Phim chưa xem, nên xài ké review. Cuối tuần này bạn ra rạp xem phim liền kẻo trễ!!!
“TRÁI TIM VÀ THÂN THỂ CỦA TA CHỈ SỐNG MỘT LẦN” HAY NHỮNG BỘ PHIM ĐỒNG TÍNH NHÂN VĂN & VĂN MINH.
Nghe biên kịch và đạo diễn pitching dự án ở Gặp gỡ mùa thu cách đây hai năm (và chiến thắng hạng mục Phim thương mại xuất sắc nhất), đọc kịch bản hoàn chỉnh hơn một năm trước khi bộ phim chuẩn bị bấm máy, xem bản nháp cách đây vài tháng và bản chính thức chiếu cho báo chí cách đây một tuần, tôi hiếm khi gặp cảm giác bị phản bội… niềm tin khi xem Thưa mẹ con đi. Nghĩa là những chi tiết đắt giá và cảm động ở kịch bản đều được thể hiện một cách chính xác trên màn ảnh. Những phân cảnh mà tôi từng xúc động khi đọc kịch bản cũng là những cảnh mà tôi gặp lại cảm giác của mình khi xem phim, cho dù là xem lần thứ 2. Và cả những cái còn non nớt, vụng về ở một bộ phim đầu tay cũng không giấu đi đâu được ;)
Thưa mẹ con đi là một bộ phim độc lập đúng nghĩa, một dòng phim rất cần cho điện ảnh Việt Nam hiện tại đang quá thiếu những chất liệu thực tế chân thực gần gũi của cuộc sống mà chỉ hớt váng bề nổi với những dòng phim hài nhảm, rom-com, chick-flick khuôn sáo hay những phim nghệ thuật nửa vời thường tống vào phim một loạt các ẩn dụ và biểu tượng mơ hồ để tạo “exotic” nhằm chinh phục các LHP quốc tế.
Bộ phim này có một kịch bản và nhân vật đúng nghĩa là “original” – nguyên bản – với nghĩa đúng nhất của từ này – tức là một câu chuyện vừa riêng tư, cá nhân nhưng đồng thời cũng rất phổ quát; một tác phẩm đời thường giản dị, không màu mè lên gân, không mê lô bi kịch hóa mà vẫn gần gũi, cảm động. Nó khá giống với nhiều bộ phim độc lập của Mỹ mà tôi thích, thường có mô típ kể một cuộc trở về của một thành viên nhân dịp tụ họp gia đình nào đó (kiểu Lễ Tạ ơn hay Giáng sinh) và những bí mật của anh ta/cô ta và những thành viên trong gia đình lần lượt được phơi bày và để lại một cái kết cảm động nơi mà các thành viên trong gia đình thấu hiểu hoặc chấp nhận nhau. Mô típ kịch bản này được thể hiện trong một loạt phim indie rất thành công như You Can Count On Me, Manchester by the Sea của biên kịch/đạo diễn Kenneth Lonergan hay Rachel Getting Married của Jonathan Demme và rất nhiều bộ phim khác.
Mọi thứ trong Thưa mẹ con đi được thể hiện mạch lạc với cấu trúc rõ ràng. Như đã nói, phim có một câu chuyện và nhân vật đáng nhớ và neo được vào lòng khán giả. Nhịp phim có thể hơi chậm rãi và ít kịch tính trong nửa đầu (nên phải kiên nhẫn một chút), nhưng đó cũng là chủ ý của đạo diễn để giới thiệu và xây dựng tính cách nhân vật. Cao trào của bộ phim được dồn nén trong một phần ba cuối cùng của bộ phim, nơi những xung đột được đẩy lên cao và để lại một cái kết có thể khiến nhiều giọt nước mắt rơi xuống, như giọt nước mắt của người mẹ và cậu con trai trong bộ phim vậy. Đó là những giọt nước mắt của sự chấp nhận và thấu hiểu, giọt nước mắt của sự cho đi và nhận lại, cho dù trong lòng họ vẫn còn những điều day dứt như câu hát trong ca khúc chủ đề “Xin lỗi người vì những điều chưa nói ra thành câu”.
