"BỀN VỮNG" TRONG "THỜI TRANG BỀN VỮNG"
Nói thật nhé, mình đã ngán quá ngán cái việc nhiều người "nhồi nhét" vào đầu mình về "Sustainable Fashion" - "Thời trang bền vững". Không chỉ người lớn, có vai có vế trong nền công nghiệp thời trang này mà đến những bạn nhỏ cũng ra rả cho mình nghe về "Thế nào là Sustainable Fashion?". Là gì? Là sử dụng những vật liệu tái chế, tái sử dụng những vật liệu cũ, là mua đồ secondhand/sử dụng lại cho nhu cầu ăn mặc hàng ngày và theo xu hướng thời trang.
Nhưng đó có phải là yếu tố "Sustainable" - "Bền vững" hay không? Chắc chắn là không - Vì sao thì mình sẽ giải thích cho các bạn ngay ở phía sau đây.
Đầu tiên, chúng ta phải nói một phương diện rộng hơn. Thoát ra khỏi "Nguyên liệu tái chế" "Nguyên liệu thân thiện với môi trường" hãy tập trung vào việc "Bền Vững". Bền vững là gì - dĩ nhiên rồi, bền vững đó là trường tồn theo thời gian : hiểu đa nghĩa là cả vật hình và cả tư tưởng. Thời trang bền vững là 1 thứ thời trang có thể duy trì trong 1 thời gian dài, cả về quần áo - cả về văn hóa và cả về con người.
Mình không hề chê trách hay có 1 ý kiến tiêu cực gì về việc "Tái chế quần áo" hay xu hướng xuất phát từ khoảng suốt năm 2020 đến nay. Đó là việc sử dụng "đồ cũ" - "đồ secondhand" - "đồ si đa". Điều tích cực mà ai cũng nhận ra đó là thay vì mua đồ mới, bỏ tiền cho những hãng thời trang nhanh (fast fashion) thì thị trường trẻ đang sử dụng đồng tiền đó để mua những món đồ đã qua sử dụng vì mục đích thời trang của riêng mình.
Nhưng - nhìn ra một bức tranh rộng ra.
Đó là yếu tố "Bền vững". Không ngoa khi nói rằng do nhiều yếu tố khác nhau (Trong đó có dịch Covid19) thì mức tài chính - chi tiêu không còn dư dả như các năm trước. "Thắt lưng buộc bụng" khiến xu hướng sử dụng những đồ đã qua một lần tay sở hữu, những đồ secondhand, đồ used đang trở thành một điều, một thứ xu hướng mà nhiều bạn trẻ yêu thời trang hiện tại đang nhắm tới. Nhưng liệu nó có "Bền vững" hay không?
Gắn với "Xu hướng" thì chắc chắn yếu tố bền vững chắc phải giảm bớt đi một nửa. Các bạn có chắc rằng "Sử dụng đồ cũ, đồ vintage (mua lại)" sẽ bền vững trong khoảng thời gian trước không? Người ta nói về "Fast Fashion" - thời trang nhanh về thói quen mua đồ nhiều hơn mức nhu cầu của thị trường hiện tại tạo nên áp lực vô hình cho môi trường. Việc phải sản xuất một khối lượng đồ lớn để đáp ứng nhu cầu "vượt qua mong muốn bình thường" của Gen Z do "Consumerism" sẽ thải ra cũng không hề ít chất thải công nghiệp ra môi trường. Bên cạnh đó, lượng nước sạch dùng để tinh luyện vải bông truyền thống luôn là một vấn đề mà nhiều nhà môi trường học chỉ trích nền công nghiệp thời trang. Chạy theo xu hướng - đó là một trong nhiều nguyên nhân nhỏ tạo nên cái khái niệm "Consumerism".
Các bạn có thể thấy việc sử dụng đồ cũ là tốt vì ít nhất nó giảm thiểu được lượng chất thải ra ngoài môi trường. Nhưng nó không giảm được thói quen mua sắm vượt qua nhu cầu của giới trẻ. Mà trong "Thời trang Bền vững" thì yếu tố đó là một yếu tố có thể bẻ gẫy toàn bộ những cố gắng kêu gọi hiện nay. Viễn cảnh khi dịch bệnh kết thúc, những món đồ mới lại tiếp tục ra với tần suất lớn thì thị trường đón nhận điều đó như bình thường là một điều có thể nhìn ra được.
