NHỮNG ĐIỀU ĐIÊN KHÙNG
Để thoát bẫy thu nhập trung bình, vươn lên hàng ngũ các quốc gia phát triển, Việt Nam cần những kỳ tích. Người Hàn có kỳ tích sông Hàn, vậy người Việt có gì? Có rất nhiều kỳ tích được tạo nên bởi những điều điên khùng không tưởng mà trước khi những kỳ tích ấy xảy ra, người ta không nghĩ rằng: Hóa ra nó có thể trở thành sự thực.
Người ta cũng hay sử dụng cụm từ “điên khùng” khi nói về các vĩ nhân, thiên tài hoặc sự việc mà theo phạm trù logic học, người ta không giải thích được. James Glaisher, nhà khoa học người Anh, cha đẻ của khoa học dự báo thời tiết đã từng bị Hiệp hội khoa học Hoàng gia Anh chê bai và nói rằng tham vọng “dự báo thời tiết” là một điều gì đó rất phi thực tế. Chính ông, đã leo lên chiếc khinh khí cầu cùng người bạn đồng hành Henry Tracey vượt độ cao 10.000m so với mặt đất, những số liệu ông đo đạt được đã mở đầu cho một ngành khoa học đã cứu hàng trăm triệu người mỗi năm.
Ferdinand Magellan, nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha ôm trong mình tham vọng đi vòng quanh thế giới. Nhân loại vẫn nghĩ rằng đó là một điều vô lý vì đại dương quá rộng, chưa từng có ai dám làm điều tương tự trước đó. Ông cùng thủy thủ đoàn của mình đã trải qua một chuyến đại hải trình lớn lao, họ trở thành những người đầu tiên đi vòng quanh thế giới. Trong khoảng gần 250 người ra đi thì chỉ có vỏn vẹn 18 người trở về, tức là hơn 90% số thủy thủ đoàn nằm lại trên quãng đường hải trình. Tên của ông cũng được đặt cho eo biển nhộn nhịp bậc nhất thế giới nằm giữa Chile và Argentina.
Đan Mạch chỉ là kẻ lót đường tại Euro 1992, nhưng cái cách “những chú lính chì” dũng cảm lên ngôi đã thôi thúc cho biết bao nhiêu kỷ yếu trong thế giới thể thao. Hay như chiến công của các “vị thần từ đỉnh Olympia” Hy Lạp tại Euro 2004, Leicester City vô địch EPL năm 2016… Hoặc gần gũi hơn, đó là kỳ tích Thường Châu của U23 Việt Nam, mở màn cho những năm huy hoàng vẫn chưa dừng lại của bóng đá Việt Nam.
Những ví dụ trên, ngụ ý rằng, sẽ có số ít những cá nhân bình thường sẵn sàng làm những điều phi thường mà trước đó chả ai tin là họ làm được và thành quả của họ là những điều mà mãi mãi về sau, chúng ta vẫn còn ghi nhận như những mốc son cổ vũ. Những sự việc kỳ tích này mở ra một sự thay đổi lớn lao trong con mắt của biết bao những con người khác, kích thích con người dám làm, dám hết mình. Dĩ nhiên, có không ít và thậm chí vô cùng nhiều những con người thất bại khác và thậm chí họ còn chẳng được ghi tên, chẳng được nhân loại nhớ đến.
Nhưng chúng ta, sống nhờ những ước mơ và kỳ tích như thế.
Một quốc gia phát triển, cần những cánh chim đầu đàn vững mạnh. Những cánh chim ấy, đứng đầu một đàn, rẽ ngọn gió, chỉ huy cả đàn vượt bão tố. Nhưng đâu phải, con chim nào khi mới sinh ra, cũng mang cho mình một sứ mệnh gánh vác cả thế giới. Đại bàng dạy con bay bằng cách đá...lũ con của chúng ra khỏi tổ. Đó là một cách dạy đớn đau nhưng để có trái tim đá tảng và đôi cánh vĩ đại che bầu trời thì cần phải như thế.
Mới đây, bộ trưởng Hùng mạnh dạn tuyên bố: “Việt Nam sẽ tắt sóng 2G và dành toàn bộ nguồn lực viễn thông sẽ tập trung vào 4G và 5G”. Nhiều người nói rằng ông và nhiều người làm viễn thông đang ảo tưởng, trên thế giới, chỉ có vài quốc gia dám làm điều đó. Nhưng một hỏi được đặt lại là, chẳng lẽ thế giới không dám làm thì chúng ta cũng không dám làm? Loài rắn phải trải qua một quá trình lột xác đau đớn để vững mạnh, thì chúng ta, có lẽ cũng cần phải như thế. This Week In Asia đã nói rằng, Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á không đại bại trước cơn lốc Huawei.