Dàn diễn viên phụ gạo cội làm khung bao để cho hai nam diễn viên chính tân binh tỏa sáng, nhưng không nhân vật nào mờ nhạt cho dù thời lượng xuất hiện của họ trên màn ảnh không nhiều. Một Hồng Ánh gần như “thoát vai” những nhân vật bi kịch trước đây để vào vai một bà cô muộn chồng có tính cách đồng bóng; một Kiều Trinh vào vai bà thím đanh đá nhiều chuyện và chuyên gia gây rắc rối; một Lê Thiện hồn nhiên với vai bà nội đang ở giai đoạn đầu của căn bệnh Alzheimer nhầm lẫn lung tung nhưng cũng là nhân vật “hóa giải” nút thắt của bộ phim một cách nhẹ nhàng. Họ là ba nhân vật nữ phụ vững chắc làm trụ đỡ cho câu chuyện, nơi những xung đột được dịp triển khai. Hai anh chàng Lãng Thanh và Gia Huy dù diễn xuất đôi chỗ còn non nớt và rớt nhịp cảm xúc, nhưng rất “fresh” và sáng màn hình. Và cuối cùng, diễn viên xuất sắc nhất là Hồng Đào, người vào vai bà mẹ cô độc trong phim. Nhân vật “mẹ” xuất hiện trong nhan đề của bộ phim nên tất nhiên nhân vật cũng được đầu tư và trở thành đối trọng với cặp nam chính. Tôi luôn quen với một Hồng Đào diễn hài trong những tiểu phẩm gây cười hơi quá lố nên bất ngờ khi chị đóng vai người mẹ tội nghiệp trong bộ phim này. Lối diễn xuất nội tâm, được thể hiện qua ánh mắt đôi khi u uẩn và cô độc của chị là những điểm sáng và đồng thời cũng gây xúc động nhất ở bộ phim này.
Và một điểm tôi thích ở bộ phim này nữa là cách xử lý câu chuyện đồng tính trong phim. Không mê lô bi kịch hóa như những bộ phim đồng tính kiểu “Hello Kitty cho giới gay” cũng không lố lăng, kệch cỡm hóa như nhiều nhân vật đồng tính trong các bộ phim hài Việt để gây cười trước đây. Đồng tính trong Thưa mẹ con đi được xử lý vừa đủ và văn minh cộng với vài khoảnh khắc tinh tế. Tất nhiên họ cũng đối mặt với những kì thị của xã hội, gia đình nhưng ta không có cảm giác họ là “nạn nhân” và cần được bảo vệ. Và muốn không trở thành “nạn nhân”, họ phải sống đúng với con người thật của họ, cho dù điều này khiến họ đôi lúc rơi vào những tình thế lưỡng nan không biết phải xử lý như thế nào cho phải đạo. Và quan trọng nữa, muốn được gia đình chấp nhận con người thật của họ, bản thân họ cũng phải thấu hiểu được người thân của mình, trước những áp lực và kì vọng mà người thân của họ cũng phải chịu đựng. Sự thấu hiểu đó phải đến từ hai phía chứ không chỉ bo bo ích kỷ chỉ biết đến mình. Đó là điểm sáng ở phần kết của bộ phim và giúp cho nhân vật người mẹ tạo được nhiều xúc động cho người xem.
Tất nhiên, xem Thưa mẹ con đi cũng khiến tôi liên tưởng đến nhiều bộ phim đồng tính khác của điện ảnh thế giới mà rõ nhất là Call Me by Your Name và Love, Simon. Cả ba, ngoài câu chuyện tình đam mỹ lãng mạn có nhiều cảnh khiến các hủ nữ cũng phải “tan chảy” còn có những trường đoạn mang ý nghĩa nhân văn về cách hành xử giữa bố mẹ và con cái đồng tính của họ.