Sao mà "Bền vững" được khi style/phong cách thời trang của người tiêu dùng trẻ chưa "Bền vững". Dễ hiểu thôi khi họ đang trong thời gian học hỏi, đang trong thời gian thể hiện bản thân và muốn mặc nhiều thứ nhất có thể. Dù là Fast-Fashion hay Secondhand/Used Clothing thì về căn bản, bản chất vẫn là như cũ - không có quá nhiều sự thay đổi. Sự mua sắm vượt qua nhu cầu vẫn diễn ra mạnh mẽ.
Lại nói về việc ra rả nói về chất liệu thân thiện môi trường, chất liệu tái chế. Bạn nghĩ là giới trẻ quan tâm không? Có, nhưng chẳng hề nhiều. Bên cạnh đó - việc tái chế/sản xuất với các nguyên liệu trên luôn luôn đòi hỏi một chi phí cao. Chi phí cao dẫn tới giá thành bán sẽ cao hơn so với mặt bằng chung - Hấp dẫn với thị trường tại thời điểm này không? Tât nhiên là không. Việc quan tâm tới môi trường như thế nào không phải là "Tiêu điểm" của Gen Z hiện tại, phải tìm kiếm cách tiếp cận thế hệ cực kì mới này bằng những thứ gần gũi hơn.
VÀ QUAN TRỌNG VẪN LÀ VIỆC XÂY DỰNG "MỘT TỦ ĐỒ BỀN VỮNG"
Bằng cách sở hữu một tủ đồ "Bền vững" là một trong những cách để thuyết phục giới trẻ theo đuổi "thời trang Bền vững". Một tủ đồ bền vững sẽ bao gồm những items, những cái quần - cái áo mà chủ nhân sẽ sử dụng trong 1 khoảng thời gian dài - một khoảng thời gian vừa đủ để giảm bớt thói quen mua sắm vô tội vạ. Một tủ đồ tạo ra nhiều outfits linh động dựa trên khả năng phối đồ đa dạng dựa trên những gì đang có của người sở hữu. Suy cho cùng, nó vẫn nằm ở khả năng và tư duy thời trang của người yêu thời trang.
MỘT YẾU TỐ KHÁC...
Các bạn có bao giờ suy nghĩ về sự "Bền vững" của các thương hiệu thời trang Việt - những nhà sản xuất Việt - những nguồn cung cấp Việt và nhân công người Việt chưa. Hiện tại, chưa có sự "Bền vững" đáng lẽ là nên có trong cấu trúc và hệ thống vận hành của nguyên một nền công nghiệp thời trang mới tại Việt Nam. Thời trang nhanh hay kể cả không thời trang nhanh, đồ mới hay đồ chưa sử dụng thì cũng không quan trọng trong vấn đề này. Nó sẽ nằm ở hai khía cạnh "Nội địa" và "Thị trường ngoại".
Tất cả những thứ mà chúng ta hay mua, đa phần là thị trường Ngoại. Mặc dù có thương hiệu gia công ở Việt Nam nhưng không phải là một global brands nào cũng làm ở nội địa chúng ta cả. Khách hàng Việt mua sản phẩm ngoại nhưng đó là chảy máu "tiền tệ" vì số tiền đó không nuôi cho nền thời trang của Việt Nam ta mà được chuyển thẳng qua các tập đoàn quốc tế. Mặc dù, các thương hiệu thời trang ngoại có sử dụng nhân công Việt, người Việt nhưng đó chỉ nằm ở mặt hoạt động kinh doanh. Còn về hệ sinh thái thời trang thì không - hoàn toàn không. Chúng ta không góp phần nuôi và xây dựng "Thời trang Việt" một cách bền vững được. Đó là chưa kể, do nhu cầu từ thị trường nội địa không cao - các thương hiệu thời trang trẻ đang yêu thích sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc do chất lượng tốt với giá thành ổn. Thì nguyên liệu vải và kĩ thuật đặc sản của người Việt - đang chảy máu dần dần.
Bền vững ở đây là sao?