Người Việt Nam đang sở hữu một kỳ tích mà chỉ có chục quốc gia trên thế giới làm được, đó là 5G. Và Việt Nam cũng sẽ là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới triển khai 5G toàn quốc, bạn có tin được không? Chắc là không, vì khi viết dòng này, mình cũng nửa tin nửa ngờ vực. Nhưng có không tin cũng chẳng sao, không tin thì sẽ bớt kỳ vọng, bớt kỳ vọng sẽ bớt áp lực. Đôi khi, chúng ta cần những trái tim và khối óc lặng lẽ ngắm nhìn và tận hưởng từ xa.
Người Nhật nói với người Việt rằng người Việt đừng làm điện thoại hay ô tô, vì thị trường người Việt vẫn còn nhỏ bé, kinh tế chưa có, khoa học thì manh mún. Nhưng Việt Nam lắc đầu và...mặc kệ. Cái hành động tưởng như gàn dở ấy đã được một nhà bình luận của Thổ Nhĩ Kỳ nói trong ngày tổng thống Erdogan tự hào khoe với thế giới hãng xe TOGG rằng: “Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam là hai đại diện tiêu biểu của những quốc gia vươn lên thách thức những gã khồng lồ. Họ đã ngồi quá lâu trên chiến thắng và giờ là lúc chúng ta có thể khiến họ thất bại”.
Vui không? Vui. Sướng không? Sướng. Đã không? Đã chứ.
Rồi mới đây thôi, ô tô của Việt Nam đã lên đường xuất khẩu đến Philippines và đã có nhiều đơn hàng xuất đi các quốc gia khác trên thế giới. Thực ra, đây vẫn chỉ là những đơn hàng nhỏ bé, nhưng bất cứ điều gì lớn lao nhất trên thế giới này, đều bắt nguồn từ những điều nhỏ bé. Cuối cùng, sau những khát khao từ Chiến Thắng hay Vinaxuki, chúng ta đã có thể mỉm cười với Thaco, Vinfast… Dĩ nhiên chặng đường để ghi dấu trên thế giới còn là quá dài, nhưng từ việc “không có gì” thành “có gì đó” đã là một chiến công vĩ đại lớn lắm rồi.
Máy bay khi cất cánh hay hạ cánh đều ngược chiều gió.
Tiki và Sendo không đầu hàng trước Lazada hay Shopee. Vinmart, Bách Hóa Xanh không sợ hãi trước Cirke K, 7Eleven, Lotte Mart... Thế Giới Di Động, FPT Shop và Viettel Store vững mạnh trở thành ba cột trụ trong thị trường bán lẻ điện thoại, điện máy Việt Nam. Trung Nguyên, Highlands Coffee… mạnh dạn tuyên bố các hãng đồ uống nhanh trên thế giới rằng họ không có cửa và tuổi ruồi. Và còn nhiều những đơn vị khác, doanh nghiệp, tập thể và cá nhân khác, đang dám bay ngược gió, để vươn lên và vươn xa hơn.
Doanh nghiệp Việt, cũng ra tấm ra miếng gì đó chớ?
Đứng trước cuộc chơi Toàn cầu hóa, Việt Nam vẫn không sợ hãi khi đặt bút kí 17 hiệp định thương mại với các quốc gia, tổ chức trên thế giới trong năm vừa rồi. Đây là con số lớn nhất của một quốc gia Đông Nam Á và thứ 3 châu Á. Đây là một phép thử vô cùng liều lĩnh mà đại đa phần các quốc gia khác, nhìn Việt Nam với con mắt ái ngại.
Đại khái, những hiệp định này có ý nghĩa phổ quát rằng Việt Nam sẵn sàng mở toang cánh cửa thị trường gần 100 triệu dân cho thế giới và nói: “Vào đây, em chiều, em cân tất”. Ngược lại, chúng ta có cơ hội moi tiền của họ, đưa hàng hóa Việt vào các quốc gia khác, kích thích ngành sản xuất, gia tăng cạnh tranh, điều này là liều thuốc thử cho doanh nghiệp Việt vì nếu muốn vươn ra thế giới, sớm muộn gì chúng ta phải cũng phải chấp nhận được chơi, chơi sớm thì tốt hơn. Điều này sẽ trở thành lợi thế nhưng cũng có nhiều bất lợi.
Nhưng không phải vì thế mà sợ hãi, thối chí và lùi bước!
“Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió” - Trần Lập.
#tifosi
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...