CALL ME BY YOUR NAME: "TRÁI TIM VÀ THÂN THỂ CỦA CHÚNG TA CHỈ SỐNG MỘT LẦN THÔI."
Trong Call Me by Your Name, sau câu chuyện tình thấm đẫm vị đào mọng nước của mùa hè nước Ý những năm 80 giữa một chàng trai mới lớn người Ý và một nghiên cứu sinh người Mỹ, phần kết của bộ phim này với cuộc đối thoại giữa hai cha con Elio để lại những khoảnh khắc thực sự xúc động và nâng tầm bộ phim.
Sau chuyến đi chơi Rome cùng Oliver (Armie Hammer) và chia tay anh trở lại Mỹ, Elio (Timothee Chalamet) trở về nhà với một trái tim tan vỡ. Khác với người mẹ lái xe đến đón cậu và tôn trọng sự riêng tư cũng như nỗi đau của con trai, người cha là giáo sư Perlman (Michael Stuhlbarg) dành một buổi nói chuyện với Elio.
Phân đoạn này được đạo diễn Luca Guadagnino xử lý tuyệt vời trong phim, đặc biệt là qua diễn xuất của Stuhlbarg. Nhưng cho dù xử lý thành công, ông vẫn không chuyển tải được hết đoạn đối thoại dài và theo tôi là đáng nhớ nhất trong cuốn tiểu thuyết gốc của nhà văn André Aciman.
Ông nhìn con trai đầy âu yếm và không cần đợi cậu tiết lộ đã nói: “Cuộc đời của con, con sống như thế nào là chuyện của con. Nhưng hãy nhớ rằng, trái tim và thân thể của chúng ta chỉ được sống một lần mà thôi”.
“Hầu hết mọi người cứ như là có hai cuộc đời để sống vậy, một làm nháp, một hoàn chỉnh, rồi mọi phiên bản khác ở giữa. Nhưng chỉ có một mà thôi, trước khi con kịp nhận ra thì tim con đã mòn mỏi, còn thân thể con thì sẽ đến lúc chả ai thèm nhìn nữa chứ đừng nói là tới gần. Ngay lúc này thì có sầu khổ đó. Cha không ghen tị với nỗi đau. Nhưng cha ghen tị với nỗi đau của con”.
Và ngay khi thấy đôi mắt của cậu con trai ứa lệ và “chết lặng trong giây lát” (như mô tả trong tiểu thuyết), ông nói tiếp: “Con có một tình bạn đẹp. Có lẽ hơn cả tình bạn. Ở địa vị của cha, hầu hết các phụ huynh sẽ mong toàn bộ câu chuyện đó biến đi, hoặc cầu nguyện rằng con trai của họ sẽ vượt qua cho chóng. Nhưng cha không phải là một phụ huynh như thế. Ở địa vị của con, nếu có nỗi đau, hãy nuôi dưỡng nó, và nếu ngọn lửa bùng lên, đừng dập tắt nó, đừng tàn bạo với nó. Sự từ bỏ có thể là thứ kinh khủng khi nó khiến ta tỉnh thức vào đêm, và khi những kẻ khác quên ta đi nhanh hơn ý muốn của ta”.
Nhìn vào mắt con trai như đọc được những tâm tư xáo trộn của cậu, ông nói tiếp: “Ta hi sinh bản thể quá nhiều để được chữa lành cho nhanh chóng, thế nên đến năm 30 tuổi ta đã cạn kiệt, chả còn gì để trao đi mỗi khi bắt đầu với một người mới. Nhưng chuyện không cảm nhận gì hết để tránh cảm nhận một điều cụ thể - thật là lãng phí”.
Và trước khi kết thúc cuộc trò chuyện mà chủ yếu ông là người nói, người cha nhắn nhủ với con trai rằng: “Chúng ta sẽ không được nói về chuyện này nữa. Nhưng cha hi vọng con sẽ không bao giờ ghét cha vì ta đã nói chuyện. Cha sẽ là một người cha kinh khủng nếu một ngày nào đó con muốn nói chuyện nhưng cảm thấy cánh cửa đã đóng hoặc mở không đủ”.