Dân ta thì lại nuôi dân ta. Thị trường có niềm nở với các thương hiệu thuần Việt, sử dụng nhân tố Việt và chất xám Việt, nguyên liệu Việt thì cơ hội nâng tầm, hoàn thiện hệ sinh thái bền vững cho thời trang Việt mới xảy ra. Đồng tiền cũng không bị chảy máu mà các làng nghề, các nguồn vải đậm chất Việt mới được duy trì tiếp theo.
Đó đòi hỏi sự thống nhất và hiểu nhau giữa các thế hệ đi trước và các thế hệ đi sau.
Cùng mong chờ về một hệ sinh thái "Bền vững" của thời trang Việt.
Lì xì cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有3部Youtube影片,追蹤數超過41萬的網紅An Phương,也在其Youtube影片中提到,Một video #fashun phối nhanh 30 outfits dễ thưn mùa hèeee! Ai đang tìm kiếm gợi ý ăn mặc với các từ khóa như hường huệ, màu mè, lung linh, lấp lánh th...
「vintage clothing brands」的推薦目錄:
- 關於vintage clothing brands 在 Facebook 的精選貼文
- 關於vintage clothing brands 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
- 關於vintage clothing brands 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
- 關於vintage clothing brands 在 An Phương Youtube 的精選貼文
- 關於vintage clothing brands 在 An Phương Youtube 的最佳貼文
- 關於vintage clothing brands 在 Benjamin Tran Youtube 的最佳貼文
vintage clothing brands 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
THỜI TRANG NHANH Ở VIỆT NAM?
Đầu tiên, mình cũng xin phải nhắc lại “Fast fashion” không có gì sai và mặc “Fast Fashion” cũng chẳng có gì là xấu. Nếu ở phương diện diễn giả thời trang hoặc những người yêu thích fashion thì vốn dĩ cũng không có quá nhiều thiện cảm với “Fast fashion” vì những gì mà nền công nghiệp thời trang này đối xử với mẹ thiên nhiên hay thế giới tất cả chúng ta đều biết, đặc biệt là “Fast fashion”. Nào là ngành thời trang là một trong những ngành công nghiệp thải chất thải ra nhiều nhất nhì, nào là underpaid – công nhân may dệt thuộc các nguồn outsourcing bị bóc lột, làm việc dưới các điều kiện khắc nghiệt mà các nhãn hàng bán giá khét lẹt cho dù COGs rất thấp. Brand value/giá trị thương hiệu thì cũng không cần phải bàn tới – nhưng nó đặt cho chúng ta rất nhiều câu hỏi. Liệu thời trang nhanh có còn phát triển bền vững?
Gen Z – được kì vọng với sự thay đổi về cách thức mua hàng và do thời cuộc thay đổi khá nhiều – đặc biệt là do dịch bệnh diễn ra đã xoay chuyển cục diện của nền công nghiệp thời trang. Như mình đã luôn nói, thị trường luôn phân hóa và trưởng thành hơn rất nhiều. Một điểm quan trọng nữa là các hãng “Fast fashion” với đội ngũ tìm hiểu thị trường/marketing và design cực kì hùng hậu – Họ biết xu hướng là gì, các hãng highend/luxury định làm gì để “Phủ đầu” trước và tung ra các bản “Modify/tinh chỉnh” hoặc nói thẳng thừng ra là “Copy/Paste”. Cho nên một số designer rất không có thiện cảm với fast fashion và cho rằng fast fashion đang giết chết nền thời trang cũng như môi trường, làm nghèo nàn đi khả năng thẩm mỹ và “fashion taste” của mỗi cá nhân. Nhưng công bằng mà nói, đó là mặt tối của cả ngành thời trang chứ không phải riêng là của “Fast fashion”.
Thị trường thì sao?
Tất nhiên là chẳng mấy ai care lắm ba cái vụ môi trường hay công nhân đang bị đối xử như thế nào (Chẳng mấy ai không có nghĩa là không có người nhé). Còn đúng hơn là ở Việt Nam khi mà mức thu nhập của người dân chưa cao thì đối với họ, các fashion brand được liệt vào danh sách “Fast fashion” vẫn là một nhãn hàng xa xỉ (Hay nôm na gọi là hàng hiệu ấy). Chất liệu ổn trong tầm giá, hợp thời trang thì người ta vẫn đi mua ầm ầm. Nhưng hay nói ở 1 tầm nhìn xa hơn – chính là Gen Z hay thế hệ trẻ hiện tại.
