin và cả nhà đều không ngờ với con số gần 7 tỷ đồng học bổng cho 4 năm học của em.
Khuôn viên trường University of Chicago – nơi GS Ngô Bảo Châu đang giảng dạy; cũng là ngôi trường Hoàng Mai sẽ theo học vào năm học tới.
Có thể nói việc đi du học nước ngoài, đặc biệt là Mỹ không đơn giản chỉ là đầu tư về tài chính. Bản thân mỗi em học sinh cũng phải nỗ lực và cố gắng hết mình, cả từ việc học đến các hoạt động vì cộng đồng.
Hoàng Mai bằng sự mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân đã chạm tay đến ước mở của mình. Em sẽ được học tập và nghiên cứu với các chuyên gia đầu ngành từ khắp nơi trên thế giới, và ước mơ của cô gái này là có thể khám phá ra được một luận điểm mới trong lý thuyết đa vũ trụ, và có thể được một giải Nobel như giáo sư Ngô Bảo Châu.
Source: Fan page Du Học Sinh Việt
#scholarshipforvietnamesestudents #hannahed #hannahedapplystory #applystory #duhoc #hocbong
hannahedapplystory 在 #HannahEdApplyStory | Facebook 的推薦與評價
View about #HannahEdApplyStory on Facebook. Facebook gives people the power to share and makes the world more open and connected. ... <看更多>