LOVE, SIMON: “CON XỨNG ĐÁNG NHẬN ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU CON MUỐN".
Một trong những điểm sáng ở cả Call Me by Your Name và Love, Simon là cách xây dựng tâm lý và hành xử của những ông bố bà mẹ khi phát hiện ra con mình là gay. Trong Love, Simon – một bộ phim “gay teenager” của điện ảnh Mỹ năm ngoái, Emily (Jennifer Garner) là bà mẹ có tư tưởng phóng khoáng, gần như không có vấn đề gì khi nghe con trai mình tiết lộ là đồng tính.
Nhưng cách hành xử đầy thấu hiểu của Emily với cậu con trai sau đó mới khiến ta thực sự là cảm động và là điểm sáng nhân văn đáng khen ngợi ở bộ phim.
Cô nói: “Mẹ biết con có một bí mật. Khi con còn nhỏ, có vẻ con không để ý lắm. Nhưng vài năm qua, càng lúc mẹ càng thấy con đang cố che giấu một điều gì đó và mẹ cảm nhận con đang phải ngạt thở vì nó. Nhiều lần mẹ muốn hỏi con, nhưng mẹ không muốn xâm phạm vào cuộc sống riêng tư của con. Có lẽ mẹ đã mắc sai lầm”.
Emily nói tiếp: “Đồng tính là chuyện cá nhân của con. Có những chuyện mà con buộc phải trải qua trong cô độc. Mẹ rất ghét điều đó. Ngay khi con nói rằng ‘Mẹ, con vẫn là con’, mẹ muốn con nghe điều này: ‘Con vẫn là con, Simon ạ’”.
“Con sẽ vẫn là đứa con trai mẹ yêu và thích chọc ghẹo, con vẫn là chỗ dựa của bố trong tất cả mọi chuyện. Và con vẫn là cậu anh trai luôn luôn khen ngợi cô em gái của mình với tài đầu bếp dở tệ của nó. Điều con cần là cảm thấy thoải mái, Simon ạ. Con xứng đáng nhận được những điều con muốn”.
Call Me by Your Name và Love, Simon dù khác nhau ở nhiều điểm nhưng có một điểm chung đầy nhân bản như thế. Thật may mắn trong cuộc đời này, cho dù là đồng tính hay dị tính, bạn có được những bậc phụ huynh đầy thấu hiểu, mẫn tuệ và yêu thương con cái vô điều kiện như người mẹ Emily hay ông bố Perlman trong hai bộ phim này.
THƯA MẸ CON ĐI: "BÁC CHỈ MONG CON VÀ VĂN SỐNG HẠNH PHÚC."
Nhân vật người mẹ có con đồng tính trong Thưa mẹ con đi thật ra rất khác với hai bộ phim nói trên nên tất nhiên cũng không có những cuộc đối thoại đầy tính "khai sáng" như vậy giữa cha mẹ và con cái. Nhưng cho dù vậy, ta vẫn cảm nhận rõ tình yêu thương và thấu hiểu giữa người mẹ dành cho con của bà.
Trong bối cảnh xã hội truyền thống Việt Nam vẫn còn nặng về thành kiến và bảo thủ, nơi đứa cháu trai đích tôn của dòng họ phải có trách nhiệm gánh vác hay kế thừa truyền thống gia đình, nhân vật người mẹ của Hồng Đào cũng rơi vào tình thế khó xử hay chịu nhiều áp lực không kém gì Văn, cậu con trai duy nhất của bà. Cho dù mơ hồ nhận ra sự khác biệt ở con trai của mình, đặc biệt là việc Văn dắt cậu bạn Ian về thăm nhà, bà Hạnh vẫn nhiều lần đặt Văn vào tình thế khó xử và thậm chí đôi khi cưỡng ép cậu.