Forever21 nộp đơn phá sản, H&M – ZARA đóng cửa hàng loạt các chi nhánh cửa hàng trên toàn thế giới. Dĩ nhiên những người lạc quan sẽ nghĩ rằng đã đến “Cửa tử” của “Fast fashion” – nhưng thực ra, các hãng đang “Né” chi phí duy trì cơ sở hạ tầng do lệnh ban bố cách li của chính phủ do dịch bệnh mà thay vào đó là đầu tư vào nền tảng online cũng như thương mại điện tử. Như dân gian ta hay nói “Còn thở là còn gỡ” thì “Còn người mua – mà mua nhiều – thì chẳng bao giờ fast fashion có thể diệt vận được?”. Vậy quyền quyết định nằm ở đâu? Đó chính là Gen Z.
Từ đây – mình sẽ nói theo góc nhìn của Gen Z ở Việt Nam và đặc biệt là ở trong mảng thời trang đường phố nhé.
So với các thời điểm mà những hãng trên du nhập tại Việt Nam, độ thu hút với giới trẻ đã giảm sút đi khá là nhiều. Nều không phải là bố mẹ bắt mua hoặc không tự chủ về tài chính, một cậu nhóc hay một cô bé sẽ có tỉ lệ khá hiếm đi vào các store để sắm đồ. Trong trường hợp có 1 bản collab gì đó hay ho, nổi tiếng trên quy mô thế giới thì maybe người ta sẽ sốt sắng đi mua (H&M x Moschino là 1 ví dụ điển hình) còn không thì sự quan tâm đã giảm bớt nhiều.
Những tưởng khi các Fast fashion brand du nhập về Việt Nam, sẽ là “cửa tử” cho các local brands vì sự vượt trội về số lượng cũng như giá thành cạnh tranh hơn rất nhiều. Nhưng đó là nằm ở line basic/những quần áo căn bản. Local Brand lại chiếm lấy thị trường trẻ nằm ở graphics bắt mắt – chất lượng có thể hơn hoặc không bằng – nhưng bắt mắt là được. Gen Z so sánh với việc giữa mua đồ basic và chọn 1 sản phẩm local brand có tính thu hút hơn, tất nhiên là local brands. Vậy – mô hình “Fast fashion” di chuyển từ “Global brand” sang một dạng nội địa hơn là “Local Brand”.
Việc chọn đường đi có là “Fast fashion brand” hay không là tùy thuộc vào tầm nhìn và vĩ mô của mỗi founders. Mình không bàn tới, nhưng dịch bệnh diễn ra trong năm 2020 đã giảm bớt sức chi mua khủng khiếp của giới trẻ Việt Nam cũng như toàn thế giới. Sự chi mua tiết kiệm hơn rất nhiều và nẩy ra 1 hướng đi mới và có thể ảnh hưởng trực tiếp tới “Fast Fashion” . Đó chính là “Second Hand Clothing” / Đồ đã qua sử dụng.
Không khác gì nước ngoài, khi theo một báo cáo – thị trường
secondhandmarket sẽ đạt vào 64 tỷ đô trong 5 năm tới và vượt mặt fast-fashion theo dự tính vào khoảng năm 2029. Thời trang là một vòng lặp, trong khi các hãng thời trang nổi tiếng lựa chọn các phương án an toàn và bring – back 80s/90s fashion’s vibe thì càng củng cố hơn cho việc Gen Z tìm mua các sản phẩm đã qua sử dụng hoặc những sản phẩm cũ ngày xưa. Với mức giá rẻ hơn so với việc mua đồ mới (Nếu không nói các đồ archived hoặc special collection) thì Gen Z có thể tự tin thay đổi outfit của mình trên các social platform mà không phải chi tiêu quá nhiều.
Ở Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ – các cửa hàng secondhand/Thriftshop tăng lên khá nhiều mà trong các dịp đặc biệt vẫn không đủ hàng “cũ” để chiều nhu cầu cao của người tiêu dùng trẻ. Nếu may mắn, bạn có thể sở hữu được 1 đồ hiệu vô cùng đắt giá mà với số tiền bỏ ra cực kì nhỏ (Săn đồ si í) – còn nếu không, các seller vẫn có thể bán với 1 mức giá dễ thở hơn rất nhiều.