Cho đến khi bất ngờ nhận ra những lời “come out” của con trai, bà mới bắt đầu có những thay đổi và dần dần chấp nhận con trai. Nhưng truyền thống văn hóa Á Đông, nơi mà cha mẹ và con cái rất khó để truyền đạt những tình cảm trong lòng họ cho người thân trong gia đình. Bà Hạnh chỉ biết xù lông lên để bảo vệ con trai khi bị thím Ngọc xúc phạm. Và sự chấp nhận của bà không phải là những lời bà dành cho cậu con trai của mình mà dành cho Ian, “con rể” tương lai của bà với câu nói “Mẹ chỉ mong con và Văn sống hạnh phúc”. Ở phía ngược lại, bản thân Văn và Ian cũng thấu hiểu được nỗi đau của người mẹ. Ian nói với Văn: “Em thấy bác cô độc quá”. Và những giọt nước mắt của bà Hạnh cũng như Văn ở những khoảnh khắc cuối của bộ phim, trong hai phân cảnh liền kề nhau khiến ta thực sự xúc động. Đó là những giọt nước mắt của sự chấp nhận và thấu hiểu từ cả hai phía, của mẹ và con trai, cho dù vẫn còn nhiều nỗi day dứt của “Xin lỗi người vì những điều chưa nói ra thành câu”.
Và cuối cùng, với một bộ phim như Thưa mẹ con đi, tôi nghĩ nó hoàn toàn xứng đáng với chiếc vé của khán giả mà không cần bất cứ một cuộc "giải cứu" phim nào cả. Có trách ở đây là cách hành xử quá an toàn và lý tính của các chủ rạp phim khi xếp quá ít xuất chiếu cho bộ phim mà nó xứng đáng được nhận nhiều hơn. Một bộ phim như Thưa mẹ con đi mà không thành công tại phòng vé (ít nhất cũng phải được 30 tỷ chứ) thì làm sao hi vọng những bộ phim độc lập như làn gió mát của điện ảnh Việt tiếp tục xuất hiện trên màn ảnh?
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過157的網紅Tasha塔莎,也在其Youtube影片中提到,Awards & Recognitions- -台北金馬獎2019複選入圍 Taipei Golden Horse Secondary Round Selection -Best Actress - Hong Kong Film Art International Film Festival -B...
indie rome 在 Tasha塔莎 Youtube 的最佳貼文
Awards & Recognitions-
-台北金馬獎2019複選入圍 Taipei Golden Horse Secondary Round Selection
-Best Actress - Hong Kong Film Art International Film Festival
-Best Narrative Feature (International) - Indie Visions Film Festival
-Award of Excellence -10th Annual IndieFEST Film Awards
-Excellence Award - 15th Annual The -Accolade Global Film Competition
- Semi-Finalist - 4th Annual London International Motion Pictures Awards (LIMPA)
-Best Trailer - TMFF Film Festival
Official Selections from:
- 2nd Annual WOW International Film Festival Tunisia
-PUFF Festival Hong Kong
-Rome Independent Prisma Awards, Italy
-10th Macau International Movie Film Festival
-4th Annual Autism Film Festival IV Helsinki
- 5th First-Time Filmmaker Sessions, England
-Light & Future International Festival (LFIFF)
大藍水是亞洲首齣海底文青電影, 在香港台灣兩地海底拍攝。
故事簡介:
一個女孩與她的小丑魚的奇幻旅程故事:患上自閉症的阿靖為了帶寵物阿魚回去牠的家鄉,冒險出大海尋找傳說中的大藍水 。
演員: 莊茜佳 Mark Delecate 楊希媛 梁韻琴 麥洛新 陳靖允 余翠琴 卓曉烽
導演: 阮家輝, Maya Wong
攝影: 許碩允
片長: 1小時 32分
語言: 廣東話 (中文字幕)
制片:jib productions
資助:香港藝術發展局