Nghiện đồ cũ – dù mới chỉ hoạt động mạnh vào khoảng năm 2020 gần đây, nhưng đã phát triển lên tới 62.000 thành viên. Được sáng lập bởi Nguyễn Đình Phước Nguyên – một người có gu thời trang kiểu retro/vintage và utility/ đa dụng tốt, Nguyên đã lập ra các page như Ngâu Thriftshop, Chợ Trời ở các năm trước nhưng 2020 thực sự là một năm khởi sắc với việc mua đi bán lại các đồ secondhand. Tương tự với Cát Tiên Sa (À nhầm Catisi – người đàn bà không tình yêu) thì cô bé đã kinh doanh các mặt hàng đã qua sử dụng từ rất lâu và giờ sở hữu trong tay 1 lượng khách hàng trung thành khổng lồ.
Quy mô bán hàng Secondhand có thể tự phát hoặc theo nhóm. Có một số seller tự bán đồ secondhand của mình hoặc một nhóm bạn lập một garage sale để bán đi những món đồ đã qua sử dụng của mình hoặc không phù hợp với gu thời trang hiện tại và mỗi lần đều rất nhiều người quan tâm.
Dù thực chất việc mua đồ secondhand xuất phát từ Gen Z theo nhận định của mình không phải là “Kill Fast Fashion” mà đang chung hơi thở với toàn thế giới, nhưng cũng tốt theo 1 mặt tích cực nào đó khi mà sức mua đồ mới vô tội vạ không còn nhiều. Việc mua đồ secondhand có thể cho đồng nghĩa với việc “Tái chế thời trang”và mở ra một nhánh phát triển mới hơn hiện nay là “Custom Clothing”. Rất nhiều bạn trẻ mày mò, tự nghiên cứu và ra những bản custom cũng đạt mức tốt, bắt mắt người nhìn dựa trên các sản phẩm thời trang đã qua sử dụng. Nếu muốn phát triển thì cần một sân chơi rộng hơn, quy củ hơn để nó không chỉ là xu hướng mà còn lead Gen Z về việc tái chế đồ đã qua sử dụng.
(Nguồn ảnh mình lấy từ Ngau, Cati, Steal, bạn Dương Hoàng Hảo..)
Lì xì cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
vintage clothing brands 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
VIN TỆCH? VIN TỆCH PHÂY SẦN ?
VINTAGE FASHION LÀ GÌ THẾ?
Chà, Vintage là gì mà giờ ai cũng nhắc nhỉ. Người người Vin tệch – nhà nhà Vin Tệch, nhiều như cách mà Vin Group làm truyền thông cho dòng xe Vinfast và điện thoại Vinsmart, phổ biến rộng rãi. Nhưng có thật sự chúng ta hiểu về “Vintage Fashion” hay có những brands/ những người làm những chiếc áo in hình, những chiếc quần in hình rồi gắn mác “Vintage shirt/ Vintage pants?”
Vintage theo định nghĩa của Wiki là một thuật ngữ được dùng để chỉ những quần áo cũ, có tuổi đời từ 20 năm tuổi đến 100 năm tuổi. Nhưng có một quy chuẩn chung dành cho những sản phẩm thời trang được gọi là”Vintage” là chúng phải phản ánh rõ phong cách và xu hướng của thời đại mà chúng được sản sinh hay đại diện. Quần áo vintage là một “minh chứng” cho văn hóa thời trang mà chúng gắn liền tại một thời điểm trước khi chúng ta sinh ra và yêu thích fashion hiện tại.
Vintage clothing khá đa dạng (tuy nhiên vẫn phải đảm bảo hai yếu tố trên: tuổi đời và văn hóa chúng phản ánh) – có thể là một nhãn hàng thời trang haute couture nào đó (Ví dụ Vivienne Westwood, Y’s, Balenciaga vintage..) hay các fashion labels phổ biến như Ralph, Levi’s.. và nhiều khi là cả đồ thủ công. Khái niệm về vintage khá linh hoạt, không nhất thiết phải chung một mẫu rập khuôn mới là đồ vintage tại vì thời trang là một vòng lặp thần kì, trong một vòng tuần hoàn thì một món đồ vintage có thể quay lại với những nét cải tiến khác nhau cho phù hợp – lúc đó chúng ta sẽ có những khái niệm mới. Bao gồm “retro” – là từ retrospective, hay “Vintage style inspired” / Cảm hứng từ những phong cách đã cũ, có thể là copy-cat hay là mặc lại, phối theo nhịp thở của thời đại để tạo ra một phiên bản mới dựa trên các phần cũ hơn của thời gian trước.
(Bạn nào hãy chơi giày thì biết mấy cái dòng Jordan Retro đấy – đó là dựa trên nguyên tác bản OG mà Nike làm ra các phiên bản mới hơn, vẫn bám sát thiết kế/màu sắc và thêm bớt một số chi tiết mới vào).
Nhưng có một số người hiểu lầm rằng – sở hữu một phong cách cổ điển, là đang mặc đồ vintage. Hoàn toàn không đúng. Phong cách là một thứ tồn tại mãi mãi, qua thời gian và không bao giờ lỗi thời, chúng tồn tại thế kỉ này qua thế kỉ khác hay mình gọi là “Timeless item”. Chúng sống mãi trong mindset thời trang của chúng ta. Tỉ dụ như là mặc suits, mặc kiểu workwear thì không thể nào gọi là Vintage mà hãy gọi là classy style. Nhưng một chiếc áo blazer với nút vàng hay phần đệm vai, hay original varsity jacket có thể được xem là vintage items vì chúng phản ánh được văn hóa thời trang tại thời điểm chúng sinh ra và lưu truyền tới tận bây giờ.
Một ví dụ cụ thể hơn đó là chiếc áo Tee in hình graphic của các bạn nhạc xưa, rock hay country sao cũng được – xuất hiện đầy hiện đại thì mình sẽ không nghĩ đó là “Vintage item” vì chúng không có tuổi đời mà nên chỉ được gọi là “Vintage style”. Nhưng mặt khác, một chiếc áo shirt của Vivienne Westwood được phát hành năm 1976 với sự bùng nổ của bà già điên và người chồng trước Malcom Mclaren đã đánh dấu một mốc son chói lọi của văn hóa punk/rock tại nước Anh nói riêng (Nhóm Sex Pistols) và cả thế giới nói chung. Chiếc áo đó là vintage.
Mỗi giai đoạn có một văn hóa khác nhau và có những món đồ phản ảnh dòng chảy văn hóa đó. Trải qua 20-100 năm, những tưởng người ta sẽ quên nó mà vì 1 lí do thần kì nào đấy, chúng lại trở lại sân chơi thời trang – những món đồ đó sẽ gọi là Vintage Clothing.
Bạn có thể nói 1 cách nào đó, chiếc áo mà ông bạn cha truyền con nói chắt chít cụ kị là 1 chiếc áo “vintage family” vì nó có tuổi đời và phản ánh được văn hóa mà ông bạn sống thời trai trẻ.
Khi vintage item đạt con số >= 100 năm tuổi sẽ cho là đồ cổ. Chung quy có khá nhiều điểm giống nhau giữa “Vintage Item” hay “archived fashion” vì chúng đều có tuổi lão sản xuất và phản ánh văn hóa , từ người mặc đến người thiết kệ tại 1 thời điểm nào đó trong xã hôi.
VINTAGE có tốt không?
Đương nhiên là rất tốt, vì muốn theo đuổi Vintage ngoài sự am hiểu về văn hóa mà chúng phản ánh mà còn tái sử dụng quần áo cũ mà giảm bớt đi việc mua quần áo mới.Việc này sẽ bảo vệ môi trường rất nhiều khi kiếm soát :”Thói mua sắm vô độ” của nhiều người và là tiền đề của “Fast Fashion”/”Thời trang nhanh”. Tuy nhiên, không phải khoác chiếc áo in hình các band nhạc thì có thể nói đó rằng là “1 Vintage Item”.
Hãy hiểu từ Vintage trước khi vào 1 tiệm bán đồ nào ghi là “Vintage” vì nó khá nhập nhằng nguồn gốc và đó là cảm hứng hay đồ thật thì còn phù thuộc vào độ sáng xuất của người tiêu dùng
----
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
vintage clothing brands 在 An Phương Youtube 的精選貼文
Một video #fashun phối nhanh 30 outfits dễ thưn mùa hèeee! Ai đang tìm kiếm gợi ý ăn mặc với các từ khóa như hường huệ, màu mè, lung linh, lấp lánh thì đây chính là video cho các chế =)))). Xem cái clip này thấy ưng con mắt thì thả liền 1 lai ủng hộ thím phương nhaaa. Mình có lồng ghép nhiều tips phối đồ thực tế lắm hope it helpsss!
Phối nhanh 30 summer outfits hường huệ màu mè lung linh lấp lánh | MY SUMMER WARDROBE | An Phương
https://youtu.be/3BkpfzGoqGE
Sản phẩm dùng trong video,
Dove Deodorant Dry Serum Collagen: https://bit.ly/3dIP7gb
Một số thông tin khác,
Trải nghiệm quay video vào mùa mưa Sài Gòn vã mồ hôi thật sự chời ơiii thím phương quay từ 10h đến gần 4h chiều mà vẫn không kịp nắng nên đoạn cuối video hơi tối nhaaa
Túi và khăn vintage sang xịn mịn cứ ghé @vintagebycohai để sắm sửa nhé mng ơi mng ơii
Thím phương cao 1m68, nặng 53kg á nên mình hay mặc đồ sz XS và sz S
Nay tui biết mình hường huệ bèo nhún lắm i know i knowww =))) thôi mỗi video mỗi kiểu cho xôm con mắt nhé don't judgeeee
Mng xem video này lấy gợi ý thui hennn chứ mỗi người một phong cách khác nhau á AP cảm thấy tự tin khi diện những outfits này chứ không chắc nó sẽ vừa mắt hết tất cả mng
YES! Đây là một video với tốc độ rất nhanh! Từ phần hình đến phần tiếng =))). Xem cho nhanh hết còn để thời gian làm việc khác các thím ạ =))))
Quay bằng Fujifilm XT3 và Canon G7X
Edit bằng Final Cut Pro
Disclaimer: Cảm ơn Dove Việt Nam vì đã collab với AP trong video này.
—————————————
Mình hiện diện ở khắp mọi nơi,
Instagram: @letsplaymakeup - https://www.instagram.com/letsplaymakeup/?hl=en
Facebook: @letsplaymakeupchannel - https://www.facebook.com/letsplaymakeupchannel/
Email: letsplaymakeupchannel@gmail.com
—————————————
vintage clothing brands 在 An Phương Youtube 的最佳貼文
Một video #fashun mà người thím tâm huyết thực sự huhuhuhu. 2 ngày chuẩn bị, 1 ngày quay, 4 ngày tự edit liên tục là chẵn 1 tuần thai nghén bé bi này. Mong là nỗi niềm "không có gì để mặc" mặc dù tủ áo quần có quá trời đồ của cả nhà đã được chia sẻ trong chiếc vi déo này nhaaa!
Gợi ý hẳn 30 outfits cho những ngày hông biết mặc gì | HOW TO STYLE DENIM | An Phương
https://youtu.be/7TJKVZhKUGw
Một số thông tin quan trọng,
AP đã list hầu hết brands ở dưới góc video, mọi người tham khảo nghen
Túi và giày vintage cứ @vintagebycohai mà thẳng tiếnnn
AP không tự nhận đồ mình mặc sẽ đẹp hết trong mắt mng, quan trọng AP cảm thấy thoải mái và tự tin với những outfits này nên cả nhà xem thao khảo nhé nhé
AP cao 1m68, nặng 53.5kg hay mặc đồ size S hoặc XS
Tóc AP màu đen nhưng phai rùi còn màu nâu đậm á
Voice over đúng là không quen thật các thím ạ nhưng trải nghiệm này tính ra cũng hay ho phết do giọng đọc mình hơi hoạt hình nên tự nghe xong thỉnh thoảng cứ tủm tỉm cười =))))))
Nhạc nếu ai thích thì mình sẽ list ra sau hen
Quay tại HanD Studio của chế @dionnguyen, Cam cũng là của Dion luôn ^^
Quay bằng Fujifilm XT3
Edit bằng Final Cut Pro
Cảm ơn mng đã đọc đến đâyyy, còn nhiều loại quần jeans mà mình chưa cover do phải làm video ngắn để giữ chân các bạn =)))). Vậy nên là cứ thể hiện tình cảm qua nút lai đii, thím hứa sẽ quay thiệt nhiều edition đỉnh cao hơn nưaaaaa!
Pls have a great day and stay safe!
—————————————
Mình hiện diện ở khắp mọi nơi,
Instagram: @letsplaymakeup - https://www.instagram.com/letsplaymakeup/?hl=en
Facebook: @letsplaymakeupchannel - https://www.facebook.com/letsplaymakeupchannel/
Email: letsplaymakeupchannel@gmail.com
—————————————
vintage clothing brands 在 Benjamin Tran Youtube 的最佳貼文
In this video I will show you how to swag up even in this ridiculous hot weather. I will talk about all the popular streetwear trends and pieces, sharing with you how to style and differentiate between fast fashion, mid-tier brands and what to invest in, what not to invest in. This video will definitely be helpful to help guide you into the world of streetwear for summer. Hope you like this video and always remember to stay fresh! Peace
__________________________
Ở video lần này Ben sẽ hướng dẫn mọi người làm thế nào để ăn mặc thật ngầu và phong cách với thời tiết nắng nóng mùa hè này. Ben sẽ nói về tất cả những xu hướng, món đồ đang làm mưa làm gió trong streetwear. Chia sẻ với mọi người cách để phối đồ, phân biệt giữa những hãng fast fashion, mid-tier và cả việc nên bỏ tiền để mua gì, không nên mua gì. Chắc chắn video này sẽ giúp ích cho mọi người trên chặng đường đến với streetwear hè này. Hy vọng mọi người thích video này và đừng quên stay fresh! Peace
Parts in the video:
01:50 Drop Crotch Shorts
03:10 Atheleisure Shorts
05:17 Khaki Pants
06:04 Khaki Crop Pants
07:18 Side Track Pants
10:54 Graphics Tee
14:05 Oversized Tees
12:39 Vintage Tees
15:40 Sneakers
Tiếng Anh trong video:
00:51 Retro = được mang trở lại từ thời xưa
01:53 Go-to = Làm mà không cần suy nghĩ
02:27 Casual = Sự ngẫu hứng một cách không tính toán
02:33 Credit = Công trạng
02:40 Popularized = Có công đưa lên sự ưa chuộng
03:13 Sporty = Thể thao
03:15 Athleisure = Ám chỉ một phong cách đa năng nhưng mang tính thể thao
04:12 Fast fashion = Những hãng thời trang tầm thấp (thường là làm theo thời vụ)
04:13 Semi mid-tier = Các hãng thời trang phân khúc tầm trung
05:51 Dress Up = Lên đồ (thường yêu cầu lịch sự)
05:54 Call out = Bị chỉ điểm
06:16 Pull Off = Kiến tạo để không bị lỗi
06:24 Execute = Hoàn chỉnh
06:45 Statement Piece = Món đồ nổi bật
06:46 Rock = Từ lóng cho “mặc"
08:41 Big Fashion House = Những tập đoàn thiết kế thời trang quyền lực hàng đầu thế giới
09:10 Alternative = Món đồ được sản xuất với mức giá và chất lượng thấp hơn
09:49 Decked out = Đóng cả bộ chỉ vì đắt tiền
10:22 Swag = Ám chỉ sự ngầu, có gu và phong cách
12:14 Release = Phát hành
18:21 Steal = Giá hời
Brands mentioned:
EPTM
Hyper Denim
Kollar Clothing
MNML
Mintcrew
Vans
OtherUK
FOG
ORO Los Angeles
Nike
Adidas
Rick Owens
Guess
H&M
Hottopic
Mithcell & Ness
Facebook: https://www.facebook.com/benjamin.tran199
Instagram: benjamintrann
Snapchat: benjamintrann
This video is not sponsored or intended to advertise any brands mentioned.
Video này hoàn toàn không được tài trợ và có ý định quảng cáo cho bất kì thương hiệu nào được nhắc đến.